An ninh ngăn tưởng niệm chiến tranh biên giới Việt-Trung do sợ “lợi dụng để phá phách”

Người Hà Nội tưởng niệm các liệt sỹ chống Trung Quốc ở Hà Nội hôm 16/2/2023. Ảnh: Đặng Phương Bích
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Lực lượng an ninh ở hai thành phố lớn là TP.HCM và Hà Nội tiếp tục ngăn trở người dân tưởng niệm đồng bào bị Trung Quốc giết hại trong cuộc xâm lược ở sáu tỉnh biên giới phía bắc Việt Nam 44 năm trước.

Ghi nhận trong ngày 17/2/2023, nhà chức trách ở các địa phương đưa các lực lượng như công an, dân phòng và bảo vệ tổ dân phố… đến canh giữ gần tư gia của người hoạt động, cùng với việc đưa quân phong toả các địa điểm như tượng đài vua Lý Thái Tổ ở Hà Nội hay tượng đài Đức Thánh Trần ở bến Bạch Đằng, TP.HCM.

Nhà thơ Hoàng Thuỵ Hưng (Hoàng Hưng), một thành viên trong Ban vận động thành lập Văn Đoàn Độc Lập, cho Đài Á Châu Tự Do (RFA) biết ông và vợ bị chặn ngay gần nhà khi họ định đi ra bến Bạch Đằng vào sáng thứ sáu.

“Hai vợ chồng tôi chuẩn bị hương để đi ra tưởng niệm nhưng vừa ra tới cổng chung cư thì có hai anh an ninh lễ phép ngăn lại và nói ‘hôm nay bác đừng đi đâu cả.’

Họ nói ‘Chúng cháu được lệnh không để hai bác đi. Việc tưởng niệm thì cũng chính đáng thôi nhưng sợ bị lợi dụng để phá phách nên các bác thông cảm, trong ngày hôm nay đừng đi đâu.’”

Ông Hưng cho biết vợ ông có hai người em, một người hy sinh trong cuộc chiến chống Trung Quốc ở biên giới phía bắc, người khác ngã xuống ở chiến trường Tây Nam trong cuộc chiến với Pol Pot, Campuchia.

Do sự ngăn cản của lực lượng an ninh, vợ chồng ông phải quay về nhà và tưởng niệm trong không gian kín.

Ông Lê Thân, chủ nhiệm Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng cho biết ông có ra được bến Bạch Đằng để thắp hương ở chân tượng Trần Hưng Đạo, bởi vì ông đã đi khỏi nhà từ năm hôm trước.

Sáng sớm ngày 17/2 ông quay về thành phố và đứng ẩn ở một nơi gần tượng đài để [chờ] những người khác vì hẹn nhau cùng có mặt lúc 8 giờ 30, tuy nhiên ông không thấy một người quen nào đến được gần khu vực tượng đài.

Ông cho biết, chính quyền vẫn để cho người dân thắp nhang tưởng niệm nhưng “những người nhạy cảm như ông Hoàng Hưng, tôi hay ông Trang (giáo sư Mạc Văn Trang- PV)” vẫn tìm cách giữ ở nhà.

Ở Hà Nội, bà Hoàng Hà cho biết chính quyền địa phương tiếp tục ngăn trở như đã làm nhiều năm qua. Bà nói:

Nhà chị vẫn bị canh. Từ tối hôm qua đã gọi điện và đến tận nhà để xem chị có ở nhà hay không. Sáng nay thì đưa người đến canh.

Tuy nhiên, bà Hoàng Hà ngồi sau xe máy của con gái để ra khỏi nhà mà không bị chặn lại, không biết là do họ không phát hiện ra hay là họ lờ đi.

Tuy nhiên, họ vẫn ở lại canh cho đến khi bà trở về sau khi thắp hương cho các liệt sỹ ở Nghĩa trang Tây Tựu (huyện Từ Liêm), nơi có hàng nghìn mộ những người lính hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ biên giới phía bắc.

Ông Lê Hoàng, một thành viên tích cực của No-U Hà Nội cho biết sáng sớm, công an khu vực đã đến hỏi thăm, và sau đó bỏ đi uống cà phê sáng khi được ông cho biết có thể đi thắp hương ở nghĩa trang.

Sáng nay sớm lắm, khi tôi còn chưa đi làm, công an khu vực đến hỏi có chương trình tưởng niệm gì không. Tôi có nói tầm trưa có thể sẽ đến nghĩa trang Tây Tựu thắp hương. Người này nónghĩa trang thì được, chứ đừng ra Bờ Hồ kẻo bọn anh lại canh chặn và phiền em.”

Ông Lê Hoàng cho biết khi đi ngang qua khu vực tượng đài vua Lý Thái Tổ, ông thấy có nhiều công an và dân phòng đứng ở đây sẵn sàng can thiệp khi có đông người tụ tập.

Tuy nhiên, cả ông Lê Thân, bà Hoàng Hà và ông Lê Hoàng cho biết thái độ của phía an ninh có phần mềm mỏng hơn những năm trước.

Ông Lê Thân cho biết khi phát hiện ra ông, một số nhân viên an ninh quen mặt đến nói chuyện với ông và cùng ông thắp hương. Ở chân tượng còn có bàn nhỏ với cốc nước, bình hoa và hương để người dân tưởng niệm, một điều không có trong những năm trước đây.

Ông cho biết trong vài năm gần đây, lực lượng an ninh áp dụng nhiều biện pháp gắt gao, sẵn sàng câu lưu những người hoạt động hay những trí thức có tên tuổi khi họ tiến gần khu vực tượng đài Trần Hưng Đạo.

Bà Hoàng Hà cho rằng, an ninh năm nay cũng nới lỏng và do vậy bà có thể rời khỏi nhà. Ở nghĩa trang Tây Tựu vẫn có nhiều an ninh và họ quay phim những người đến thắp hương và viếng mộ nhưng không có hành động cản trở gì và thái độ cũng ôn hoà hơn so với các năm trước.

Còn ông Lê Hoàng kể lại, an ninh các năm trước đến canh nhà ông từ hôm trước buổi tưởng niệm, và đóng chốt cả ngày. Nhiều nhà hoạt động đã bị bắt hoặc câu lưu trong những dịp kỷ niệm các cuộc chiến với Trung Quốc như vậy.

Tuy năm nay lực lượng an ninh không chặn việc tưởng niệm một cách gắt gao, nhưng truyền thông nhà nước im lặng hoặc nhắc lại sự kiện Trung Quốc xua quân xâm lược Việt Nam mùa xuân năm 1979 một cách không đầy đủ, không dám nêu đích danh tên của “nước láng giềng to xác xấu bụng” mà chỉ nói “cuộc chiến biên giới.”

Nguồn: RFA

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Thông báo (trái) của cơ quan an ninh điều tra Hà Nội bắt tạm giam bà Nguyễn Thúy Hạnh (phải) và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2. Ảnh: Sài Gòn Nhỏ

Tiếp tục giam bà Nguyễn Thúy Hạnh, Hà Nội muốn nói điều gì?

Hà Nội đã im lặng hành động, thay cho một tuyên bố sắc lạnh, rằng các tổ chức xã hội dân sự và các cá nhân liên kết với nhau sẽ không có giá trị gì với bộ máy đàn áp đang có quá nhiều lợi thế. Trước sự sững sờ của mọi người, ngày 22/3, công an đã tới viện pháp y tâm thần để đưa quyết định kéo dài thời gian tạm giam thêm đối với bà Nguyễn Thúy Hạnh, và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2.

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Ảnh minh họa: FB Nguyễn Tuấn

Bạn bè trên cõi mạng

Về nhà tôi nghĩ hoài về hiện tượng fb. Rất nhiều bạn tôi chưa bao giờ gặp ngoài đời, mà chỉ qua fb. Cũng chẳng sao. Tình bạn không phải chỉ là tiếp xúc hay tay bắt mặt mừng, mà có thể là tiếp xúc bằng trái tim và tâm hồn. Vậy là hạnh phúc rồi.