Bản Chất Cuộc Khủng Hoảng Thượng Tầng Lãnh Đạo Đảng CSVN

Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư đảng CSVN. Ảnh: Reuters
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sự kiện các ông Nguyễn Xuân Phúc, Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam, những “ngôi sao” sáng của chế độ độc tài CSVN đồng loạt viết đơn “tự nguyện” xin từ chức chủ tịch nước, phó thủ tướng thường trực và phó thủ tướng đặc trách văn hóa, giáo dục, truyền thông – tuy không nói rõ nguyên nhân, nhưng ai cũng đều biết chính ông Nguyễn Phú Trọng là người đưa phán lệnh buộc cả ba phải rút lui vì dính đến 2 vụ tham ô động trời là “Test kit Việt Á” và “Chuyến Bay Giải Cứu.”

Ông Trọng biết rằng làm điều này là phá “tiền lệ” của đảng từ trước đến nay vốn các phe nhóm phải thỏa hiệp với nhau để giữ yên nội bộ.

Có hai câu hỏi được nêu ra:

1) Liệu ông Trọng có thật tâm diệt trừ tham nhũng và tin rằng kế hoạch đốt lò “không có vùng cấm” một cách quyết liệt  như hiện nay sẽ mang lại sự trong sạch trong đảng?

hay

2/ Có phải ông Trọng theo (hay được lệnh theo) sát gót ông Tập Cân Bình trong chiến lược bảo vệ quyền lực bằng vỏ bọc “chống tham nhũng” để “đốt lò” những thành phần nguy hiểm hầu thống lãnh quyền lực giống như Tập Cận Bình đã làm trong chiến dịch “đả hổ diệt ruồi”?

Đương nhiên không ai có thể trả lời một cách dứt khoát ngoại trừ ông Nguyễn Phú Trọng, nhưng nếu nhìn vào tình hình nội bộ đảng CSVN hiện nay, người ta có thể tìm ra câu trả lời không khó.

Ông Trọng vốn là một lý thuyết gia của đảng và là người hiểu rõ sự mạnh yếu và nguy cơ của đảng CSVN hiện nay nên chắc chắn không thể “mạnh tay” khiến cho thượng tầng bị chia rẽ dẫn đến sự “lùng bùng” trong nội bộ đảng và nguy cơ sụp đổ chế độ. Vì vậy, lời đáp cho câu hỏi 1 là ông Trọng biết dư, hơn ai hết, tham nhũng là bản chất của chế độ độc tài, nên sẽ không bao giờ triệt được nếu muốn đảng tồn tại. Nói cách khác, triệt tham nhũng là triệt đảng, và điều đó không bao giờ là mục tiêu của ông Trọng.

Từ nhiều năm qua, ông Trọng luôn dựa trên lý luận rằng cán bộ tham ô là do “tự diễn biến, tự biến chất” nên tung ra nhiều cuộc điều tra và đã thi hành kỷ luật gần 170.000 cán bộ, đảng viên, trong số 5,2 triệu đảng viên đảng CSVN hiện nay.

Trong số đảng viên bị kỷ luật có khoảng 150 người là cán bộ cấp cao, trong đó có người là ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Trung ương đảng, giữ chức vụ cao như bí thư thành ủy, tỉnh ủy, bộ trưởng, thứ trưởng, tướng lãnh, sĩ quan trong lực lượng Công an, Quân đội và Cảnh sát biển.

Và trong 10 năm đốt lò, Ủy ban Phòng chống tham nhũng do ông Trọng lãnh đạo đã phát hiện trên 160.000 tỷ đồng (tương đương 7 tỷ Mỹ kim) bị biển thủ nhưng chỉ thu hồi được 16.000 tỷ đồng, tức chỉ chiếm 10%.

Nhìn vào những con số này, chúng ta thấy là số đảng viên dính đến “tham ô” bị phát hiện vẫn là con số rất nhỏ trong tổng số 5,2 triệu đảng viên. Hơn thế nữa, trong 10 năm, ông Trọng và Ủy ban Kỷ luật trung ương đảng chỉ lôi ra được 150 cán bộ cao cấp dính vào các vụ tham ô, thử hỏi hàng ngàn cán bộ cao cấp khác đang còn tại chức hay về hưu được coi là trong sạch?

Điều này cho thấy là “đốt lò” trong thực tế chỉ là thủ đoạn giúp cho ông Trọng triệt hạ những phe khác đang thách đố đến quyền lực của phe nhóm ông Nguyễn Phú Trọng.

Thần phục thiên triều Bắc Kinh

Ngay sau đại hội 20 của đảng Cộng Sản Trung Quốc và ông Tập vừa đăng quang chức tổng bí thư ở nhiệm kỳ thứ ba y hệt như ông Trọng, thì ông Trọng đã vội vàng sang triều kiến Tập Cận Bình vào cuối tháng 11, 2022.

Ngay sau khi về nước, ông Trọng đã chủ tọa phiên họp Ủy ban Phòng chống tham nhũng trung ương vào đầu tháng 12, 2022 thì mấy tuần sau đó, Bộ Chính Trị tổ chức một cách vội vã hai Hội nghị Trung ương bất thường để biểu quyết về việc “từ nhiệm” của các ông Nguyễn Xuân Phúc, Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam.

Tại sao ông Nguyễn Phú Trọng phải gấp rút dàn dựng ra cái gọi là Hội nghị bất thường sau khi trở về từ Trung Quốc?

Thứ nhất, ông Trọng biết rất rõ là khi tin ông Phúc nghỉ hưu sẽ không chỉ tạo lùng bùng mà còn dấy lên một làn sóng bất bình trong nội bộ đảng, nên ông Trọng phải tạo một “ấn tượng” rằng có sự “chỉ đạo” từ Bắc Kinh. Nói cách khác, ông Trọng muốn cho thấy bóng dáng ông Tập trong việc “trảm” ba nhân vật cao cấp thân Mỹ. Thực ra, ông Trọng và phe nhóm đã được Bắc Kinh chống lưng từ lâu nên mới trụ được tới ngày nay, nếu không, chiến dịch “đốt lò” của ông đã dễ dàng đốt trụi “ngai vàng” mà một người không có gì nổi trội như ông đã giữ được sau khi trảm một số thành phần cao cấp trong đảng.

Thứ hai, ông Trọng muốn dùng sự cách chức này để cho dư luận trong ngoài Việt Nam nói chung thấy rằng người có quyền lực nhất hiện nay không phải là “tứ trụ” mà là chính ông. Những người như Vương Đình Huệ, Phạm Minh Chính, Võ Văn Thưởng, Trương Thị Mai, Tô Lâm chỉ là những tay hề làm theo mệnh lệnh của ông Trọng.

Thứ ba, sự củng cố quyền lực của ông Trọng hiện nay cũng là bước đi cần thiết cho việc chuẩn bị việc kiềm chế toàn bộ xã hội Việt Nam để không có những làn sóng chống Trung Quốc, một khi Tập Cận Bình mở mặt trận tấn công Đài Loan vào năm 2025 – thời điểm mà nhiều tướng lãnh Hoa Kỳ đã dự phóng.

Nói tóm lại, ông Nguyễn Phú Trọng quả là một con cáo già trong trò chơi quyền lực khi sử dụng lá bài chống tham nhũng theo kế sách của họ Tập để từng bước loại bỏ các lãnh đạo cao cấp của những phe có tiềm năng thách thức quyền lực lâu dài của mình, và nhất là chuẩn bị việc thu tóm toàn xã hội để đi theo Trung Cộng khi Tập Cận Bình hạ lệnh tấn công Đài Loan.

Trung Điền

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.