Bắc Kinh đã giết tờ Apple Daily Hong Kong như thế nào?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Nhật Báo Apple Daily tại Hong Kong đã in 1 triệu ấn bản cuối cùng gấp 10 lần so với lượng in bình thường vào tối ngày 23 để phát hành vào sáng sớm Thứ Năm, 24 tháng Sáu, 2021. Suốt đêm 23, hàng trăm độc giả từng ủng hộ tờ Nhật Báo đã xếp hàng dài trước văn phòng không chỉ chờ mua ấn bản sau cùng, mà còn bày tỏ sự phẫn nộ đối với nhà cầm quyền Bắc Kinh đã “bức tử” tờ báo được người dân Hong Kong yêu thích nhất trong hơn hai thập niên vừa qua.

Nhật Báo Apple Daily do Tỷ phủ Hong Kong Jimmy Lai sáng lập và chính thức phát hành số đầu tiên vào ngày 20 tháng Sáu, 1995 – hai năm trước khi Hong Kong được Anh Quốc trao trả lại cho chính quyền Trung Cộng vào ngày 1 tháng Bảy, 1997. Vì thế, trong bài Xã Luận số ra mắt, Jimmy Lai đã viết “chúng tôi sợ hãi, nhưng chúng tôi không muốn bị đe dọa bởi nỗi sợ hãi hoặc bị mờ mắt bởi sự bi quan” và trên trang nhất của số ra mắt, tờ báo đã đi hàng tít lớn: “Hong Kong tin tưởng vào tương lai của mình,” trở thành diễn đàn cổ võ cho nền dân chủ Hong Kong trong suốt 26 năm (1995-2021) qua.

Niềm tin đó hiện đang bị thách đố khi Hong Kong bị Bắc Kinh phong tỏa bằng Luật An Ninh Quốc Gia, phiên bản Hong Kong, kể từ ngày 30 tháng Sáu, 2020, cách nay đúng 1 năm. Luật này nhằm trả thù những nhà hoạt động dân chủ Hong Kong và nhất là để ngăn chặn những cuộc biểu tình chống chính quyền, Bắc Kinh đã triệt để áp dụng bốn tội danh Ly khai, Lật đổ, Khủng bố, Thông đồng với các thế lực bên ngoài nhằm đe dọa an ninh quốc gia trong Luật An Ninh Quốc Gia để triệt hạ các nhóm đối lập.

Bắc Kinh bắt giữ hàng loạt các nhà hoạt động như Agnes Chow, Ivan Lam, Joshua Wong cùng với 23 người khác trong phong trào Demosisto, quy kết họ về tội tổ chức biểu tình năm 2019 với những cáo buộc bạo động và thông đồng với các thế lực bên ngoài. Song song, Bắc Kinh nhắm đến các cơ quan truyền thông, các đảng phái chính trị đối lập.

Tỷ phú Jimmy Lai, sáng lập viên của tờ Apple Daily đã bị bắt hai lần. Lần thứ nhất vào trung tuần tháng Tám, 2020 vì tội thông đồng với các thế lực bên ngoài theo Luật An Ninh Quốc Gia; nhưng ngay sau đó được tại ngoại. Nhưng đến đầu tháng Mười Hai, 2020, Jimmy Lai bị bắt trở lại, lần này với tội danh “gian lận,” vì bị cáo buộc là sử dụng bất hợp pháp trụ sở công ty Next Digital, công ty mẹ của tờ Apple Daily và lần này tòa án đã từ chối việc bảo lãnh tại ngoại. Đầu tháng Tư, 2021 tòa án Hong Kong đã đưa ông Jimmy Lai ra xét xử với hai vụ án nói trên, tổng cộng là 20 tháng tù giam và ra lệnh đóng băng tài sản của ông, cũng như đe dọa các tổ chức tài chánh rằng ai giao dịch với nhà hoạt động này sẽ đối diện với án tù từ 7 năm trở lên.

Việc bắt giữ và đóng băng tài sản của ông Jimmy Lai vào tháng Tư, 2021 đã khởi đầu một chuỗi những áp lực của nhà cầm quyền Bắc Kinh lên số phận của hơn 2.000 nhân viên đang làm việc trong hai công ty Next Digital và Apple Daily.

Ngày 17 tháng Sáu, 2021 hơn 200 cảnh sát Hong Kong đã đột nhập vào tòa soạn Apple Daily và văn phòng công ty mẹ Next Digital bắt giữ Ryan Law (Tổng biên tập Apple Daily), Cheng Kim Hung (Tổng giám đốc điều hành) và 3 cán bộ khác của công ty. Cả 5 người này đã bị cáo buộc tội “thông đồng với lực lượng nước ngoài” qua 30 bài viết có nội dung kêu gọi các chính phủ và tổ chức nước ngoài áp đặt các biện pháp trừng phạt Hong Kong. Ngay sau khi 5 nhân vật cao cấp của công ty bị bắt giữ thì cổ phiếu của công ty Next Digital trên sàn giao dịch chứng khoán của Hong Kong bị đóng vĩnh viễn.

Ngày 21 tháng Sáu, Hong Kong ra lệnh phong tỏa tài khoản ngân hàng của ba công ty Apple Daily, Apple Daily Printing và AD Internet, tổng cộng là 18 triệu đồng Hong Kong (tương đương 2,32 triệu USD). Ban quản trị Next Digital đã yêu cầu Cục An Ninh Hong Kong tháo gỡ lệnh phong tỏa toàn phần hoặc một phần để công ty có tiền trả lương nhân viên, nhưng giới chức Hong Kong đã im lặng không phản hồi. Cuối cùng, Ban quản trị Next Digital đã quyết định ngưng phát hành tờ Apple Daily và thu  gọn nội dung hoạt động công ty mẹ là Next Digital để chờ ngày ra tù của Tỷ phú Jimmy Lai vào mùa Hè, 2023.

Ngay sau khi tin tờ Apple Daily ra số cuối cùng vào ngày 24 tháng Sáu, trên mạng xã hội đã xuất hiện một bức tranh biếm họa và được chia xẻ rộng rãi với cảm xúc: “Họ nghĩ đã giết một quả táo (apple) nhưng họ không biết rằng hạt của nó đã ăn sâu vào trái tim của chúng tôi và một ngày nào đó cây táo sẽ được trồng lại.”

Trong khi đó, cả thế giới đều lên án nhà cầm quyền Hong Kong và Bắc Kinh về những thủ đoạn triệt hạ tờ Apple Daily. EU đã lên tiếng: “Việc đóng cửa Apple Daily cho thấy rõ Luật An Ninh Quốc Gia do Bắc Kinh áp đặt đang được sử dụng như thế nào để kìm hãm quyền tự do báo chí và quyền tự do bày tỏ ý kiến tại Hong Kong.”

Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden cũng đã lên tiếng: “Sự áp bức gia tăng của Bắc Kinh đến mức Apple Daily, một pháo đài rất cần thiết của nền báo chí độc lập tại Hong Kong phải đóng cửa – Đây là ngày đáng buồn cho tự do báo chí ở Hong Kong và trên toàn thế giới.”

Sự kiện Apple Daily chấm dứt phát hành ngay trước khi Bắc Kinh tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm (1921-2021) ngày thành lập đảng Cộng Sản Trung Quốc và kỷ niệm 1 năm ngày ban hành Luật An Ninh Quốc Gia vào đầu tháng Bảy tới, cho thấy là Tập Cận Bình muốn răn đe dư luận Hong Kong rằng cái gọi là “Một quốc gia – Hai thể chế” không còn nữa.

Tuy nhiên, trong bài xã luận số ra đầu tiên cách nay 26 năm, Tỷ phú Jimmy Lai, nhà kinh doanh thành công với chuỗi quần áo Giordano, đã mạnh dạn xây dựng tờ Apple Daily với cam kết “bất chấp nỗi sợ hãi,” thì những hạt mầm của trái táo đã gieo trồng trong thời gian qua, chắc chắn sẽ đơm bông kết trái để làm sống lại Hong Kong bằng những cuộc biểu tình hàng triệu người vì tương lai của nền dân chủ Hong Kong và Châu Á.

Lý Thái Hùng

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.