Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/1/2024

Quang cảnh cuộc biểu tình trước Tòa Án Trọng Tài Thường Trực PCA tại Den Haag, Hòa Lan, 20/1/2024
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BẢN TIN VIỆT TÂN
(Tuần lễ 22 – 28/1/2024)

Bản tin này để gửi đến quý vị một số sinh hoạt của Việt Tân cùng những nhận định về một số sự kiện lớn trên thế giới hoặc có ảnh hưởng tới Việt Nam. Để ghi danh nhận hoặc ngưng bản tin, xin liên lạc: bantin@viettan.org

Cảm ơn quý vị đã đọc, ủng hộ và tiếp tay loan tải bản tin này.

Ban biên tập Bản Tin Việt Tân

***

Nội dung:

  • Hòa Lan: Biểu tình trước Tòa Án Trọng Tài Thường Trực, Hội thảo & Văn nghệ đấu tranh;
  • Washington D.C.: Hội thảo tại Quốc Hội Hoa Kỳ: “Quần Đảo Hoàng Sa – 50 Năm Bị Trung Quốc Cưỡng Chiếm”;
  • Houston: Hội thảo: “Biển Đông Dậy Sóng – Chúng Ta Phải Làm Gì Lấy Lại Hoàng Sa”;
  • Toronto, Canada: Lễ tưởng niệm 74 Anh Hùng Tử Sĩ Hoàng Sa;
  • Nam Úc: Tọa kháng trước tiền đình Quốc Hội Nam Úc;
  • Sydney: Biểu tình chống Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa trước Tòa Lãnh sự Trung Quốc.

SINH HOẠT VIỆT TÂN

ÂU CHÂU

A LAN: BIỂU TÌNH TRƯỚC TÒA ÁN TRỌNG TÀI THƯỜNG TRỰC, HỘI THẢO & VĂN NGHỆ ĐẤU TRANH HOÀNG SA 50 NĂM NHÌN LI – NHỮNG VIỆC CẦN LÀM”

Đánh dấu 50 năm Hoàng Sa bị Trung Quốc cưỡng chiếm bằng vũ lực, người Việt khắp nơi tại Âu Châu đã dành trọn ngày 20 tháng 1 năm 2024 để tham dự các sinh hoạt: Biểu tình, hội thảo và văn nghệ đấu tranh nhằm khẳng định quyết tâm tranh đấu giành lại biển đảo đã mất. Các sinh hoạt do Cộng đồng Việt Nam Tỵ nạn Cộng Sản, Gia đình Quân Cán Chính VNCH và Cơ sở Việt Tân tại Hòa Lan cùng phối hợp tổ chức.

Cuộc biểu tình khai mạc vào lúc 2 giờ chiều, quy tụ gần 200 người Việt từ Pháp, Bỉ, Đức, Đan Mạch, Na Uy, Thụy Sĩ… tụ tập tại Công trường Hòa Bình, trước Tòa Án Trọng Tài Thường Trực ở Den Haag, Hòa Lan.

Sau nghi thức khai mạc, ông Đinh Ngọc Hiển, Trưởng Ban Tổ chức đã lên ngỏ lời chào mừng và cám ơn đồng hương không quản ngại đường xá xa xôi, thời tiết lạnh giá, đến tham dự cuộc biểu tình nhằm khẳng định quyết tâm tranh đấu giành lại biển đảo.

Ông Lý Thái Hùng, Chủ tịch Đảng Việt Tân, ca ngợi tinh thần đấu tranh của người Việt khắp nơi đã tích cực tham gia một chuỗi các sinh hoạt đánh dấu 50 năm Hoàng Sa bị Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm (1974 – 2024) trong một năm vừa qua. Sự kiện hơn 15 ngàn chữ ký đòi CSVN phải theo gương Philippines kiện Trung Quốc ra Tòa Trọng Tài và 4 Nghị Quyết của các cơ quan dân cử Hoa Kỳ như Lưỡng viện Quốc Hội Hawaii, Hội đồng Thành phố Westminster và Hội đồng Thành phố San Jose ở Tiểu bang California, và Thượng nghị sĩ Tiểu bang California Dave Cortese công nhận “Hoàng Sa là của Việt Nam” là những dấu ấn mang tính chất lịch sử của cuộc vận động.

Vì thế, ông Lý Thái Hùng đã khẳng định rằng những hành động đấu tranh đòi lại biển đảo và cuộc biểu tình trước Tòa Trọng Tài Thường Trực là một minh chứng thể hiện tinh thần “Không đòi, ai trả núi sông ta” mà nhà thơ Vũ Hoàng Chương từng viết trong bài thơ “Trả ta sông núi” vào năm 1944, cách nay đúng 60 năm.

Quang cảnh cuộc biểu tình trước Tòa Án Trọng Tài Thường Trực PCA tại Den Haag, Hòa Lan, 20/1/2024
Quang cảnh cuộc biểu tình trước Tòa Án Trọng Tài Thường Trực PCA tại Den Haag, Hòa Lan, 20/1/2024

 

Lần lượt sau đó là các phát biểu của Luật sư Nguyễn Văn Đài, đại diện Hội Anh Em Dân Chủ, đã khẳng định CSVN là một tập đoàn “Bán dân hại nước.” Bà Nguyễn Kim Hương, đại diện Hội Người Việt Tự do Đan Mạch tuyên bố rằng cộng đồng người Việt tại Đan Mạch sẵn sàng tham gia bất cứ công tác nào đòi lại biển đảo đã mất. Bà Nguyễn Phượng Thanh Quyên, đại diện Cộng đồng Người Việt Tỵ nạn Cộng Sản tại Hòa Lan kêu gọi người Việt khắp nơi đừng nên chờ đợi CSVN trong việc giành lại biển đảo, mà người Việt phải đấu tranh, coi đây là nhiệm vụ thiêng liêng đối với tiền nhân. Ông Trịnh Đỗ Tôn Vinh, đại diện Liên hội Người Việt Tự do tại CHLB Đức, chia sẻ về những tấm gương đấu tranh hào hùng và bất khuất của tiền nhân.

Ông Nguyễn Thanh Văn, Chủ tịch Ủy ban Điều hợp Công tác Đấu tranh của Người Việt tại CHLB Đức, đã tuyên đọc Bản Lên Tiếng nhân đánh dấu 50 năm Hoàng Sa của 8 Tổ chức Xã hội Dân sự tại Quốc nội, trong đó đòi hỏi CSVN phải công khai thừa nhận 74 chiến sĩ Hải quân VNCH đã hy sinh ở Hoàng Sa vì chống quân xâm lược Trung Quốc.

Xen kẽ các phát biểu là phần hô những khẩu hiệu lên án sự hèn nhát của CSVN trước Trung Quốc và tố cáo hành động xâm lược của Bắc Kinh đối với biển đảo và chủ quyền của Việt Nam. Đồng thời, Ban Hợp ca Trùng Dương Paris đã hướng dẫn mọi người cùng cất cao tiếng hát qua những bản hùng ca như: Hành khúc 50 năm Hoàng Sa, Đừng im tiếng mà phải lên tiếng, Bài hát chống xâm lăng,…

Sau cùng, ông Trần Kỉnh Thành, đại diện đảng Việt Tân tại Âu Châu đã tuyên đọc Bản Lên Tiếng của Đảng Việt Tân nhân sự kiện 50 Năm Hoàng Sa, trong đó đã đòi hỏi nhà cầm quyền CSVN thực hiện trách nhiệm bảo vệ chủ quyền, quyền lợi kinh tế và cuộc sống của ngư dân VN trên Biển Đông; Trả tự do cho những người Việt Nam yêu nước đang bị giam cầm vì chống Trung Cộng.

Sau cuộc biểu tình tất cả mọi người cùng di chuyển về Hội Trường để tham dự Hội thảo bắt đầu với phần trình bày của hai diễn giả. Thứ nhất là Kỹ sư Nguyễn Ngọc Bảo, Ủy viên Trung ương Đảng Việt Tân, chia sẻ về tầm quan trọng của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương ngày nay. Theo diễn giả thì đây là cơ hội hy hữu để Việt Nam vận động sự hỗ trợ tích cực từ các quốc gia dân chủ, tranh đấu giành lại những gì đã mất từ sự chiếm đóng phi pháp của Trung Quốc.

Kỹ sư Nguyễn Ngọc Bảo đang trình bày với cử tọa trong buổi Hội thảo tại Den Haag, Hòa Lan ngày 20/1/2024
Kỹ sư Nguyễn Ngọc Bảo đang trình bày với cử tọa trong buổi Hội thảo tại Den Haag, Hòa Lan ngày 20/1/2024

 

Tiếp đến ông Lý Thái Hùng, Chủ tịch Đảng Việt Tân, chia sẻ về tham vọng của Tập Cận Bình, sau khi thất bại Chiến lược “Một vành đai Một con đường” nhằm qua mặt Hoa Kỳ và thống trị thế giới, đã dùng chiêu bài “Cộng đồng chung vận mệnh” nay đổi thành “Cộng đồng chia sẻ tương lai” để lôi kéo các quốc gia trong khối ASEAN (hiện có 6 nước đi theo là Campuchia, Lào, Myanmar, CSVN, Indonesia, Thái Lan) đứng về phía Trung Quốc, để không hợp tác với Chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương do Hoa Kỳ và Nhật Bản chủ xướng. Với bản chất “hèn với giặc – ác với dân” của tập đoàn lãnh đạo Hà Nội, thì dù Hà Nội có ký với Washington bao nhiêu bản tuyên bố chung đi chăng nữa, cuối cùng cũng không dám thoát khỏi vòng kim cô Trung Quốc.

Trong tinh thần đó, ông kêu gọi mọi người tiếp tục thực hiện ba nỗ lực: 1) Vận động sự quan tâm của thế giới về sự kiện Trung Quốc chiếm đóng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; 2) Áp lực CSVN phải bảo vệ ngư dân và đưa vấn đề Hoàng Trường Sa ra các diễn đàn Liên Hiệp Quốc và lên Tòa Trọng Tài; 3) Tích cực hỗ trợ các gia đình Tù nhân Lương tâm đã can đảm đấu tranh bảo vệ biển đảo và tự do dân chủ cho Việt Nam.

Sau phần chia sẻ của hai diễn giả, buổi hội thảo đã trở nên sinh động với những câu hỏi và trao đổi ý kiến rất bổ ích về ba vấn đề: Liệu tập thể người Việt Nam hải ngoại có thể nộp hồ sơ lên Tòa Trọng Tài thay vì chờ đợi CSVN? Vì sao Trung Quốc coi Khối ASEAN là quan trọng vào lúc này? Kết quả bầu cử ở Đài Loan hôm 13 tháng 01 có thể dẫn đến cuộc tấn công của Trung Quốc trong thời gian tới hay không?

Về vấn đề thứ nhất, Chủ tịch đảng Việt Tân Lý Thái Hùng cho biết là đảng Việt Tân đang nhờ sự hợp tác của một số luật sư nghiên cứu về tính khả thi và những điều kiện mà một tập thể phi chính phủ có thể nộp hồ sơ lên Tòa Trọng Tài Thường Trực thay vì là CSVN.

Về vấn đề thứ hai, ông Nguyễn Ngọc Bảo chia sẻ rằng, hơn lúc nào hết Đông Nam Á là “khu vực” nóng trong sự xung đột ngày một gay gắt giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Trung Quốc muốn trỗi dậy phải tựa vào ASEAN và dùng Biển Đông làm bàn đạp để phá vỡ chuỗi đảo số 1 mà Hoa Kỳ và phương Tây dựng ra nhằm bao vây Trung Quốc hiện nay.

Về vấn đề thứ ba, ông Lý Thái Hùng chia sẻ rằng khó có thể xác định Trung Quốc sẽ tấn công hay không đối với Đài Loan trong thời gian tới, nhưng kết quả cuộc bầu cử tại Đài Loan vừa qua đã đưa ra một thông điệp rõ ràng là 23 triệu người dân tại đây muốn độc lập và không chấp nhận cách “thống nhất bằng vũ lực” của Bắc Kinh.

Ban Hợp ca Trùng Dương Paris với những bài ca đấu tranh trong buổi hội thảo hôm 20/1/2024 tại Den Haag, Hòa Lan
Ban Hợp ca Trùng Dương Paris với những bài ca đấu tranh trong buổi hội thảo hôm 20/1/2024 tại Den Haag, Hòa Lan

 

BẮC MỸ

WASHINGTON D.C.:  HỘI THẢO TẠI QUỐC HỘI HOA KỲ: “QUẦN ĐẢO HOÀNG SA – 50 NĂM BỊ TRUNG CỘNG CƯỠNG CHIẾM”

Cuộc hội thảo tập trung vào các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông, đặc biệt là việc nước này chiếm đóng Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ năm 1974 và vấn đề gây tranh cãi về đường 9 đoạn, đã được tổ chức tại tòa nhà Rayburn House, Quốc Hội Hoa Kỳ vào lúc 3 giờ chiều ngày 18 tháng 01 năm 2024. Cuộc hội thảo bao gồm các diễn giả đã cung cấp những hiểu biết sâu sắc và đề xuất để giải quyết tình hình leo thang tại vùng biển nóng này.

Các diễn giả trong hội thảo. Từ trái: Dân biểu Young Kim, Tổng Bí thư Việt Tân Hoàng Tứ Duy, Luật sư Chris MacLeod, Luật sư Đặng Đình Mạnh, ông Piero Tozzi - Chánh văn phòng Ủy ban Hạ Viện về Trung Quốc, ông Eric Lachica - Tổ chức US Filipinos for Good Governance và nhà báo, cựu Giám đốc Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do Nguyễn Văn Khanh. Ảnh: Facebook Việt Tân
Các diễn giả trong hội thảo 18/1/2024 tại Quốc Hội Hoa Kỳ. Từ trái: Dân biểu Young Kim, Tổng Bí thư Việt Tân Hoàng Tứ Duy, Luật sư Chris MacLeod, Luật sư Đặng Đình Mạnh, ông Piero Tozzi – Chánh văn phòng Ủy ban Hạ Viện về Trung Quốc, ông Eric Lachica – Tổ chức US Filipinos for Good Governance và Nhà báo, cựu Giám đốc Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do Nguyễn Khanh. Ảnh: Facebook Việt Tân

 

Bà Young Kim, Dân biểu Liên bang Hoa Kỳ, hiện là Chủ tịch Tiểu ban Ấn Độ – Thái Bình Dương, thuộc Ủy ban Ngoại giao Hạ viện Hoa Kỳ, nhấn mạnh Hoa Kỳ cần phải có hành động mạnh mẽ hơn để đáp trả các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông. Dân biểu Kim cũng nhắc tới tầm quan trọng của việc hợp tác với cộng đồng người Mỹ gốc Việt, để bảo đảm một khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do và cởi mở, ưu tiên nhân quyền trong các cam kết của Hoa Kỳ đối với Việt Nam.

Bà Dân biểu Young Kim, Chủ tịch Tiểu Ban Ấn Độ - Thái Bình Dương thuộc Ủy ban Ngoại giao Hạ Viện Hoa Kỳ phát biểu trong buổi hội thảo tại Quốc Hội Hoa Kỳ hôm 18/1/2024
Bà Dân biểu Young Kim, Chủ tịch Tiểu Ban Ấn Độ – Thái Bình Dương thuộc Ủy ban Ngoại giao Hạ Viện Hoa Kỳ phát biểu trong buổi hội thảo tại Quốc Hội Hoa Kỳ hôm 18/1/2024

 

Ông Hoàng Tứ Duy, Tổng Bí thư đảng Việt Tân, đã đề nghị 3 hành động mà Quốc Hội Hoa Kỳ có thể thực hiện: 1) Công khai bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa; 2) Thông qua nghị quyết tố cáo hành vi xâm chiếm Quần đảo Hoàng Sa trong quá khứ của Trung Quốc; và 3) Hỗ trợ các nước ASEAN bảo vệ chủ quyền. Ông Hoàng Tứ Duy cho rằn, để có được một Ấn Độ – Thái Bình Dương ổn định và hòa bình, đòi hỏi ý chí chính trị muốn chống lại chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc – từ Hoa Kỳ, Việt Nam và khu vực. Tóm lại, vấn đề Hoàng Sa không chỉ là của lịch sử xa xưa mà còn là một thách thức của ngày nay, đối với tất cả những ai mong muốn một Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do và mở rộng.

Ông Piero Tozzi, Chánh Văn phòng Ủy ban Quốc Hội và Hành pháp về Trung Quốc, thay mặt cho Dân biểu Chris Smith hiện đang là thành viên cao cấp Ủy ban Ngoại giao Hạ Viện Hoa Kỳ kiêm Chủ tịch Ủy ban Quốc Hội và Hành pháp về Trung Quốc, nhấn mạnh rằng Trung Quốc đang tiến hành chính sách hiếu chiến, phá hoại một cách có hệ thống toàn bộ trật tự quốc tế dựa trên luật lệ. Ông Piero nhận thấy người Việt Nam rất yêu nước, nhưng đảng Cộng Sản Việt Nam chỉ quan tâm đến việc duy trì quyền lực của mình. Vì thế, đảng Cộng Sản Việt Nam sẵn sàng hy sinh chủ quyền trước sức mạnh quân sự và hấp lực kinh tế của Trung Quốc, trong khi chính phủ Philippines lại phản ứng rất dũng cảm chống lại Trung Quốc. 

Luật sư Chris McLeod, sáng lập viên của tập đoàn Cambridge LLP đến từ Canada, bày tỏ quan ngại về những gì đang diễn ra ở Biển Đông. Sự kiện Hoàng Sa năm 1974 là một hành động xâm lược trắng trợn. Theo ông, không có lời biện minh chính đáng nào về mặt luật pháp hay thực tế lịch sử cho Trung Quốc quyền chiếm đóng Hoàng Sa. Vào thời điểm này, có hai lựa chọn pháp lý để chống lại sự xâm lược của Trung Quốc: Một là Việt Nam với sự khuyến khích của Hoa Kỳ và các nước Ấn Độ – Thái Bình Dương khác đưa Trung Quốc ra Tòa Án Trọng Tài Thường Trực dựa theo UNCLOS để giải quyết vấn đề chủ quyền đảo Hoàng Sa; Cách thứ hai là đưa Trung Quốc ra Tòa Án Công Lý Quốc Tế và yêu cầu Đại Hội Đồng cho ý kiến tư vấn về Hoàng Sa. Tòa Án Công Lý Quốc Tế sau đó có thể xem xét vấn đề lãnh thổ và xác định ai có chủ quyền đối với Hoàng Sa

Luật sư Nhân quyền Đặng Đình Mạnh, cho biết đã 50 năm qua, người Việt Nam luôn viết nhiều bài trên mạng xã hội để tưởng nhớ sự kiện Hoàng Sa. Nhiều người trong số họ đã bị bắt và ông đã bào chữa cho họ. Họ bị buộc tội tuyên truyền chống chính phủ theo Điều 331 hoặc 117 của Luật Hình sự. Những điều luật này trái với Hiến pháp cho phép người dân có quyền tự do ngôn luận và trái với Công ước Quốc tế năm 1966 về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR). Ông có thể đưa hàng trăm trường hợp như vậy để cho thấy người dân Việt Nam đang bị tù đày về tinh thần và thể xác, bị tước đoạt quyền tự do ngôn luận. Đồng thời bản thân ông cũng là nạn nhân và là nhân chứng cho sự đàn áp nhân quyền của chính phủ Cộng Sản Việt Nam.

Nhà báo Nguyễn Khanh, cựu Giám đốc Ban Tiếng Việt Đài Á Châu Tự Do (RFA), nói rằng ông không bao giờ nghĩ Chính phủ Việt Nam một ngày nào đó sẽ lên tiếng yêu cầu Trung Quốc trả lại Hoàng Sa và Trường Sa cho Việt Nam, không bao giờ nghĩ báo chí Việt Nam trong nước sẽ lên tiếng những điều người dân muốn nói đến. Điều ông suy nghĩ trên không phụ thuộc vào việc ông đã từng làm việc cho RFA.

Ông Eric Lachica, thuộc tổ chức US Filipinos for Good Governance cho biết Cộng đồng Philippines đã đạt được rất nhiều thành tích đấu tranh nhờ các đồng minh của mình, đặc biệt là từ cộng đồng người Mỹ gốc Việt đôi khi có lực lượng đông hơn người Philippines tại địa phương. Ông mong muốn mọi người sẽ hợp tác với nhau để ngăn chặn việc Trung Quốc bắt nạt và chiếm đóng các nước láng giềng.

Sau phần chia sẻ của các diễn giả, buổi hội thảo bước qua phần trao đổi thật sống động với những cảu hỏi và các phân tích xoay quanh những biện pháp ngoại giao, pháp lý và an ninh khu vực để giải quyết các vấn đề được đề cập trong buổi hội thảo.

Buổi hội thảo đánh dấu 50 năm ngày Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm đóng bằng vũ lực ngay tại khuôn viên Quốc Hội Hoa Kỳ mang một ý nghĩa đặc biệt trong nỗ lực vận động các quốc gia dân chủ, đặc biệt là Hoa Kỳ sát cánh cùng nhân dân Việt Nam để giải quyết các vấn đề cấp bách ở Biển Đông, để bảo đảm sự ổn định khu vực và duy trì các hiệp định quốc tế. Các quan điểm đa dạng được trình bày làm nổi bật sự phức tạp của tình hình, kêu gọi cho sự tiếp tục đối thoại và lập kế hoạch chiến lược để điều hướng những thách thức tạo ra từ phía Trung Quốc về lãnh thổ và lãnh hải của các nước trong vùng Biển Đông.

HOUSTON: HỘI THẢO “BIN ĐÔNG DẬY SÓNG – CHÚNG TA PHẢI LÀM GÌ ĐỂ LẤY LI HOÀNG SA”

Hơn 70 quan khách và đồng hương đã tham dự buổi Hội thảo đánh dấu 50 năm Hoàng Sa, do Cơ sở đảng Việt Tân tại Houston, Texas tổ chức vào chiều ngày 20 tháng 1, 2024 với hai diễn giả: Giáo sư Nguyễn Trần Quý, một khuôn mặt quen thuộc trong những buổi hội luận trên các đài tại Houston; và Tiến sĩ Kinh tế Trần Diệu Chân đến từ Bắc California, một nhà hoạt động nhân quyền, xã hội và từng thuyết trình tại quốc hội nhiều quốc gia; hiện là giám đốc đài Tiếng Nước Tôi tại Bắc California.

Sau nghi thức khai mạc, bà Tuyết Hồng, đại diện đảng Việt Tân Houston ngỏ lời chào mừng quan khách và chia sẻ ý nghĩa của ngày Tưởng Niệm 50 Năm Hoàng Sa. Tiếp theo là phần chiếu một đoạn phim ngắn về những nỗ lực tranh đấu của người Việt khắp nơi trong chiến dịch “Hành Động Vì Hoàng Sa do đảng Việt Tân phát động từ tháng 3 năm 2023. Kế đến, Trung tá Eugene A. Vecera, Chủ tịch danh dự Hiệp hội Sĩ quan Quân đội Hoa Kỳ, Chi nhánh Houston, là vị khách đặc biệt lên phát biểu với những lời ủng hộ nồng nhiệt dành cho Cộng đồng người Việt tại Houston nói riêng và người Việt khắp mọi nơi nói chung trong nỗ lực tranh đấu cho sự tự do dân chủ tại Việt Nam.

Quang cảnh buổi Hội thảo tại Houston ngày 20/1/2024
Quang cảnh buổi hội thảo tại Houston ngày 20/1/2024

Buổi hội thảo bắt đầu với phần phát biểu của Giáo sư Nguyễn Trần Quý về tham vọng của Trung Cộng và yếu tố địa chính trị khiến Việt Nam khó thoát khỏi vòng kim cô của đế quốc này, nếu không biết đứng cùng với toàn dân đểkiện họ ra tòa án quốc tế và khai dụng những biến chuyển thời cuộc thuận lợi trên thế giới khi các cường quốc đang hợp lực để ngăn chặn sự bành trướng của Bắc Kinh.

Diễn giả thứ hai, Tiến sĩ Trần Diệu Chân đã khai triển thêm yếu tố sức mạnh của dân tộc trong phần thảo luận sôi nổi: Làm thế nào để lực lượng “dân tộc, dân chủ” thêm lớn mạnh, tạo áp lực lên chế độ CSVN để không chỉ kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế mà còn phải trả lại quyền làm chủ đất nước của người dân.

Từ trái qua phải: Ông Đặng Quốc Việt (điều hợp), diễn giả Tiến sĩ Trần Diệu Chân, diễn giả Giáo sư Nguyễn Trần Quý
Từ trái qua phải: Ông Đặng Quốc Việt (điều hợp), diễn giả Tiến sĩ Trần Diệu Chân, diễn giả Giáo sư Nguyễn Trần Quý

 

Trong phần thảo luận hai diễn giả đã lần lượt trả lời những câu hỏi cũng như khai triển thêm ý niệm đoàn kết và hợp tác trong các sinh hoạt cộng đồng. Tiến sĩ Trần Diệu Chân cho rằng “đoàn kết” không phải là một khẩu hiệu, mà có những yếu tố cần thực hiện từ chính mỗi cá nhân để đem lại sự đoàn kết, đó là: Tôn trọng và chấp nhận những ý kiến khác biệt, đặt quyền lợi chung lên trên tự ái hay quyền lợi cá nhân.

Nhận định về công cuộc đấu tranh trong bối cảnh thế giới hiện nay, cả hai vị diễn giả đều nói lên yếu tố thuận lợi là Hoa Kỳ cùng với các quốc gia tự do đang liên minh bao vây Trung Cộng trên mặt trận an ninh và kinh tế. Điều quan trọng là chúng ta cần xây dựng nội lực dân tộc và khai dụng sức mạnh vận động của khối đồng bào hải ngoại, lên tiếng bảo vệ các nhà đấu tranh dân chủ và độc lập dân tộc đang bị CSVN trấn áp, tranh đấu cho tự do thông tin, ngôn luận và cải thiện nhân quyền tại Việt Nam.

Để khai dụng tình hình này, đa số cử tọa đã đề nghị Ban Tổ chức nên có những buổi họp mặt trao đổi thường xuyên hơn trong thời gian tới, giúp mọi người sát cánh cho một cộng đồng hải ngoại lớn mạnh góp phần đem lại một tương lai tươi sáng cho dân tộc Việt Nam và đền đáp lại đất nước mình đang sống.

Đặc biệt trong buổi sinh hoạt này, ông Tim Taft, cựu Chánh án Tòa Phúc thẩm tại Thành phố Houston, nay đã về hưu, dự định tham dự nhưng vào giờ chót bị cảm lạnh đột ngột nên đã gửi một nhận định về Lễ Tưởng niệm 50 năm Trận Hải chiến Hoàng Sa cho Ban Tổ chức như sau: “Tôi rất kính trọng và ngưỡng mộ những sự can trường của người Việt ngay từ thời còn là sinh viên theo học lớp tiếng Việt tại trường Ngôn ngữ ở Fort Bliss năm 1969 cũng như sau đó phục vụ tại Việt Nam từ năm 1970. Tôi hết lòng ủng hộ sứ mệnh của đảng Việt Tân nhằm tái lập tự do và quyền tự quyết ở Việt Nam.”

TORONTO, CANADA:  TƯỞNG NIỆM 50 NĂM TRẬN HI CHIN HOÀNG SA 

Chủ nhật, ngày 21 tháng 1, 2024, Cơ sở đảng Việt Tân đã cùng với các Tổ chức và Tập thể Quân Đội VNCH tổ chức Lễ Tưởng niệm các Anh hùng Tử sĩ đã hy sinh trong trận Hải chiến Hoàng Sa 50 năm trước. Buổi lễ được tổ chức tại Hội trường Thư viện Burnhamthorpe (bên cạnh Tượng đài Thuyền nhân Việt Nam), với hơn 100 quan khách và đồng hương tham dự, bất kể không khí mùa Đông giá rét – nhiệt độ là âm 15 độ C.

Sau nghi thức khai mạc, ông Nguyễn Quốc Hưng, đại diện Ban Tổ chức đã cùng mọi người ôn lại những trang sử oai hùng của tiền nhân chống ngoại xâm giữ gìn bờ cõi. Tiếp bước thế hệ tiền nhân, chúng ta có gương anh hùng của 74 chiến sĩ VNCH đã anh dũng hy sinh để bảo vệ biên cương biển đảo. Chung lòng tưởng nhớ những người đã nằm xuống trong trận hải chiến, người Việt khắp nơi đang cùng nhau viết tiếp trang sử hào hùng còn dang dở, và cũng nhắc nhở con cháu tương lai: Hoàng Sa là của Việt Nam.

Chương trình diễn ra trong không khí trang nghiêm và đầy xúc động bằng việc rước linh vị các tử sĩ Hoàng Sa, những người con ưu tú của Tổ Quốc đã vị quốc vong thân, do chính các chiến binh Hải quân VNCH thế hệ đàn em lên bàn thờ và kính bái.

Rước linh vị các Anh hùng Tử sĩ Hoàng Sa 1974
Rước linh vị các Anh hùng Tử sĩ Hoàng Sa 1974

Các đại diện Hội đoàn cùng bày tỏ lòng tôn kính đến các anh linh tử sĩ và đồng lòng chống bá quyền Trung Cộng xâm chiếm biển đảo quê hương. Bên cạnh đó các đồng hương vẫn tiếp tục gởi thêm chữ ký cho Kiến Nghị “Hoàng Sa – 50 Năm” để nộp lên Tòa Trọng Tài Quốc Tế khẳng định chủ quyền quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam.

Kết thúc buổi Lễ Tưởng niệm, tất cả mọi người đã cùng hát vang bài hát Phải lên tiếng như một lời hiệu triệu lòng dân trong ngoài như một, quyết tâm đòi lại biển đảo cho quê hương.

Đông đảo đồng hương và đại diện các Tổ chức, Đoàn thể quân đội tham dự
Đông đảo đồng hương và đại diện các Tổ chức, Đoàn thể quân đội tham dự

 

ÚC CHÂU 

TỌA KHÁNG TRƯỚC TIỀN ĐÌNH QUỐC NỘI NAM ÚC: “TẬP CẬN BÌNH, XI JINPING… HÃY CÚT XÉO!”

“Tập Cận Bình – Xi Jinping… Hãy cút xéo!”

Đó là lời sắt thép của Người Việt tại Thành phố Adelaide, Úc Châu, nói lên tinh thần “Nam Quốc Sơn Hà Nam Đế Cư,” trong Ngày Tưởng niệm 50 năm Hoàng Sa và Tri ơn 74 Tử sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh để bảo vệ biên giới và biển đảo của Tổ Quốc, trước cuộc xâm lăng của Trung Cộng vào ngày 19 tháng 1 năm 1974, đúng 50 năm trước tính từng ngày.

Cuộc biểu dương đã diễn ra trước tiền đình Quốc Hội, tại Thành phố Adelaide, Tiểu bang Nam Úc vào lúc 12 giờ trưa trong một ngày nắng ấm – 20 tháng 1, 2024

Khách bộ hành đi ngang qua cũng đã nghiêm chỉnh dừng chân, nghiêm chào khi Quốc ca Úc và Việt Nam Cộng Hòa trổi lên. Nhiều người dừng lại để theo dõi các biểu ngữ, thậm chí đứng vào hàng người biểu dương giơ cao tay biểu lộ sự đồng tình.

Dù đã nửa thế kỷ qua đi, người Việt Nam thề sẽ không quên mối đau biển đảo quê nhà bị giặc xâm chiếm! sẽ không quên bốn thời kỳ Bắc thuộc, gần một ngàn năm đô hộ, người Việt Nam vẫn kiên cường đứng dậy đấu tranh đuổi giặc giành lại quê hương. Nối tiếp dòng máu anh hùng của tiền nhân, các thế hệ con dân nước Việt sẽ kiên cường tranh đấu cho đến ngày chủ quyền biển đảo được phục hồi và nhân quyền được khôi phục trên quê hương Việt Nam.

Tiền đình Quốc Hội Tiểu bang Nam Úc, thành phố Adelaide 20/1/2024

 

SYDNEY: BIU TÌNH CHNG TRUNG QUC XÂM LƯC HOÀNG SA 50 NĂM

Hai ngày sau buổi Thánh lễ tại Nhà thờ Thánh Tâm Villawood, NSW (Sacred Heart Catholic Church Villawood), cầu nguyện cho 74 chiến sĩ Hải quân Quân lực VNCH đã hy sinh trong trận Hải chiến Hoàng Sa được tổ chức vào tối ngày 18 tháng 1, 2024, Cơ sở đảng Việt Tân tại Sydney đã tổ chức cuộc biểu tình phản đối và lên án Trung Quốc cưỡng chiếm Quần đảo Hoàng Sa đúng 50 năm trước Lãnh Sự quán Trung Quốc tại Sydney, Úc Châu với sự tham dự của nhiều hội đoàn, cộng đồng và đồng hương.

Buổi biểu tình bắt đầu vào lúc 11 giờ trưa ngày 20 tháng 1 năm 2024. Sau phút nghiêm trang chào Quốc kỳ là những bài phát biểu đến từ ông Trần Thanh Long, đại diện Ban Tổ chức; Luật sư Nguyễn Văn Thân, Hội đồng Tư vấn và Giám sát Cộng đồng NSW; ông Paul Huy Nguyễn, cựu Chủ tịch CĐVNTD/NSW; Ông Gia Du, đại diện Gia đình Hải quân Hàng hải NSW.

Đặc biệt có nhiều bạn trẻ lên phát biểu phản đối Trung Cộng xâm lược Hoàng Sa và chia sẻ những quan tâm liên quan đến tình trạng đàn áp nhân quyền tại Việt Nam. Không khí buổi biểu tình rất khí thế bằng những tiếng hô lớn và quyết liệt của những đồng hương tham dự biểu tình, cùng với sự góp phần của một số bạn trẻ qua các nhạc phẩm đấu tranh. Buổi biểu tình được kết thúc bằng hợp ca nhạc phẩm “Việt Nam, Việt Nam…” vào lúc 13 giờ chiều cùng ngày

Thánh lễ tại Nhà thờ Thánh Tâm Villawood, NSW hôm 18/1/2024 cầu nguyện cho 74 chiến sĩ Hải quân Quân Lực VNCH đã anh dũng hy sinh trong trận Hải chiến Hoàng Sa 1974
Thánh lễ tại Nhà thờ Thánh Tâm Villawood, NSW hôm 18/1/2024 cầu nguyện cho 74 chiến sĩ Hải quân Quân Lực VNCH đã anh dũng hy sinh trong trận Hải chiến Hoàng Sa 1974

 

Quang cảnh cuộc biểu tình trước Lãnh sự quán Trung Quốc tại Sydney, Úc Châu  hôm 20/1/2024
Quang cảnh cuộc biểu tình trước Lãnh sự quán Trung Quốc tại Sydney, Úc Châu  hôm 20/1/2024

 

Cảm ơn quý vị đã đọc, ủng hộ và tiếp tay loan tải Bản Tin Việt Tân.

Việt Tân là tập hợp của những con dân Việt từ mọi miền đất nước và khắp năm châu cùng khát vọng dân chủ hóa và canh tân đất nước.

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tô Lâm, tổng bí thư kiêm chủ tịch nước Việt Nam. (Hình: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images)

Tô Lâm yêu cầu ‘đổi mới,’ thật không?

Mới tháng trước, ngay sau khi ngồi vào chiếc ghế tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam mà ông Nguyễn Phú Trọng để lại, ông Tô Lâm đã yêu cầu “cải cách thể chế nhằm đưa đất nước Việt Nam giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh…” Bài mới của ông Tô Lâm được coi là một “tín hiệu” về cải cách chính trị mà Việt Nam sẽ thực hiện (???)

Quan khách niệm hương trước linh vị các Anh Hùng Đông Tiến trong buổi Lễ Tưởng niệm các Anh Hùng Đông Tiến do Cơ sở Việt Tân tại Pháp tổ chức hôm 15/09/2024 tại Paris, Pháp Quốc

Ngọn Lửa Đông Tiến Còn Thắp Sáng

Paris chưa vào thu, nhưng sáng nay lại se sắt cái rét ngọt của giao mùa. Trong căn phòng họp nhỏ của ngôi giáo đường, quan khách đã vào chỗ ngồi. Có khoảng một trăm người, nào là những cụ già tóc bạc phơ, tay mang gậy chống, nào là những khuôn mặt quen thuộc của những thân hữu đã đồng hành cùng Cơ sở Việt Tân Pháp trong suốt bốn thập niên qua.

Vị trí ba nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc gần biên giới Việt Nam. Nguồn: Hội Nhà văn Việt Nam

Không xây dựng nhà máy điện hạt nhân mà vẫn phải đối mặt với thảm họa điện hạt nhân

Không xây dựng nhà máy điện hạt nhân nhưng Việt Nam vẫn phải đối mặt với thảm hoạ điện hạt nhân. Thật nguy hiểm khi các nhà máy điện hạt nhân công suất lớn của Trung Quốc lại nằm sát biên giới Bắc Việt Nam, thuộc khu vực dân cư đông đúc nhất Việt Nam, và chỉ cách thủ đô Hà Nội chừng 300 km.

Việt Nam không thể không có bước chuẩn bị để cảnh báo phóng xa và đối phó với các trường hợp xấu.

'Kỳ tích' làng Nủ

‘Kỳ tích’ làng Nủ

Những ngày qua, tôi nghe nhiều đến từ “kỳ tích ở làng Nủ.” Ban đầu là 8 người trở về, sau đó là 3 người, và hôm nay là 18 người. Chúng ta hãy thử xem cái gì là kỳ tích ở đây nhé.