Ân Xá Quốc Tế: Phải chấm dứt những đợt tấn công tàn bạo đối với các nhà bảo vệ nhân quyền

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Việt Nam cần chấm dứt ngay các cuộc tấn công tàn bạo chống lại người bảo vệ nhân quyền: Ân xá Quốc tế

Nguồn: Ân xá Quốc tế, 09/12/2015
Bản dịch của Vũ Quốc Ngữ

Các nhà chức trách Việt Nam phải chấm dứt ngay làn sóng tấn công tàn bạo chống lại những người bảo vệ nhân quyền và đưa những kẻ chịu trách nhiệm về các vụ tấn công bạo lực ra trước công lý, Tổ chức Ân xá Quốc tế yêu cầu.

Trong vụ tấn công mới nhất vào ngày Chủ nhật 06/12, bốn nhà hoạt động – trong đó có luật sư nhân quyền nổi tiếng và là cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Đài – đã bị bắt cóc và đánh đập bởi một nhóm 20 người đàn ông thường phục. Những nhà hoạt động bị tấn công khi họ trên đường trở về từ một diễn đàn công cộng về quyền lập hiến ở tỉnh Nghệ An mà chính quyền địa phương đã tìm cách để gây rối.

Các cuộc tấn công tàn bạo nhằm vào những người bảo vệ nhân quyền đã trở thành phổ biến ở Việt Nam và những kẻ thực hiện vẫn chưa bị xét xử trước công lý. Làn sóng bạo lực cần phải chấm dứt ngay lập tức. John Coughlan, nghiên cứu viên của Ân xá Quốc tế về Việt Nam nói.

“Những người hoạt động ôn hòa tại Việt Nam phải đối mặt với điều kiện khắc nghiệt và bị hạn chế trong việc thực hiện quyền tự do phát biểu chính kiến và hội họp. Họ phải mạo hiểm sức khỏe và sự tự do của họ chỉ đơn giản là lên tiếng cho nhân quyền.”

Bốn nhà hoạt động – Nguyễn Văn Đài, Trần Quang Trung, Vũ Văn Minh và một người bạn – đã bị chặn trên đường trở về Hà Nội bằng taxi. Họ đã bị kéo ra khỏi xe taxi cùng với người tài xế, và bị tấn công bằng gậy gỗ. Những kẻ tấn công mặc thường phục đã ép Nguyễn Văn Đài lên một chiếc xe mà trong đó ông đã bị đánh đập dã man trước khi bị bỏ lại ở một bãi biển Cửa Lò, khoảng 20 km từ thành phố Vinh. Ba nhà hoạt động cũng bị đánh đập trên đường, và Trần Quang Trung bị đánh cho tới khi cây gậy gỗ bị gãy.

Nguyễn Văn Đài bị nhiều vết thương ở mặt và ở mắt. Ông cũng bị cướp mất điện thoại di động, ví và áo khoác trong khi Trần Quang Trung bị thương ở mắt cá chân.

Kể từ khi mãn hạn án tù bốn năm về tội danh tuyên truyền chống nhà nước vào tháng 3/2011, Nguyễn Văn Đài đã là nạn nhân của sự hăm dọa và một số các cuộc tấn công.

Trong tháng 5 năm 2014, ông bị thương đầu sau khi bị tấn công bởi sáu người đàn ông thường phục. Vào tháng Giêng năm nay, hai người đàn ông giấu tên đã đột nhập vào nhà của ông và đe dọa sẽ tấn công ông và đốt nhà.

Một mô hình của bạo lực

Đây là vụ mới nhất trong một loạt các cuộc tấn công và bạo lực nhằm vào những người bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam, đặc biệt trong vòng 18 tháng qua. Tổ chức Ân xá Quốc tế nhận được thông tin về hàng chục cuộc tấn công như vậy, hầu hết các vụ tấn công này không được báo chí nhà nước đề cập đến.

Ngày 03/11, hai luật sư Trần Thu Nam và Lê Văn Luân đã bị đánh dã man bởi một nhóm đàn ông đeo mặt nạ khi họ rời khỏi nhà của gia đình của Đỗ Đăng Du, 17 tuổi, người đã chết trong tù ở Hà Nội một tháng trước đó. Các luật sư đã cung cấp tư vấn pháp lý cho gia đình của chàng trai trẻ. Nhà chức trách mở cuộc điều tra về vụ tấn công sau khi hai nạn nhân khiếu nại, nhưng chua có thủ phạm nào bị bắt giữ.

Ngày 22/11, hai nhà hoạt động công đoàn và cũng là cựu tù nhân lương tâm Đỗ Thị Minh Hạnh và Trương Minh Đức đã bị đánh đập dã man bởi những người đàn ông thường phục trước khi bị công an bắt giam tại Long Bình, tỉnh Đồng Nai. Hai nhà hoạt động đã đi đến Long Bình để tư vấn cho 2.000 công nhân, những người đã bị sa thải bởi chủ nhà máy người Hàn Quốc.

Không một ai chịu trách nhiệm về những vụ tấn công kể trên.

Cơ quan điều tra độc lập

Tổ chức Ân xá Quốc tế kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam có những biện pháp nhằm chấm dứt những vụ tấn công bạo lực và bắt các thủ phạm chịu trách nhiệm cho các hành động bạo lực nói trên.

Việt Nam cần phải thành lập một cơ quan độc lập và vô tư để điều tra những cuộc tấn công và truy tố những kẻ chịu trách nhiệm, bất kể chức vụ chính thức của chúng.

“Cách duy nhất để ngăn chặn làn sóng bạo lực là không bao che thủ phạm và gửi một tín hiệu rõ ràng rằng việc đánh đập người bảo vệ nhân quyền là những hành động không thể chấp nhận”, John Coughlan nói.

Nguồn: Facebook Vũ Quốc Ngữ

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm trong họp báo ngày 03/08/2024 sau khi được Trung ương đảng “bầu” làm tổng bí thư thay thế ông Nguyễn Phú Trọng mới chết. Ảnh: Nhac Nguyen/ AFP via Getty Images

Nỗi bất an của giới lãnh đạo Việt Nam

Nhiều nhà quan sát quốc tế thừa nhận Việt Nam đã chuyển từ chế độ đảng trị sang chế độ công an trị từ rất lâu, ít nhất là từ năm 2016, mà dấu hiệu nhận biết là Bộ Công An ngày càng phình to ra, can thiệp vào mọi mặt cuộc sống người dân, thủ đoạn đàn áp ngày càng trắng trợn và thái độ thù địch không giấu diếm đối với các quyền dân sự và chính trị cơ bản.

Nhưng chúng tôi nghĩ rằng, nguyên nhân sâu xa để đảng CSVN phải thay những quan chức dân sự, quan chức kinh tế bằng các tướng tá quân đội và công an là do bị thôi thúc bởi nỗi bất an, bởi nỗi lo sợ bị mất quyền lực, bị lật đổ bởi sức mạnh của khát vọng dân chủ tự do.

Ông Hoàng Tứ Duy, Tổng bí thư Việt Tân phát biểu trong buổi lễ Tưởng Niệm các Anh Hùng Đông Tiến tổ chức tại Câu lạc bộ Hải Lục Không Quân Toronto, Canada hôm 25/08/2024. Ảnh: Cơ sở Việt Tân Toronto

Mùa thu Toronto nhớ về những chiến hữu trên đường Đông Tiến

Năm nay, bên cạnh những khuôn mặt thân quen, tôi còn nhìn thấy những gương mặt trẻ, những người lần đầu đến nơi này. Có lẽ họ cũng giống tôi lần đầu tới đây. Trong ánh mắt họ, tôi thấy sự tò mò, nhưng cũng bao gồm cả sự trân trọng cho những người lính đã ngã xuống. Những người “mang gươm đi mở cõi” trong văn chương, chí lớn chưa thành nhưng hồn tử sĩ vẫn làm hậu thế ngả mũ cúi chào.

Con người Việt Tân xưa và nay

Hôm nay cùng nhau ở đây, tưởng niệm các Anh Hùng Đông Tiến, cũng là dịp để chúng ta cùng tri ân những người tiên phong, và tri ân nhau trong nỗ lực của mỗi người, với bất cứ khả năng gì và ở bất cứ giai đoạn nào trong cuộc đời của mình. 

Chúng ta có nhau! 

Sự đồng hành cùng nhau này và cùng với người dân có lý tưởng tại quê nhà, chúng ta không phải là thiểu số, mà là số đông có lương tâm, có tư duy, có sự trong sáng, có khả năng, và nhất là có tấm lòng góp gió thành bão.