Băm nát cả nước

Dự án ở Lạng Sơn với quy mô diện tích lên tới 180 ha, khối lượng xây dựng hàng trăm tòa nhà biệt thự đã triển khai rồi đắp chiếu, bỏ hoang. Ảnh: Soha
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Báo mạng Vietnamnet ngày 13 tháng Sáu vừa qua, đưa ra một câu hỏi: “Những ai băm nát thủ đô Hà Nội?” Đây là một câu hỏi khá thẳng thắn, nhưng thật khó trả lời đối với những kẻ đang nắm thực quyền ở Hà Nội.

Thật sự không chỉ có Hà Nội mà Sài Gòn và tất cả các tỉnh, thành phố khắp nước đã bị băm nát trong vòng 20 năm nay. Với mục đích tốt đẹp nhằm “xây dựng phục vụ nhân dân”, đã có hàng ngàn dự án quy hoạch đất đai được đưa ra với mục đích ban đầu là xây dựng các khu dân cư hay các dự án đầu tư của nước ngoài. Thậm chí có nhiều tỉnh chưa có nhà đầu tư nào ghé mắt đến cũng ra sức vẽ vời bản đồ quy hoạch và gọi là quy hoach treo. Tức khi quy hoạch xong, hàng trăm ha đất để đó chờ và người chủ thật sự của nó mất tất cả quyền mua bán, sang nhượng hay xây cất kiên cố trên mảnh đất của chính mình.

Nhưng trong số rất nhiều dự án lớn, hầu hết đều bị điều chỉnh quy hoạch nhiều lần để thoả mãn quyền lợi các nhà đầu tư thay vì lợi ích công cộng. Chẳng những vậy, chuyện điều chỉnh tới lui nhiều lần còn gây tổn phí cho ngân sách nhà nước. Tình trạng này diễn ra ngày càng hỗn độn nhưng cũng ngày càng phổ biến.

Thủ đô Hà Nội có thể đơn cử những ví dụ điển hình như “khu đô thị cao cấp Ciputra” cho tới nay được mô tả như một vụ “vỡ quy hoạch”, do sự phản đối của cư dân ở đó. Theo đó, chủ đầu tư đã điều chỉnh quy hoạch kiến trúc, biến một số lô đất thương mại, sân, vườn, đường nội bộ thành khu văn phòng, khách sạn và nhà ở cao tầng mà trước đó không có trong quy hoạch. Hàng loạt các khu đô thị khác của thành phố Hà Nội được coi như “nơi đáng sống” cũng lâm vào tình trạng tương tự Ciputra.

Hà Nội còn có một ví dụ nổi bật gần đây; hàng trăm lô đất rừng phòng hộ huyện Sóc Sơn bị xẻ thịt sang nhượng cho đại gia đỏ xây biệt thự cao cấp. Vi phạm về sử dụng đất đai trong ít nhất 10 xã thuộc huyện Sóc Sơn kéo dài từ năm 2006 đến nay còn là một mớ bùng nhùng… mà chỉ có một số viên chức xã đưa đầu chịu báng. Còn những người có trách nhiệm thực sự thì bình chân như vại.

Có thể nói đây chính là những vụ đầu cơ đất đai, một cuộc “hợp tác bền vững” giữa các nhà đầu tư trong ngoài nước và nhà cầm quyền cộng sản. Bởi vì nếu không có những hành động đi đêm và sự thông đồng của cán bộ có chức có quyền, tất nhiên các đại gia xây dựng, đại gia nhà đất không thể ngang nhiên hoành hành khắp nước như lâu nay.

Có hai lý do để cắt nghĩa vì sao cả nước lại bị băm nát như thế.

Thứ nhất, sự tham lam của cán bộ cộng sản ngày nay đã lên tới mức cao nhất. Cái gọi là “lý tưởng cộng sản” mà tuyên giáo ra sức tuyên truyền chỉ còn là huyền thoại. Kinh tế thị trường bị kềm chế bởi định hướng xã hội chủ nghĩa đã sản sinh ra những quái thai trong mọi tầng lớp cán bộ đảng. Họ công khai vơ vét tài nguyên đất nước bằng mọi cách, chẳng những để sống còn mà còn vun bồi núi tài sản cá nhân ngày càng cao. Dựa vào luật đất đai mờ ám “sở hữu toàn dân, thồng nhất do nhà nước quản lý”, cán bộ chức quyền từ trung ương tới địa phương, đua nhau lập dự án quy hoạch đất đai mà mỗi dự án lên tới hàng trăm thậm chí hàng ngàn ha. Đây không phải đất công mà là đất nông nghiệp của dân, hoặc đất rừng bị tuỳ tiện cắt xén để mồi chài các nhà đầu tư.

Sau khi đã thoả thuận các điều kiện khai thác ăn chia, cán bộ nhà nước xoa tay hưởng tiền bôi trơn theo luật ăn chia có sẵn. Rất nhiều dự án sau khi giao đất, nhà đầu tư thoải mái phân lô bán nền với giá trên trời, còn nhà máy hay công trình gì đó thì đợi kiếp sau, vì dự án đã được điều chỉnh lại theo quyền lợi nhà đầu tư. Đất đai rõ ràng là nguồn lợi béo bở cho cả hai bên, nhưng tạo ra biết bao đau khổ cho người dân phải mất nơi làm ăn sinh sống với số tiền đền bù rẻ mạt.

Để làm được điều này, bọn người trong và ngoài chính quyền phải tham gia và tổ chức thành băng đảng mà chúng gọi là lợi ích nhóm. Chúng liên kết và bảo vệ nhau chặt chẽ về phương diện luật pháp cũng như quyền lợi của nhóm. Mỗi nhóm lợi ích như vậy do một uỷ viên trung ương đảng đứng đầu, cùng nhau chia chác quyền lợi bất minh. Do đó lợi ích nhóm còn có thể lũng đoạn, ảnh hưởng cả đến chính sách chung của nhà nước với mục đích thủ lợi cho phe mình.

Tại Sài Gòn, người ta có thể dễ dàng chỉ mặt những băng đảng mà tiếng tăm ăn bẩn đất đai nổi bật như băng của cựu bí thư thành uỷ Lê Thanh Hải, băng Tất Thành Cang, băng Trương Tấn Sang, băng Trương Mỹ Hoa… Điều đặc biệt là những băng nhóm này cấu kết nhau tuỳ thời cơ và ăn chia nhau tuỳ theo hệ thống đảng. Từ khi có Dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm, chúng đua nhau cắt xén, chiếm đoạt đất thổ cư ngoài quy hoạch của dân; tệ hơn còn sang nhượng cho các công ty làm dự án nhỏ hàng trăm ha đất dành cho khu định cư giải toả rồi đẩy dân đi xa hơn.

Tại Miền Trung, băng đảng danh tiếng nhất là băng của Nguyễn Bá Thanh, một thời gian dài thao túng Đà Nẵng như một lãnh địa riêng cho tới khi rơi đài tại Hà Nội. Ấy thế mà Thanh vẫn được đàn em thổi lên như một lãnh đạo tài ba đã biến Đà Nẳng thành một thành phố …không có ăn mày! Trong lúc đó, bán đảo Sơn Trà công khai bị xẻ thịt, phá rừng xây biệt thự. Nếu không có sự thông đồng với quan chức Đà Nẵng, làm sao nhà đầu tư dám qua mặt luật pháp?

Thứ hai, trong tai hoạ này, đảng uỷ các cấp với sự tiếp tay của những chuyên viên hạng bét, chính là nơi đưa ra những đề nghị băm nhỏ đất nước. Không cấp hành chánh nào có thể quyết định điều gì nếu chưa có sự đồng ý của đảng uỷ. Vì trong hệ thống cai trị hiện nay bí thư đảng thực sự là người nắm mọi quyền hành: đảng lãnh đạo triệt để và toàn diện bất kể đúng sai.

Trước đây việc cắt đất vùng cao nguyên giao cho Trung Cộng khai thác bauxite hay quyết định thành lập Công ty Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh đều xuất phát từ “chủ trương lớn” của đảng. Cũng như sắp tới đây, nhà thầu nào được chọn để xây dựng đường cao tốc Bắc-Nam cũng sẽ do đảng quyết định.

Hay nói cách khác trong hệ thống này bí thư đảng uỷ là những kẻ ăn bẩn nhất. Do quyền lực tập trung mà không ai kiểm soát, các cơ quan thanh tra hay cơ quan quản lý nếu không làm ngơ thì cũng tiếp tay làm bậy vì tất cả đều xuất phát từ một nguồn.

Trong khi bộ máy hành chánh là tay sai của cấp uỷ thì việc băm nát đất nước cũng là điều dễ hiểu.

Phạm Nhật Bình

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.

Việt Nam sẽ trải qua cuộc chính biến trong thời gian tới?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ từ chức hay không sau khi trợ lý thân tín Phạm Thái Hà bị bắt? Tình hình chính trị Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới khi thượng tầng chính trị đang rối loạn? Liệu cuộc sát phạt giữa hai phe trong đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ khiến nền kinh tế, chính trị trong nước bất ổn? Và làm sao để có được nền tự do dân chủ cho Việt Nam…

Đó là những vấn đề được phân tích sâu hơn trong hội luận của RFA, mời quý vị cùng theo dõi: Ông Lý Thái Hùng – Chủ tịch Đảng Việt Tân và Luật sư Vũ Đức Khanh – Tổng Thư ký Liên minh Dân tộc Việt Nam.

Tại sao Tập và Biden chọn gửi thông điệp về Đài Loan vào cùng một ngày?

Gần chín năm sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử vào năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã bắt tay nhau một lần nữa tại Bắc Kinh hồi tuần trước.

Hôm đó là ngày 10/04/2024, và trong cùng ngày tại Washington, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đón tiếp Thủ tướng Nhật Fumio Kishida tại Nhà Trắng.

Phải chăng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi các cuộc thảo luận chính trị này được tổ chức trong cùng một ngày ở hai bên bờ Thái Bình Dương?

Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở Hà Nội. Ảnh: Reuters

Việt Nam giải thích về 24 tỷ USD cứu SCB, chuyên gia nói ‘thuốc chữa bệnh’ quan trọng hơn ‘thuốc bổ’

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hôm 19/4 lên tiếng nói rằng việc “bơm tiền” quy mô lớn là để cứu cho Ngân hàng SCB không sụp đổ, không làm ảnh hưởng đến hệ thống tài chính quốc gia và sự an toàn của hệ thống các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế của VOA cho rằng khoản bơm hàng chục tỷ đô la trên chỉ là liều “thuốc bổ,” tạm thời hồi sức cho một bệnh nhân đang lâm trọng bệnh, biện pháp tái cơ cấu được giám sát chặt chẽ và minh bạch mới là liều thuốc chữa bệnh cho SCB và cả hệ thống ngân hàng Việt Nam.