Bài học từ thảm kịch tại thủy điện Rào Trăng 3

Khu vực sạt lở tại thủy điện Rào Trăng 3, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Ảnh: Kinh tế & Đô Thị
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Thủy điện Rào Trăng 3 được xây dựng trên thượng nguồn sông Bồ thuộc huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên – Huế. Nửa đêm ngày 13 tháng Mười, công nhân đang ngủ trong lán trại thì phía ngoài có tiếng nổ lớn, toàn bộ đất đá từ trên núi đổ ập xuống khiến cho 17 người bị mất tích. Nguyên nhân của thảm kịch này là do mưa to liên tục trong mấy ngày, đất ngấm nước trở nên bở bục và tràn xuống như thác lũ vào nửa đêm nên không ai hay biết.

Khi hay tin nói trên, Thiếu Tướng Nguyễn Văn Man, Phó Tư Lệnh Quân Khu 4 đã cùng đoàn cán bộ đến trạm kiểm lâm Sông Bồ thuộc tiểu khu 67 để tổ chức cứu hộ ngay vào buổi chiêu hôm đó. Nhưng khi đoàn cứu hộ nghỉ được một tiếng thì đất đá từ trên núi cao đổ xuống, gần như san phẳng cả khu vực hàng chục nghìn mét vuông. Hệ quả bi thảm là thêm 13 người trong đoàn cứu hộ tử nạn trong tai nạn, trong đó có Thiếu Tướng Nguyễn Văn Man.

Đây là một tai nạn bắt nguồn từ thiên tai, nhưng nó đã và đang phản ánh thảm kịch bi thảm này phần nhiều đến từ yếu tố chủ quan – con người. Đầu tiên, theo như thông tin từ các chuyên gia phân tích thì Rào Trăng 3 là một trong số bốn nhà máy thủy điện có công suất nhỏ theo hệ thống “thủy điện bậc thang” nằm trên dòng phụ lưu của sông Bồ chiều dài chỉ khoảng 26 km với tổng công suất chỉ đến 89 MW.

Đáng chú ý, cả bốn thủy điện này đều nằm trong vùng lõi và khu phục hồi sinh thái của khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền và người ta đã chặt phá 63 hecta rừng với khối lượng gỗ đến tận 349 m³ khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền đã mất gần 30 ha rừng tự nhiên trong hai năm 2016 – 2017.

Lợi ích từ nhà máy thủy điện đâu chưa thấy, nhưng cả một vùng trở nên trơ trọi với đồi trọc không còn rừng giữ đất, dẫn đến dễ có sạt lở đất khi lũ về. Theo chia sẻ của Tiến Sĩ Nguyễn Ngọc Huy, chuyên gia nghiên cứu về biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai Đại Học Việt Nhật đã chỉ ra rằng: “Thủy điện vừa và nhỏ chẳng đóng góp được gì cho kiểm soát lũ lớn. Nó lại còn làm cho rủi ro ngập lụt gia tăng mà thôi. Càng nhiều thuỷ điện nhỏ lại càng nguy hiểm.”

Tuy nhiên, tất cả những gì đóng góp của các chuyên gia thì đều bị các cấp chính quyền của tỉnh Thừa Thiên – Huế bỏ ngoài tai bởi cái lợi trước mắt của những chủ dự án nhà máy thủy điện Rào Trăng 3 đem lại cho họ.

Theo thông tin thì từ năm 2008, dự án thủy điện Rào Trăng 3 được Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Thừa Thiên – Huế giao cho Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Tư Vấn Xây Dựng Trường Sơn thực hiện. Tuy nhiên, vào năm 2016, chủ đầu tư dự án đã thay đổi từ Công ty TNHH Tư Vấn Xây Dựng Trường Sơn sang Công Ty Cổ Phần Thủy Điện Rào Trăng 3, do ông Nguyễn Đại Thành sinh năm 1992 làm giám đốc. Theo giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cấp vào đầu năm 2016 thì ông Thành lúc được đưa lên làm giám đốc chỉ mới 24 tuổi. Ông Nguyễn Đại Thành là con trai của ông Nguyễn Đại Lợi, đang là giám đốc Công ty TNHH Tư Vấn Xây Dựng Trường Sơn.

Những dữ kiện mà báo chí phanh phui nói trên cho thấy là gia đình ông Nguyễn Đại Lợi đã cấu kết cùng với chính quyền Thừa Thiên – Huế che dấu những sai trái trong việc thực hiện dự án Rào Trăng 3. Cụ thể là ông Nguyễn Đại Lợi tìm cách phủi trách nhiệm khi dự án đã không hoàn thành đúng kỳ hạn vào cuối năm 2018.

Theo ông Lợi thì ông Nguyễn Đại Thành – con trai ông đứng tên làm giám đốc Công ty CP Thủy điện Rào Trăng 3 chỉ là: “để làm các thủ tục ngân hàng này khác thôi chứ mọi việc phó giám đốc kỹ thuật họ phụ trách còn thằng con tôi về Đồng Hới 2 năm rồi, không làm nữa.” Tức là theo ông Lợi, con trai ông – Nguyễn Đại Thành chỉ đứng tên cho đúng thủ tục, còn thực tế ông Lợi mới là người điều hành phía sau.

Đây là các chiêu quen thuộc của những công ty Việt Nam, trước các dự án lớn. Đó là những công ty lớn dùng tiền mua dự án và mua cả quan chức, rồi sau đó bán lại cho cho công ty khác để thi công dự án.

Nếu dự án bị chậm hay xảy ra những sự kiện bất thường như tại nạn, sụp đổ thì các công ty lớn không hề bị vấn đề gì; tương tự các quan chức cũng bình yên sống tiếp, những sai phạm nếu bị phanh phui thì chỉ là thiếu tinh thần trách nhiệm trong quá trình đánh giá và giám sát dự án. Thủy điện Rào Trăng 3 rồi cũng sẽ như hàng trăm vụ việc khác ở Việt Nam, sẽ chìm xuồng khi khung pháp lý không đủ minh bạch, chặt chẽ, và nạn tham nhũng càng trở nên nghiêm trọng.

Qua vụ tai nạn Rào Trăng 3, vấn đề không chỉ đơn giản là phá hoại môi trường vì xây dựng thủy điện mà quan trọng là chính hệ thống chính trị độc tài đã dung túng cho một thiểu số quan chức địa phương – như những tên sứ quân, cấu kết với một tay tư bản đỏ khai thác những dự án dưới danh nghĩa “phát triển đất nước” nhưng thực tế là đang tàn phá đất nước và xã hội.

Không chấm dứt hệ thống chính trị độc tài kiểu sứ quân này thì cứ mỗi năm, đến mùa bão lụt, người dân lại sống lầm than và chết thảm như Tướng Man và những người đi cứu hộ tay không.

Anh Hoàng

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.