Xã hội dân sự chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng

Nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng (phải), tự Dũng Aduku, trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội. Ảnh: Facebook Nhật Ký Yêu Nước
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Giới xã hội dân sự hôm 9 Tháng Năm dấy lên nhiều lời chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng, tự Dũng Aduku, cựu quản trị viên trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước.”

Một ngày trước, trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước” xác nhận về cái chết của ông Dũng và mô tả ông “từng tham gia nhiều cuộc biểu tình chống quân Trung Cộng bành trướng lãnh hải Việt Nam như vụ giàn khoan HD-981.”

Ông Dũng được trang này nhắc nhớ là người “luôn nêu bật tinh thần Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam.”

Theo giới xã hội dân sự, hiện chưa rõ thời điểm ông Dũng qua đời nhưng thi thể ông được phát giác trên một khúc sông qua xã Châu Sơn, huyện Ba Vì, Hà Nội.

Theo bài đăng trên trang cá nhân của nhà hoạt động Lý Quang Sơn, hồi cuối Tháng Tư, ông Nguyễn Văn Dũng được ghi nhận “mất tích” sau khi bị an ninh viên tỉnh Phú Thọ câu lưu vì liên quan trang “Nhật Ký Yêu Nước.”

Trong lúc gia đình đi tìm kiếm tung tích ông Dũng thì diễn đàn “Beat Ba Vì” đăng ảnh chụp một chiếc xe gắn máy cùng một đôi dép nam giới bị bỏ lại trên cầu Văn Lang bắc qua sông Hồng, nối Hà Nội và tỉnh Phú Thọ.

Sau đó, người dân xã Châu Sơn, cách cầu Văn Lang khoảng 4 cây số, cho biết rằng vào sáng 8 Tháng Năm đã vớt được một thi thể nam giới nên chính quyền địa phương đem về chôn cất.

Tại ngôi mộ vừa đắp, gia đình ông Dũng cho biết rằng thi thể đã trương phồng, đen xám lại và không thể nhận diện khuôn mặt.

Trong lúc nhà chức trách đã lấy mẫu DNA của thi thể, gia đình ông Dũng xác định 80% đó là thi thể ông Dũng vì từ hồi đầu tháng này, công an đã gọi người cô của ông Dũng lên nhận lại chiếc xe gắn máy bị bỏ lại trên cầu Văn Lang.

Theo gia đình ông Dũng, trước khi mượn chiếc xe gắn máy của người cô và “mất tích,” ông Dũng để lại tờ giấy ghi dòng chữ “Mẹ ơi, con xin lỗi! Con ơi, bố xin lỗi!”

Nhà hoạt động Phạm Thanh Nghiên viết trên trang cá nhân: “[Nguyễn Văn] Dũng tự vẫn hay bị giết hại, điều này chưa ai dám khẳng định. Nhưng công an CSVN không vô can trong cái chết này, dù trực tiếp hay gián tiếp. Và chắc chắn rằng Dũng đã phải chịu những áp lực tinh thần vô cùng ghê gớm, những đòn thù ngoài khả năng chịu đựng của một con người để phải đi đến nông nỗi này. Dũng là người mạnh mẽ, không dễ gì khuất phục nên sự việc này càng ẩn chứa nhiều uẩn khúc.”

Hiện trường trên cầu Văn Lang, huyện Ba Vì, Hà Nội. Ảnh: Người Việt (chụp qua màn hình)
Hiện trường trên cầu Văn Lang, huyện Ba Vì, Hà Nội. Ảnh: Người Việt (chụp qua màn hình)

Trong một diễn biến khác, hôm 8 Tháng Năm, ông Phan Tất Thành, một quản trị viên khác của trang “Nhật Ký Yêu Nước,” bị Tòa Án ở Sài Gòn kết án tám năm tù với cáo buộc “xuyên tạc, chống phá.”

Báo Sài Gòn Giải Phóng dẫn kết luận của Hội Đồng Xét Xử cho rằng bị cáo Thành “đã đăng tải các bài viết có nội dung xuyên tạc không đúng sự thật, đưa lên mạng xã hội với lượng người xem, bình luận rất cao.”

Hồi trung tuần Tháng Ba, một quản trị viên khác của trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước” là ông Nguyễn Văn Lâm, 33 tuổi, quê Thanh Hóa, bị Tòa Án Tỉnh Tiền Giang kết án tám năm tù với cùng cáo buộc giống ông Phan Tất Thành.

Tòa cũng quy chụp bị cáo Lâm đăng bài “có nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân; bôi nhọ lãnh đạo đảng, nhà nước; bịa đặt, sai sự thật, gây hoang mang trong nhân dân.”

Nguồn: Người Việt

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa: VNTB

Đừng vội mừng khi Chính phủ lại tăng lương dồn dập

Tăng lương cơ bản chỉ dành cho công nhân viên nhà nước và sẽ đem đến niềm vui cho một nửa đồng bào cả nước nhưng cũng [sẽ] làm cho một nửa đồng bào cả nước trong khu vực tư nhân và lao động tự do méo mặt. Lương tăng nhưng lạm phát cũng sẽ không đứng im hay chỉ trong tầm mục tiêu.

Vietnam Airline "cân nhắc" việc mua máy bay C919 Trung Quốc. Ảnh chụp trang nguoiquansat.vn

Tính mạng người dân Việt Nam không phải thứ để đem ra gỡ khó cho Vietnam Airlines

Theo thông tin từ nguoiquansat.vn đưa tin, do thiếu máy bay nghiêm trọng, Vietnam Airlines cân nhắc mua tàu bay từ Trung Quốc. Cụ thể ở đây là máy bay thân hẹp 919 mà Trung Quốc vừa ra mắt.

Theo tôi được biết, hiện C919 của Trung Quốc chưa được EU và Mỹ cũng như các quốc gia phát triển cấp phép bay và cấp chứng nhận an toàn hàng không. Theo các chuyên gia, có thể mất ít nhất vài năm nữa. Vậy nếu Vietnam Airlines mua thì chỉ bay nội địa sao? Và liệu tính mạng của người dân Việt Nam có được đảm bảo an toàn, hay chỉ đáng giá giải quyết khó khăn cho Vietnam Airlines.

Tình trạng đáng báo động, cán bộ nhà nước ngày càng giàu có, sống xa hoa bất thường so với mức lương nhận lãnh. Ảnh minh họa: FB Manh Dang

Có cần quan tâm đến thời cuộc hay không?

– Nếu bạn vẫn ung dung trả 100.000 đồng để mua xăng dù vẫn biết trong đấy chỉ có 45.000 đồng là giá xăng, nhưng có đến 55.000 đồng là thuế phí các loại, chưa kể đến yếu tố chúng ta là một quốc gia xuất khẩu dầu hỏa,

– Nếu bạn chấp nhận như lẽ đương nhiên khi con cái bạn rời ghế nhà trường mà không thể kiếm được việc làm, hoặc đi làm nhưng không thích ứng được với công việc vì sự đào tạo kém cỏi của hệ thống giáo dục,

-…

Ảnh minh họa: Foreign Affairs

Những bài học lịch sử về Nga của Tập Cận Bình

Là con trai của một người có liên quan nhiều đến quan hệ giữa đất nước mình với Moscow, Tập Cận Bình hiểu rõ lịch sử. Lịch sử đã dạy cho ông bài học về những nguy hiểm của việc vội vàng liên kết lẫn việc thù địch toàn diện. Giờ đây, Tập muốn được hưởng lợi từ chiếc bánh – tiến đủ gần đến Nga để gây rắc rối cho phương Tây, nhưng không quá gần đến mức buộc Trung Quốc phải phân tách hoàn toàn.