Bài học từ chiến tranh Nga-Ukraine: Tham vọng lãnh thổ và kẻ xâm lược

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

1. Dã tâm xâm chiếm lãnh thổ

Cuối cùng thì lãnh đạo Liên bang Nga không còn úp mở về dã tâm. Tướng Nga đã tuyên bố công khai, rằng mục tiêu giai đoạn 2 là chiếm toàn bộ Donbass gồm Luhansk (26.683 km²) và Donetsk (26.517 km²) cùng miền Nam Ukraine, tạo thành một dải liền gồm Donbass, Nam Ukraine, Crimea (27.000 km²) và thông với vùng Pridnestrovie (4.163 km²) của Moldova. Pridnestrovie (Transnistria) là lãnh thổ của Moldavia, tự tuyên bố độc lập , được quân đội Nga ủng hộ trong cuộc chiến với Moldova năm 1992, tự tuyên bố ly khai khỏi Moldova.

Miền nam Ukraine được hiểu, tối thiểu là 4 tỉnh (vùng) Zaporizhia (27.183 km²), Kherson (28.461 km²), Mykolaiv (24.598 km²), Odessa (33.314 km²), chưa nói đến các tỉnh Dnepropetrovsk (31.923 km²) và Kirovohrad (24.588 km²). Với mục tiêu giai đoạn 2, chính quyền Putin đang toan tính chiếm đoạt 32,1% lãnh thổ Ukraine, phần lãnh thổ giàu có nhất về công nghiệp và khoáng sản của Ukraine với diện tích của 7 tỉnh là 193.756 km².

Nga công bố mục tiêu giai đoạn 2 là chiếm toàn bộ vùng Donbass gồm Luhansk và Donetsk cùng miền Nam Ukraine, tạo thành một dải liền gồm Donbass, Nam Ukraine, Crimea và thông với vùng Pridnestrovie của Moldova, tức là muốn chiếm 41,47% lãnh thổ của Ukraine và 12,35% lãnh thổ của Moldova. Ảnh: FB Nguyen Ngoc Chu
Nga công bố mục tiêu giai đoạn 2 là chiếm toàn bộ vùng Donbass gồm Luhansk và Donetsk cùng miền Nam Ukraine, tạo thành một dải liền gồm Donbass, Nam Ukraine, Crimea và thông với vùng Pridnestrovie của Moldova, tức là muốn chiếm 41,47% lãnh thổ của Ukraine và 12,35% lãnh thổ của Moldova. Ảnh: FB Nguyen Ngoc Chu

 

Nếu khát vọng đất đai của kẻ xâm lược còn bao gồm thêm 2 tỉnh Dnepropetrovsk (31.923 km²) và Kirovohrad (24.588 km²), thì chính quyền Putin toan cướp đi 250.267 km² trên tổng số 603.548 km² lãnh thổ Ukraine, tức là 41,47%.

Cùng với mục tiêu chiếm đoạt lãnh thổ Ukraine, chia cắt lâu dài đất nước Ukraine, chính quyền Putin còn muốn kéo dài biên giới Nga tiếp nối với biên giới Moldova, đồng nghĩa với việc Moldova (33.700 km²) sẽ mất vùng đất Pridnestrovie (4.163 km²), là mất đi 12,35% lãnh thổ.

Mới hay, xâm chiếm lãnh thổ Ukraine mới là mục tiêu lớn nhất của chính quyền Putin. Trung lập, NATO, phát xít… tất cả chỉ cái cớ để phát động chiến tranh nhằm cướp đoạt đất đai, mở rộng lãnh thổ. Cuối cùng thì kẻ xâm lược tự mình lật tẩy dã tâm.

2. Bao giờ thì kết thúc giai đoạn 2?

Chiến lược ban đầu của ông Putin là tiến hành một cuộc chiến tranh chớp nhoáng, “đánh nhanh thắng nhanh.” Mục tiêu “toàn cục” của Putin là chiếm trọn Ukraine qua việc khuất phục Kyiv cùng các thành phố lớn của Ukraine trong vòng 72 giờ để thành lập chính phủ thân Nga. Nhưng chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh” của ông Putin đã thất bại. Sau 1 tháng giao chiến khốc liệt, với tổn thất rất lớn, khoảng 25% năng lực chiến đấu của 20 vạn quân Nga, ông Putin buộc phải rút khỏi các tỉnh Kyiv, Chernihiv, Sumy cùng với tuyên bố kết thúc giai đoạn 1 để chuyển sang giai đoạn 2.

Ở giai đoạn 2 mục tiêu về lãnh thổ đã thay đổi. Từ mục tiêu “toàn cục,” quân Nga đã phải chuyển sang mục tiêu “địa phương”: Không chiếm toàn bộ Ukraine mà chiếm một phần lãnh thổ phía Đông và phía Nam của Ukraine như đã nói ở trên.

Còn về chiến lươc “đánh nhanh thắng nhanh” đã thất bại thì có lẽ tương tự như chiến dịch Điện Biên Phủ, quân Nga sẽ ở trong tình thế “đánh chắc, tiến chắc”(?). Nhưng rõ ràng là cả ông Putin lẫn các tướng lĩnh Nga đều muốn kết thúc giai đoạn 2 càng sớm càng tốt. Còn sớm như thế nào thì ông Putin và các tướng lĩnh Nga không thể tự quyết định được, vì còn phụ thuộc vào phía Ukraine. Cho nên cả ông Putin lẫn các tướng lĩnh Nga chưa công khai về thời hạn kết thúc giai đoạn 2 của chiến tranh Nga-Ukraine.

Vũ khí hạng nặng bắt đầu đến với quân đội Ukraine. Cuộc chiến ở Đông và Nam Ukraine sẽ vô cùng khốc liệt. Người Ukraine sẽ không chịu mất đi 1/3 lãnh thổ. Nếu quân Nga chiếm được vùng nào thì cũng chỉ tạm thời. Các cuộc phục kích sẽ không bao giờ chấm dứt trên vùng đất bị quân Nga chiếm đóng.

Cờ Ukraine vẫn tung bay giữa hoang tàn đổ nát bởi bom đạn của quân xâm lược Nga. Ảnh chụp ở Borodyanka, hướng Tây Bắc thủ đô Kyiv, hôm April 17, 2022 (nguồn: Sergei Chuzavkov/ SOPA Images via Getty Images)
Cờ Ukraine vẫn tung bay giữa hoang tàn đổ nát bởi bom đạn của quân xâm lược Nga. Ảnh chụp ở Borodyanka, hướng Tây Bắc thủ đô Kyiv, hôm April 17, 2022 (nguồn: Sergei Chuzavkov/ SOPA Images via Getty Images)

 

Quân đội Nga không phải là nguồn vô tận để ông Putin tiêu phí hàng vạn sinh mệnh người Nga cho mục tiêu chiếm đất. Nước Nga không thể tiến hành một cuộc chiến tranh xâm lược kéo dài nhiều năm.

Cuộc chiến tranh Nga-Ukraine nhất định phải kết thúc bằng một hoà ước. Hoà ước đến sớm hay muộn phụ thuộc vào tình thế trên chiến trường. Quân Nga càng tổn thất nặng, hoà ước càng đến sớm.

Có một thời hạn biết chắc là chiến tranh Nga-Ukraine phải kết thúc. Đó là lúc nước Nga không có Putin.

3. Tham vọng lãnh thổ và kẻ xâm lược

Các cuộc chiến tranh có thể không giống nhau về bản chất. Thế nào là chiến tranh xâm lược? Các định nghĩa có thể khác nhau. Nhưng có một nhân tố bất di bất dịch cho muôn đời để xác định bản chất của chiến tranh xâm lược. Đó là chiếm đất. Tiến hành chiến tranh để chiếm đoạt đất đai của nước khác thì mãi mãi là kẻ xâm lược, bất kể đội lốt dưới hình thức nào.

Trong nhiều bài học mà người Việt có được từ chiến tranh Nga – Ukraine, có bài học về tham vọng lãnh thổ và kẻ xâm lược. Kẻ xâm lược không bao giờ ngừng tham vọng lãnh thổ. Kẻ tham vọng lãnh thổ sớm muộn cũng trở thành kẻ xâm lược. Từ đó mà xác định kẻ xâm lược và kẻ sẽ trở thành xâm lược.

TS Nguyễn Ngọc Chu

Nguồn: FB Nguyen Ngoc Chu

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ngân hàng TMCP Sài Gòn (gọi tắt là SCB) của đại gia Trương Mỹ Lan được chính phủ Việt Nam bơm tiền cứu. Ảnh: Nhac Nguyen/ AFP via Getty Images

Giải cứu SCB: Lợi bất cập hại!

Hình dung một cách đơn giản thì ngân hàng SCB huy động tiền của người dân, cung cấp cho bà Trương Mỹ Lan, bà này hối lộ cho các quan chức, rồi bây giờ bà Lan bị án tử hình còn NHNN bơm tiền ra để cứu ngân hàng SCB.

Khoản tiền giải cứu khổng lồ này [24 tỷ đô-la] không tự dưng mà có mà lấy từ ngân sách, nghĩa là từ tiền người dân và doanh nghiệp đóng thuế, từ bán tài nguyên quốc gia. Xét cho cùng, đất nước thiệt đơn thiệt kép, chỉ các quan chức giấu mặt được hưởng lợi.

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.