Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 4-10/12/2023

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BẢN TIN VIỆT TÂN
(Tuần lễ 11-17/12/2023)

Bản tin này nhằm gửi đến quý vị một số sinh hoạt của Việt Tân cùng những nhận định về một số sự kiện lớn trên thế giới hoặc có ảnh hưởng tới Việt Nam. Để ghi danh nhận hoặc ngưng bản tin, xin liên lạc: lienlac@viettan.org

Cảm ơn quý vị đã đọc, ủng hộ và tiếp tay loan tải Bản Tin này.

Ban biên tập Bản Tin Việt Tân

***

SINH HOẠT VIỆT TÂN  

LỄ TRAO GIẢI THƯỞNG NHÂN QUYỀN LÊ ĐÌNH LƯỢNG 2023 TẠI PARIS, PHÁP

Giải Thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng 2023 đã được trang trọng tổ chức vào ngày 10 tháng 12 năm 2023 tại phòng khánh tiết Trung Tâm Hoa Kỳ nằm trong khu Cité Universitaire Internationale, Paris, Pháp với sự tham dự của hơn 150 quan khách. Buổi lễ cũng  đã được livestream trên Facebook Việt TânYouTube Việt Tân

Lễ trao Giải Thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng 2023 tại Paris, Pháp Quốc. Ảnh: Việt Tân 
Lễ trao Giải Thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng 2023 tại Paris, Pháp Quốc. Ảnh: Việt Tân

Để đề cao sự hy sinh, tinh thần can đảm đứng lên tranh đấu cho dân sinh dân quyền của các nhà hoạt động Việt Nam, vào năm 2018 Đảng Việt Tân đã thiết lập Giải Thưởng Nhân Quyền mang tên nhà hoạt động Lê Đình Lượng, người đã bị nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam áp đặt bản án khắc nghiệt 20 năm tù giam và 5 năm quản chế. Giải thưởng nhân quyền này  cũng là một nhắc nhở về tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam.  

Để đánh dấu kỷ niệm 75 năm (1948-2023) ngày ra đời bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, Giải Thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng 2023 được mang chủ đề: “75 Năm Quốc Tế Nhân  Quyền: Tự Do, Bình Đẳng & Công Lý Cho Việt Nam.”  

Trước khi buổi lễ chính thức khai mạc, Ban Tổ Chức đã thực hiện phần rước quốc kỳ của 5  quốc gia từng là nơi tổ chức lễ trao giải trong các năm qua: Genève – Thụy Sĩ (2018), London – Anh Quốc (2019), Sydney – Úc (2020), Houston – Hoa Kỳ (2021) và Tokyo – Nhật Bản (2022) một  cách rất trang trọng cùng với quốc kỳ Pháp và Liên Minh Châu Âu.  

Đại diện Ban Tổ Chức, ông Trần Đức Tuấn Sơn đã chào mừng quan khách và bày tỏ sự vinh dự khi Paris được chọn làm nơi trao Giải Thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng 2023 – thủ đô  nước Pháp cũng là nơi bản Tuyên ngôn Quốc Tế Nhân Quyền được công bố 75 năm trước.  

Ông Trần Đức Tuấn Sơn, Đại diện Ban Tổ Chức. Ảnh: Việt Tân
Ông Trần Đức Tuấn Sơn, Đại diện Ban Tổ Chức. Ảnh: Việt Tân

Ông cũng giới thiệu và đặc biệt cảm ơn Ban Giám Khảo năm 2023, gồm có bà Nathalie Seff –  Giám Đốc tổ chức ACAT Pháp; ông Pascal Durand – Thành viên Quốc Hội Châu Âu; ông Daniel Bastard – Giám đốc khu vực Châu Á của tờ báo Le Courrier International; ông Đặng Đình Mạnh – Luật sư Nhân quyền và Nhà giáo Phạm Minh Hoàng – nhà hoạt động nhân  quyền và cựu tù nhân lương tâm.  

Kế đến, ông Lý Thái Hùng, Chủ tịch Đảng Việt Tân đã trình bày về tình trạng đàn áp ngày một  tồi tệ của CSVN nhằm triệt hạ mọi tiếng nói phản biện trong xã hội. Vì thế, Việt Nam là quốc  gia bị xếp hạng rất thấp – 134 trên 161 quốc gia về Quyền Con Người, và là 1 trong 6 nước đứng  hạng chót về không có tự do và đàn áp thô bạo quyền tự do báo chí cùng với Cuba, Trung  Quốc, Bắc Triều Tiên, Myanmar và Nga. 

Ông Lý Thái Hùng, Chủ tịch Đảng Việt Tân. Ảnh: Việt Tân
Ông Lý Thái Hùng, Chủ tịch Đảng Việt Tân. Ảnh: Việt Tân

Ông Lý Thái Hùng cũng đã cho biết Giải Thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng năm nay đã chọn chủ đề “75 Năm Quốc Tế Nhân Quyền – Tự Do, Bình Đẳng & Công Lý Cho Việt Nam,”  nhằm vào hai mục tiêu: Thứ nhất là xiển dương tính chất lịch sử của bản Tuyên Ngôn Quốc  Tế Nhân Quyền đã ra đời đúng 75 năm trước đây tại Thủ đô Paris vào ngày 10 tháng 12 năm  1948. Đây là một cách thiết thực nhằm tạo áp lực buộc nhà cầm quyền CSVN phải thực thi  các tiêu chí nhân quyền mà chính họ đã ký kết và hiện đang là một thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc. Và thứ hai là đề cao sự hy sinh can đảm của các nhà hoạt động, ngay cả khi ở trong tù, vẫn miệt mài tranh đấu để đòi tự do, bình đẳng và công lý cho dân tộc  Việt Nam.  

Sau hai phát biểu khai mạc nói trên, không khí của phòng khánh tiết đã trầm lắng trong xúc  động, khi ca sĩ Tố Lan, một nữ bác sĩ đa tài của Paris cất tiếng hát bài: Do You Hear The People Sing (Có Nghe Chăng Tiếng Hát Người Dân) trong 3 thứ tiếng Pháp – Việt – Anh. Đây  là bài hát tiếng Pháp nói về tinh thần quật khởi chống áp bức của người dân Paris vào năm 1832, trong Les Miserables (1980). 

Ca sĩ Tố Nga - Do You Hear The People Sing (Có Nghe Chăng Tiếng Hát Người Dân). Ảnh: Việt Tân
Ca sĩ Tố Nga – Do You Hear The People Sing (Có Nghe Chăng Tiếng Hát Người Dân). Ảnh: Việt Tân

Vị khách đầu tiên được mời phát biểu đó là bà Nathalie Seff, Giám Đốc Tổ chức ACAT Pháp.  Trích lời luật gia lỗi lạc người Pháp, ông René Cassin nói rằng: “Sẽ không có hòa bình trên hành tinh này, khi mà những quyền con người vẫn còn bị vi phạm ở bất kỳ nơi nào trên thế giới,” bà Seff nhận định: “ngày hôm nay, chúng ta đã nhận thấy ông Cassin có lý khi khắp nơi trên thế giới đang nghiêng ngả, rơi vào bạo lực, ngu dân, khủng bố, khiến cho bao dân tộc và những người vô tội bị đàn áp, bị rơi vào địa ngục tra tấn, rơi vào sự đối xử man rợ.”  

Bà Nathalie Seff, Giám Đốc ACAT – Pháp 
Bà Nathalie Seff, Giám Đốc ACAT – Pháp. Ảnh Việt Tân

Trong bài phát biểu của mình, với tư cách là một dân biểu Quốc Hội Âu Châu (The European Parliament – EP), ông Pascal Durand đã mạnh dạn lên tiếng bày tỏ thái độ đáng tiếc về suy nghĩ của một số đồng viện về khái niệm nhân quyền trong một thể chế toàn trị. 

Dân Biểu Quốc Hội Âu Châu (EP) Pascal Durand. Ảnh: Việt Tân
Dân Biểu Quốc Hội Âu Châu (EP) Pascal Durand. Ảnh: Việt Tân

Ông nói: “Châu Âu đã thể hiện một cách rõ ràng nhất sự thiếu hiểu biết nghiêm trọng về sự vận hành của các chế độ cộng sản, và đã tỏ ra ngây thơ một cách vô liêm sỉ khi đặt ưu tiên cho những trao đổi thương mại và tài chánh trên sự đau khổ của hàng triệu con người, trên quyền tự do của họ, trên nhân phẩm của họ, kể cả trên mạng sống của họ. Đúng là, Liên  Minh Âu Châu (EU) đã ký kết với nhiều quốc gia toàn trị đủ loại hiệp định thương mại, và tất cả các hiệp định này đều có ghi những điều khoản bảo vệ sự tôn trọng nhân quyền và các quyền tự do của người dân. Khốn nỗi, những cam kết đó vẫn chỉ là những điều mơ ước nếu Liên Minh Âu Châu không có những biện pháp hữu hiệu để tạo ảnh hưởng lên các chính sách công cộng của các quốc gia đó.” 

Phần phát biểu đầy cảm xúc nhất trong ngày đến từ ông Nguyễn Ngọc Đức, một người bạn hoạt động gần gũi và thân thiết Nhà hoạt động Lê Đình Lượng. Ông Nguyễn Ngọc Đức đã chia sẻ về con người yêu nước Lê Đình Lượng như sau:  

“Chúng tôi đã quen nhau từ những ngày đầu của thập niên 2010. Anh Lượng là một cựu chiến binh, từng cầm súng bảo vệ tổ quốc ở vùng biên giới phía Bắc vào đầu thập niên 80. Có  một lần, chúng tôi ngồi bên nhau trong một căn nhà tranh, cũng ở một vùng biên giới. Qua cuộc chiến này, anh Lượng đã nghe và thấy về những tội ác chiến tranh của quân đội Trung  Quốc, về sự tang thương, đổ nát và nỗi khổ của đồng bào sau chiến tranh. Chính sự trải  nghiệm của anh trên vùng biên giới Việt Bắc đã giúp anh xác quyết lý tưởng đấu tranh cho độc lập của tổ quốc, và cho tự do, dân chủ của dân tộc.” 

Ông Nguyễn Ngọc Đức kể về ông Lê Đình Lượng. Ảnh: Việt Tân
Ông Nguyễn Ngọc Đức kể về ông Lê Đình Lượng. Ảnh: Việt Tân

Trước khi công bố người nhận Giải Nhân Quyền Lê Đình Lượng năm nay, Ban Tổ Chức cũng đã giới thiệu ca sĩ Mộng Trang, vừa đệm đàn guitar, vừa trình bày ca khúc “Bài Hát Cho Hòa  Bình” thật truyền cảm và thu hút. 

Ca sĩ Mộng Trang - ca khúc Bài Hát Cho Hòa Bình. Ảnh: Việt Tân 
Ca sĩ Mộng Trang – ca khúc Bài Hát Cho Hòa Bình. Ảnh: Việt Tân

Kế tiếp, đại diện cho Ban Giám Khảo Giải Thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng 2023, Nhà giáo Phạm Minh Hoàng cùng bà Nathalie Seff đã long trọng tuyên bố khôi nguyên giải thưởng năm nay là Nhà Hoạt Động Nhân Quyền Trương Văn Dũng.  

Bà Seff cho biết ông Trương Văn Dũng được chọn vì những đóng góp và lòng can đảm của ông: luôn luôn đi đầu trong các cuộc biểu tình ôn hòa phản đối Trung Quốc, luôn sẵn sàng hỗ trợ cho các tù nhân lương tâm, bà con dân oan. Và ngay cả khi ở trong tù, ông Dũng vẫn tiếp tục cùng các bạn tù lên tiếng phản đối những hành vi vi phạm quyền con người của các quản giáo.  

Nhà giáo Phạm Minh Hoàng giới thiệu các thành viên Ban Giám Khảo giải thưởng năm nay (2023)2023. Ảnh: Việt Tân
Nhà giáo Phạm Minh Hoàng giới thiệu các thành viên Ban Giám Khảo giải thưởng năm nay (2023). Ảnh: Việt Tân

Tiếp đến, ông Lý Thái Hùng, Chủ tịch đảng Việt Tân đã thay mặt Ban Tổ Chức lên trao giải  thưởng gồm một Trophy và số hiện kim 5.000 Mỹ kim cho Luật sư Nguyễn Văn Đài, là người được gia đình ông Trương Văn Dũng ủy thác. Luật sư Nguyễn Văn Đài là người đã từng sát cánh với ông Trương Văn Dũng ủng hộ các cuộc đấu tranh của bà con dân oan và tham dự các cuộc biểu tình chống các hành động xâm lược của Trung Quốc trên biển Đông. 

Ông Lý Thái Hùng (thứ nhì, từ trái) trao Trophy của Giải Thưởng cho Luật sư Nguyễn Văn Đài (ngoài cùng, bên phải), là người đại diện ông Trương Văn Dũng nhận giải. Ảnh: Việt Tân
Ông Lý Thái Hùng (thứ nhì, từ trái) trao Trophy của Giải Thưởng cho Luật sư Nguyễn Văn Đài (ngoài cùng, bên phải), là người đại diện ông Trương Văn Dũng nhận giải. Ảnh: Việt Tân
Trophy của Giải Thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng 2023. Ảnh Việt Tân
Trophy của Giải Thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng 2023. Ảnh Việt Tân

Bà Nghiêm Thị Hợp, vợ của ông Trương Văn Dũng từ Hà Nội đã thay mặt chồng gửi lời cảm  ơn Ban Tổ Chức, cũng như gởi đến mọi người lời nhắn nhủ của chồng là đừng quên còn có  rất nhiều tù nhân khác đang cần sự giúp đỡ.  

Một khách mời đặc biệt khác trong buổi trao Giải Thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng 2023 là bà Pascale Berry-Wavre, một đảng viên danh dự của đảng Việt Tân tại Thụy Sĩ.  

Bà Berry-Wavre đã nói về những người phụ nữ Việt Nam can đảm dấn thân tham gia đấu  tranh. Bà đã đặc biệt nhắc đến bà Nguyễn Thúy Hạnh, người sáng lập Quỹ 50K, bà Huỳnh Thục Vy, bà Cấn Thị Thêu.

Bà Pascale Berry-Wavre, Thành Viên Danh Dự Đảng Việt Tân. Ảnh: Việt Tân
Bà Pascale Berry-Wavre, Thành Viên Danh Dự Đảng Việt Tân. Ảnh: Việt Tân

Và như thông lệ hàng năm, bà Nguyễn Thị Quý, vợ của Nhà hoạt động Lê Đình Lượng đã gửi lời chúc mừng đến người được trao giải, Nhà hoạt động Nhân quyền Trương Văn Dũng. Bà  nói “Trương Tráng Sĩ” rất xứng đáng để được vinh danh. Bà Quý cũng chia sẻ thông tin về ông Lê Đình Lượng và Linh mục Đặng Hữu Nam, người được trao Giải Thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng 2021.  

Ý nghĩa của buổi lễ trao Giải Thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng 2023 đã được tô đậm thêm qua hai bài hát “Đi Đòi Nhân Quyền” của ca nhạc sĩ Việt Khang và “Bài Hát Chống Xâm Lăng” của ca nhạc sĩ Nguyệt Ánh do ban hợp ca Trùng Dương trình bày.  

Một phần quan trọng khác của buổi lễ trao Giải Thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng tại Paris năm nay là phần triển lãm những hình ảnh về tình hình nhân quyền tại Việt Nam, cũng như về những hoạt động và tình trạng của các tù nhân lương tâm. 

Ban Hợp Ca Trùng Dương, Paris. Ảnh Việt Tân
Ban Hợp Ca Trùng Dương, Paris. Ảnh Việt Tân
Tiếp tân sau buổi lễ trao Giải Thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng 2023. Ảnh Việt Tân
Tiếp tân sau buổi lễ trao Giải Thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng 2023. Ảnh Việt Tân

***

TRÍCH ĐOẠN PHÁT BIỂU CỦA MỘT SỐ DIỄN GIẢ TẠI LỄ TRAO GIẢI NHÂN QUYỀN LÊ ĐÌNH LƯỢNG 2023 

PHÁT BIỂU CỦA BÀ NATHALIE SEFF, GIÁM ĐỐC ACAT – PHÁP

Giải Thưởng Nhân Quyền này mang tên ông Lê Đình Lượng, một người đã bị tước đoạt 20 năm của cuộc đời chỉ vì ông đã thực thi một quyền căn bản của con người – quyền tự do ngôn luận. Tòa án nhân dân của CSVN đã quy chụp ông là “nhà đấu tranh nguy hiểm” và kết án ông 20 năm tù. Đây là điều không thể tưởng tượng nổi trong một quốc gia thuộc Khối Liên Minh Âu Châu, một quốc gia pháp quyền, dân chủ, nơi mà các giá trị nền tảng được thiết lập dựa trên Tuyên Ngôn Quốc Tế Các Quyền Con Người như bình đẳng, tự do, công lý.  

Trao Giải Thưởng này trong ngày kỷ niệm 10 tháng 12, tại thành phố Paris, cho một người dám bênh vực các quyền con người, một nạn nhân của sự bức hại, giam cầm tùy tiện, hành hạ và đối xử tàn ác… cho thấy tầm quan trọng của việc vận động và giáo dục về các quyền con người, về tính phổ quát của các quyền đó, đặc biệt cho những thế hệ trẻ, và tính cách cấp thiết phải ủng hộ, bảo vệ, bênh vực cho những người đã hy sinh sự tự do của mình, bất  chấp nguy hiểm đến tính mạng, để dấn thân tranh đấu và bảo vệ nhân quyền.  

Luật sư người Pháp ông René Cassin, một trong những kiến trúc sư chính của Tuyên Ngôn Quốc tế Nhân Quyền, đã từng nói: “Sẽ không có hòa bình trên hành tinh này, khi mà những quyền con người vẫn bị vi phạm ở bất kỳ nơi nào trên thế giới.”  

Và ngày hôm nay, chúng ta đã nhận thấy ông có lý khi khắp nơi trên thế giới đang nghiêng ngả, rơi vào bạo lực, ngu dân, khủng bố, khiến cho bao dân tộc và những người vô tội bị đàn  áp, bị rơi vào địa ngục tra tấn, vào sự đối xử man rợ.  

Hơn bao giờ hết, những người đã lên tiếng, đã đấu tranh ôn hòa, để bảo vệ những nguyên tắc căn bản của các quyền tự do và các quyền khác được ghi trong bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền năm 1948, cần phải được bảo vệ và được đón nhận khi họ bị bắt buộc phải lưu vong. Họ phải được nâng đỡ và bênh vực để không mất đi niềm hy vọng và tiếp tục hoạt  động cho những mục tiêu thiêng liêng là gìn giữ hòa bình và nhân phẩm trong cộng đồng nhân loại.  

Vì vậy, điều tiên quyết là các hội đoàn, các tổ chức phi chính phủ, các nhà hoạt động xã hội  dân sự tiếp tục cùng nhau làm việc, hợp tác để cảnh giác liên tục, để ghi nhận, để làm chứng, để tố cáo những vi phạm các quyền con người từ những chế độ độc tài. Trong tinh  thần đó, theo tôi, người được nhận Giải Thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng 2023 là hiện thân của ý thức phổ quát này.  

***

PHÁT BIỂU CỦA ÔNG PASCAL DURAND, DÂN BIỂU QUỐC HỘI ÂU CHÂU (THE EUROPEAN PARLIAMENT – EP)

Như quý vị đã biết, Ủy Ban Âu Châu đã muốn thiết lập hiệp định trao đổi thương mại tự do với Việt Nam (EVFTA) bất chấp nhiều phản kháng từ phía những nhà bảo vệ nhân quyền Liên Minh Âu Châu. Hiệp định này tiên liệu những điều khoản đòi hỏi chính quyền Việt Nam phải tôn trọng những quyền về thành lập nghiệp đoàn và những quyền tự do căn bản, nhất là quyền tự do báo chí.  

Tại Quốc Hội Âu Châu, trong số những người ủng hộ tự do trao đổi thương mại, có hai quan niệm đối chọi với nhau về bản hiệp định này:  

1) Một quan niệm lạc quan, đặt cược vào khả năng của hiệp định này, qua sự hiện hữu của nó, có thể ảnh hưởng và làm thay đổi lập trường của chính quyền Việt Nam.

2) Quan niệm thứ hai đưa ra điều kiện trước khi phê chuẩn hiệp định là phải thực hiện những cải thiện hiệu quả trong hành vi đàn áp, thí dụ bằng việc trả tự do cho những tù nhân lương  tâm và các nhà báo.  

Tôi sẽ không làm quý vị ngạc nhiên khi thưa với quý vị rằng, tôi thuộc thành phần chủ trương lựa chọn thứ hai vì tôi không hề tin tưởng vào những khả năng tự phát của một chính quyền độc tài trong việc thực hiện những lời hứa về tôn trọng các quyền con người. Tuy nhiên, vào tháng Tư năm 2020, Quốc Hội Âu Châu với đa số phiếu đã đặt tin tưởng vào những lời hứa và vào ‘thiện chí’ của chính quyền Việt Nam.  

Một lần nữa, Châu Âu đã thể hiện một cách rõ ràng nhất sự thiếu hiểu biết nghiêm trọng về sự vận hành của các chế độ cộng sản, và đã tỏ ra ngây thơ một cách vô liêm sỉ khi đặt ưu tiên cho những trao đổi thương mại và tài chánh trên sự đau khổ của hàng triệu con người, trên  quyền tự do của họ, trên nhân phẩm của họ, kể cả trên mạng sống của họ.  

Đúng là, Liên Minh Âu Châu đã ký kết với nhiều quốc gia toàn trị đủ loại hiệp định thương mại, và tất cả các hiệp định này đều có ghi những điều khoản bảo vệ sự tôn trọng nhân quyền và  các quyền tự do của người dân. Khốn nỗi, những cam kết đó vẫn chỉ là những điều mơ ước nếu Liên Minh Âu Châu không có những biện pháp hữu hiệu để tạo ảnh hưởng lên các chính  sách công cộng của các quốc gia đó.” 

Đương nhiên là khi những nhà báo, những người bênh vực nhân quyền, những người dân bình thường bị đe dọa, bị tùy tiện bắt bớ, giam cầm, tra tấn và thủ tiêu, mà các Tổ Chức Phi  Chính Phủ độc lập đã tố giác, Liên Minh Âu Châu có bổn phận tinh thần, có trách nhiệm chính trị và kinh tế để can thiệp và hành động bằng đòn bẩy duy nhất là sự đình chỉ các hiệp định thương mại, hoặc ít ra là đe dọa đình chỉ hay tái xét các hiệp định đó.  

Chỉ có sự quyết tâm thực hiện các biện pháp trừng phạt này mới có thể bắt buộc chính quyền Việt Nam phải sửa đổi, dù là chỉ một phần, chế độ đàn áp của họ.  

Điều này vẫn chưa xảy ra, nhưng tôi xác tín rằng, đặc biệt với sự động viên của xã hội dân sự,  chúng ta có thể làm cho điều đó xảy ra.  

Những hoạt động công khai như hoạt động của chúng ta ngày hôm nay là tối cần thiết, vì  chúng gửi đi ba tín hiệu: 

  • Trước hết đây là một tia hy vọng cho tất cả những người đang đau khổ trong các nhà tù của Việt Nam, chỉ vì thực thi quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận của họ và họ biết rằng chúng ta không quên họ và không bỏ rơi họ.  
  • Thứ nhì, để cho chính quyền Việt Nam biết rằng cộng đồng người Việt hải ngoại, những  người bảo vệ nhân quyền trong Liên Minh Âu Châu nói chung và tại Pháp nói riêng không bị lừa bịp bởi sự thất hứa của Hà Nội và tất cả chúng ta, bên cạnh các tổ chức phi chính phủ, sẽ lên tiếng cho đến khi nào hiệp định trao đổi thương mại tự do mà Việt Nam ký kết với Liên Minh Âu Châu phải được tôn trọng hoàn toàn về các quyền tự do, các quyền con người và  quyền nghiệp đoàn.  
  • Sau cùng, tín hiệu thứ ba, bởi vì nó cảnh báo các cơ chế của Âu Châu về sự cần thiết phải thực hiện một sự giám sát các hiệp định và chuẩn bị để thực hiện những biện pháp trừng phạt để những cam kết được thực sự tôn trọng.

***

PHÁT BIỂU CỦA BÀ PASCALE BERRY-WAVRE, THÀNH VIÊN DANH DỰ ĐẢNG  VIỆT TÂN TẠI THỤY SĨ 

Trước khi nói về ba người phụ nữ đấu tranh hiện đang bị tù đày, tôi muốn đề cập đến hoàn cảnh hết sức là khó khăn của những bà vợ các tù nhân lương tâm ở Việt Nam. Tình trạng tài chánh trở thành bấp bênh vì chồng bị bắt, các bà thường phải di chuyển hàng ngàn cây số để đi thăm nuôi các ông hàng tháng. Theo tôi, đây là một “âm mưu” của nhà cầm quyền nhằm tạo ra một hình thức tra tấn tinh thần trên các gia đình. Những chuyến đi rất tốn kém và các bà phải vượt qua rất nhiều khó khăn để tiếp tế cho chồng thuốc men, quần áo và thực phẩm ở trong tù.  

Khuôn mặt thứ nhất của các phụ nữ đáng chú ý này là bà Nguyễn Thúy Hạnh, người sáng lập Quỹ 50K. Nhóm này kêu gọi một sự đóng góp nhỏ bé, tương đương với 4 Euros, để tránh sự chú ý của nhà cầm quyền, nhằm hỗ trợ các gia đình tù nhân lương tâm không có nguồn lợi tức để trang trải những phí tổn đi thăm nuôi, mua sách học và tiền học phí cho con cái. Phong trào này được dựng lên vào năm 2014, vốn chẳng có gì là bất hợp pháp, đã ngày càng  phát triển và chính quyền đã lo sợ vì sự thành công này tại Việt Nam và ở hải ngoại. Do đó, những người tham gia đã chuốc lấy những hình phạt nặng nề, và vào năm 2020, quỹ này đã  bị phong tỏa.  

Bị bắt giữ một cách tùy tiện vào tháng Tư năm 2021, hiện bà đang bị giam cầm tại Hà Nội. Ít ngày trước khi bị bắt, bà Nguyễn Thúy Hạnh đã trả lời một cuộc phỏng vấn và bà đã tuyên bố khi nhắc tới những người Việt Nam đã tham gia Quỹ 50K rằng: “Bằng hành động tham gia  này, họ khẳng định phần vụ trách nhiệm của mình và thể hiện nhân cách mình một cách trang nghiêm trong xã hội.” Câu nói này khiến người ta khâm phục vì nó nhắn nhủ chúng ta  rằng: một công dân có các quyền và nghĩa vụ, kể cả trong bối cảnh tàn bạo của chế độ độc tài ở Việt Nam, điều này có nghĩa là vượt qua sự sợ hãi. Bà còn nói với chúng ta: “Những người  dấn thân này đã làm được điều gì đó rất ý nghĩa trong cuộc đời.” Sống dưới một chế độ độc  tài, nơi các quyền tự do cá nhân bị chà đạp, thì những lời nói đó rất mạnh mẽ. Ngày hôm nay, cuộc đấu tranh của bà được biết đến trong cả nước Việt Nam và xa hơn nữa. Trên bề nổi có vẻ như cuộc đấu tranh đang bị chậm lại nhưng thực tế bên trong thì cuộc đấu tranh đang được  củng cố. Vào năm 2019, bà Nguyễn Thuý Hạnh đã là người đoạt Giải Thưởng Nhân Quyền Lê  Đình Lượng.  

Khuôn mặt thứ hai là bà Huỳnh Thục Vy, một nhà đấu tranh, một nhà báo nhiệt tình, bà điều hành một trang blog tố cáo những vi phạm các quyền con người và đặc biệt những quyền  của phụ nữ và về sự bảo vệ môi trường. Là tác giả cuốn sách “Nhận định sự thật, tự do và  nhân quyền,” bà đã phanh phui chi tiết những vi phạm các quyền con người tại Việt Nam. Lời  kêu gọi của bà là: “Tôi muốn sống trong nhân phẩm và tự do.”  

Năm 2013, bà đã cùng với 8 người khác thành lập nhóm Phụ Nữ Việt Nam Bảo Vệ Nhân  Quyền. Đây là một tổ chức độc lập, phi chính trị và phi lợi nhuận với mục đích là bảo vệ phụ nữ chống sự vi phạm các quyền căn bản bởi nhà cầm quyền bằng cách mang đến cho họ một sự trợ giúp vật chất và tâm lý, và phổ biến rộng rãi sự hiểu biết về các quyền tự do cá  nhân.  

Bà chiến đấu chống lại một chế độ toàn trị, hiện diện khắp nơi đang kiểm soát nền kinh tế của quốc gia, quân đội, văn hóa và tư tưởng của dân chúng. Theo bà Huỳnh Thục Vy, chính vì  sự nản lòng của người dân trong bầu không khí đàn áp mà chính quyền vẫn còn tại vị.  

Bà đã bị bắt vào tháng 8 năm 2018, rồi bị kết án 33 tháng tù vì đã tạt sơn lên cờ đỏ sao vàng. Phán quyết đã được hoãn thi hành vì đứa con thứ nhì của bà lúc đó chưa đầy ba tuổi. Vào  tháng 11 năm 2021, nhà cầm quyền đã quyết định thi hành bản án 33 tháng tù. Vào tháng 10 năm 2022 bà đã bị các cai tù đánh đập và bóp cổ vì đã tố cáo với con bà về những điều kiện giam giữ các nữ tù nhân, họ không còn được quyền điện thoại về gia đình cũng như quyền  được thăm nuôi.  

Khuôn mặt thứ ba là Cấn Thị Thêu, mẹ của các ông Trịnh Bá Phương và Trịnh Bá Tư. Ba nhà  đấu tranh này đều thuộc một gia đình những người bảo vệ các quyền tư hữu đất đai và quyền con người. Có thể nói đây là một gia đình dũng cảm nhất Việt Nam. Vào tháng 6 năm 2020, công an đã đến tại nhà bắt đi người con trai trưởng. Cùng lúc đó, bà Cấn Thị Thêu và  người con thứ hai, cũng bị bắt ở nơi khác, cách Hà Nội 70 cây số. Họ đã bị kết án tù nặng nề vào tháng 12 năm 2021: Bà Cấn Thị Thêu và người con trai thứ hai bị xử 8 năm tù và người con trai lớn bị 10 năm tù. Họ đã bị những bản án khắc nghiệt này vì đã lên tiếng phản bác luận  điệu của chính quyền về vụ xung đột đẫm máu đã làm chấn động cộng đồng Đồng Tâm và  cả nước vào tháng 2 năm 2020.  

Điều quan trọng cần phải nhắc lại ở đây là Điều 117 của Bộ Luật Hình Sự của Việt Nam nghiêm cấm “làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.” Điều luật này thường được sử dụng  tại Việt Nam để đàn áp những người đối kháng và bắt giam những người biểu tình ôn hòa.  

Sau cùng, tôi muốn đề cập đến Đảng Việt Tân mà tôi được may mắn là một Thành Viên Danh  Dự. Tổ chức này tranh đấu để cải cách hệ thống độc tài độc đảng tại Việt Nam để xây dựng một nền dân chủ bằng những phương thức bất bạo động. Đảng Việt Tân không tìm cách lật đổ chính quyền hiện nay bằng một cuộc nổi dậy bạo lực của quần chúng; mà bằng đường lối ôn hòa dựa trên sự bất mãn và bất hợp tác của người dân để đòi hỏi nhà cầm quyền phải có  những cải cách sâu rộng nhằm tôn trọng các quyền con người.  

Việc hướng dẫn cho người dân biết về các quyền tự do của mình và những quyền căn bản, như quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do hội họp và lập hội để chính mỗi người dân  thấy rõ các quyền này của mình đang bị xâm phạm, bị chà đạp và nhu cầu cấp bách phải hành động cho tương lai con em của họ.  

Vì thế, những hoạt động của đảng Việt Tân, đang nối kết một mạng lưới rộng lớn gồm các nhà bảo vệ nhânq uyền bên trong và bên ngoài Việt Nam là một nỗ lực đáng ca ngợi. Bởi vì tại Việt Nam, những người dấn thân cho nhân quyền đang phải liều mạng sống, trong lúc chúng ta đang sống trong những quốc gia dân chủ, được hưởng đầy đủ các quyền con  người, thì theo tôi việc ủng hộ các hoạt động của đảng Việt Tân là điều hiển nhiên.  

Trong tinh thần đó, vào năm 2010, chồng tôi, Rolin Wavre, lúc đó là một chính giới Thụy Sĩ, nay đã qua đời, đã cùng với một thành viên đảng Việt Tân về Việt Nam ngay vào thời điểm đảng Việt Tân tổ chức một cuộc tụ họp ôn hòa tại Công Viên Lý Thái Tổ, Hà Nội nhân dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – mồng 10 tháng 10. Chồng tôi đã nhìn thấy sự đấu tranh kiên cường của người dân trước sự đàn áp của công an. Những hình ảnh đàn áp này, chồng tôi đã mang về Genève và đã công khai phổ biến trên một kênh truyền hình của Thụy Sĩ.  

***

NHÀ GIÁO PHẠM MINH HOÀNG CHIA SẺ VỀ NHÀ HOẠT ĐỘNG NHÂN QUYỀN TRƯƠNG VĂN DŨNG 

Nhà giáo Phạm Minh Hoàng, một cựu Tù Nhân Lương Tâm, từng sát cánh đấu tranh với Nhà hoạt động Nhân quyền Trương Văn Dũng vào những năm 2010. Sau đây là những  chia sẻ của ông Phạm Minh Hoàng về một số những kỷ niệm với ông Trương Văn Dũng.  

1- Những kỷ niệm gì đặc biệt với anh Trương Văn Dũng khi còn đấu tranh tại Việt Nam?  

Ông Phạm Minh Hoàng: Tôi nghe rất nhiều về anh Trương Dũng nhưng đến khoảng giữa  năm 2015 chúng tôi mới có dịp gặp nhau. Hôm ấy, chúng tôi hẹn nhau tại chợ Đồng Xuân để đi thăm nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa ở Hải Phòng. Anh Dũng ngoại hình nhỏ con, nhưng là  người có chí khí can trường. Anh rất can đảm, thường ra đứng giữa ngã tư khi đèn đỏ giơ cao tấm bảng bảo vệ chủ quyền của đất nước, tranh đấu cho dân oan, phản đối Formosa, Luật Đặc khu. Ngoài ra anh Dũng còn là một trong những thành viên sáng lập Hội Bầu Bí Tương Thân vào năm 2013 với mục đích góp phần giảm bớt gánh nặng tài chính và sự đơn độc cho tù nhân lương tâm, dân oan và gia đình của họ bằng việc hỗ trợ vật chất và chia sẻ tinh thần.  

Chính vì sự kiên cường này mà nhiều lần anh Dũng đã bị nhà cầm quyền hành hung. Theo  thống kê của RFA, kể từ năm 2013 đến năm 2018, anh Dũng đã bị công an đánh đập ít nhất sáu  lần. Lần gần nhất là vào ngày 14 tháng 3 năm 2018 khi anh bị đánh đến gãy răng tại Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hà Nội sau khi cùng những người khác thắp hương tưởng niệm các liệt sĩ đã hy sinh bảo vệ đảo Gạc Ma ở Trường Sa.  

Lần thứ hai tôi gặp anh Dũng là tại nhà thờ Kỳ Đồng ở Sài Gòn khi anh từ Bắc vào Nam thăm chúng tôi. Lúc đó tôi hỏi anh rằng tại sao anh bị công an chặn đánh và hành hung liên tục  mà không sợ liên lụy đến người thân trong gia đình. Anh đã chia sẻ rằng: “Thực sự là họ đánh tôi đau lắm chứ không phải vừa và còn đe dọa đến gia đình, nhưng nếu mình lo sợ và chùn  bước thì công an sẽ làm tới và rốt cuộc không còn ai dám đương đầu với họ, thử hỏi cuộc đấu tranh của chúng ta sẽ đi về đâu?”  

2- Tại sao anh Trương Dũng thích mặc áo DẬY MÀ ĐI trong tất cả mọi cuộc xuống đường?

Facebooker Trương Dũng phản đối cách hành xử của chính quyền trong vụ thảm họa môi trường do công ty Formosa gây ra. Ảnh: FB Phạm Minh Hoàng
Facebooker Trương Dũng phản đối cách hành xử của chính quyền trong vụ thảm họa môi trường do công ty Formosa gây ra. Ảnh: FB Phạm Minh Hoàng
Ông Trương Văn Dũng cầm biểu ngữ ở Hà Nội năm 2016. Ảnh: Facebook Dũng Trương
Ông Trương Văn Dũng cầm biểu ngữ ở Hà Nội năm 2016. Ảnh: Facebook Dũng Trương

Ông Phạm Minh Hoàng: Tôi nghĩ đây là THÔNG ĐIỆP của anh muốn đưa ra để động viên mọi người, vượt qua sự sợ hãi và hãy cùng nhau xuống đường đấu tranh đòi công lý cũng  như bảo vệ chủ quyền đất nước. Nếu mặc đồ bình thường thì chắc ít ai chú ý. Do đó, theo tôi anh Dũng đã chọn áo màu xanh với hàng chữ Dậy Mà Đi là muốn đưa một Thông Điệp và thường đứng nơi giao lộ đèn xanh đèn đỏ để truyền đến mọi người một nguồn cảm hứng  Dậy Mà Đi.  

3- Cái mà CSVN sợ nhất nơi anh Trương Văn Dũng là gì để phải kết án anh đến 6 năm 8  tháng tù giam?  

Ông Phạm Minh Hoàng: Nếu những ai hiểu rõ về “hiệu ứng cánh bướm” trong đấu tranh Bất Bạo Động thì sẽ thấy rằng thông điệp DẬY MÀ ĐI trên chiếc áo màu xanh mà anh Trương  Văn Dũng thường mặc khi xuất hiện ở nhiều nơi chính là sự cổ võ tinh thần đấu tranh bất  khuất của người dân Việt Nam trước bạo lực. Đây chính là điều mà bộ máy an ninh CSVN lo  sợ khi họ thấy rằng nếu không dập tắt thì một ngày nào đó DẬY MÀ ĐI sẽ biến thành làn sóng đe dọa đến sự tồn vong của chế độ.  

Cảm ơn quý vị đã đọc, ủng hộ và tiếp tay loan tải Bản Tin Việt Tân

Việt Tân là tập hợp của những con dân Việt từ mọi miền đất nước và khắp năm châu  cùng khát vọng dân chủ hóa và canh tân đất nước 


BẢN TIN VIỆT TÂN
(Tuần lễ 4-10/12/2023)

Bản tin này nhằm gửi đến quý vị một số sinh hoạt của Việt Tân cùng những nhận định về một số sự kiện lớn trên thế giới hoặc có ảnh hưởng tới Việt Nam. Để ghi danh nhận hoặc ngưng bản tin, xin liên lạc: lienlac@viettan.org

Cảm ơn quý vị đã đọc, ủng hộ và tiếp tay loan tải Bản Tin này.

*** 

SINH HOẠT VIỆT TÂN

NHÀ HOẠT ĐỘNG NHÂN QUYỀN TRƯƠNG VĂN DŨNG NHẬN GIẢI THƯỞNG NHÂN QUYỀN LÊ ĐÌNH LƯỢNG 2023

Đảng Việt Tân đã công bố Giải Thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng 2023, với chủ đề 75 Năm Quốc Tế Nhân Quyền – Tự Do, Bình Đẳng & Công Lý cho Việt Nam, được trao cho Nhà Hoạt Động Nhân Quyền Trương Văn Dũng.

Ban Giám Khảo gồm: Bà Nathalie Seff – Giám đốc ACAT Pháp, Ông Daniel Bastard – Giám đốc vùng Châu Á Le Courrier International, Ông Đặng Đình Mạnh – Luật sư Nhân quyền, Ông Pascal Durand – Dân biểu Quốc Hội Liên Minh Châu Âu, và Giáo sư Phạm Minh Hoàng – Nhà hoạt động Dân chủ và cựu Tù Nhân Lương Tâm.

Giải Thưởng Nhân Quyền này được thiết lập vào năm 2018 và mang tên nhà hoạt động Lê Đình Lượng, một người yêu nước đã có nhiều nỗ lực tranh đấu bảo vệ quyền lợi của đồng bào và chủ quyền của đất nước. Ông bị chế độ độc tài Cộng sản kết án 20 năm tù vào tháng 8 năm 2018.

Mục tiêu của Giải Thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng là nhằm đề cao sự hy sinh và việc làm của những cá nhân hay tổ chức đang miệt mài tranh đấu cho nhân quyền của dân tộc Việt Nam.

Buổi trao Giải Thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng 2023 sẽ được tổ chức vào ngày 10 tháng 12 tại thủ đô Paris, Pháp và được trực tiếp livestream trên Facebook Việt Tân và Youtube Việt Tân vào ngày 10 tháng 12, 2023 theo các múi giờ: 14:45 (Paris), 20:45 (Việt Nam), 08:45 (New York) và 05:45 (California).

CƠ SỞ ĐẢNG VIỆT TÂN TẠI SYDNEY TỔ CHỨC BÁN PHỞ GIÚP TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM TẠI VIỆT NAM

Các thân hữu và gia đình của các Đảng viên Việt Tân tại Thành phố Sydney đã dành ra hai ngày cuối tuần mồng 2 và 3 tháng 12 vừa qua, để cùng nhau chuẩn bị hàng trăm tô Phở và Bún bò Huế nhằm phân phối đến các gia đình thân hữu và đồng bào mua ủng hộ việc gây quỹ hỗ trợ cho các gia đình Tù Nhân Lương Tâm (TNLT) tại Việt Nam về thuốc mem cũng như chi phí thăm tù nhân, đánh dấu 75 năm Ngày Quốc Tề Nhân Quyền. Đây là một trong các nỗ lực mà Cơ sở đảng Việt Tân tại Thành phố Sydney cũng như nhiều thành phố khác tại Úc Châu, Bắc Mỹ, Âu Châu, Á Châu… thường thực hiện qua nhiều hình thức như bán đồ cũ (Garage Sale), sơn và sửa chữa nhà, hái trái cây… để giúp TNLT trong nước.

Chiến hữu Lê Ánh, Cơ sở Trưởng tại Sydney đã chia xẻ rằng: Công tác này rất vui và ý nghĩa vì vừa có dịp gặp gỡ, trò chuyện với bà con thân hữu trong Cộng đồng, vừa có dịp nhắc nhở nhau về những gương sang của người yêu nước còn đang trong các trại tù CSVN.”

CƠ SỞ ĐẢNG VIỆT TÂN TẠI CÁC NƠI CHUẨN BỊ TỔ CHỨC NGÀY QUỐC TẾ NHÂN QUYỀN 2023

Nhằm xiển dương những giá trị cao quý về Tự Do, Bình Đẳng và Công Lý được minh định trong bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền công bố vào ngày 10 tháng 12 năm 1948 cách nay đúng 75 năm, nhiều Cơ sở Đảng Việt Tân cùng thân hữu và cộng đồng đang chuẩn bị một số sinh hoạt diễn ra vào các ngày 9 và 10 tháng 12 năm 2023. Tiêu Biểu:

-Tại Houston, Hoa Kỳ: Có hai sinh hoạt.

1- Thứ Bảy ngày 9 tháng 12, từ 2:00PM đến 5:00PM – Hội Thảo về “Tình Hình Bang Giao Mỹ-Việt và Đường Lối Đấu Tranh Của Việt Tân” sẽ được tổ chức tại Trụ sở Cộng Đồng, với Diễn giả là ông Đỗ Hoàng Điềm, cựu Chủ Tịch Đảng Việt Tân (2006- 2022);
2-  Chủ Nhật ngày 10 tháng 12, từ 2:00PM đến 3:00PM-  Biểu tình Nhân quyền trước Tòa lãnh sự CSVN tại Houston.

-Tại Toronto, Canada: Cùng với các Cộng đồng sắc tộc tổ chức cuộc Mít tinh và Tuần hành Nhân Quyền tại Thành phố Toronto vào ngày 10 tháng 12 năm 2023.

-Tại Sydney, Úc Châu: Tổ chức cuộc Mít tinh và dựng Bức Tường Bất Khuất  ghi tên những Tù Nhân Lương Tâm tại Việt Nam tại Công trường Tự Do (Freedom Plaza) ở Cambramatta vào trưa ngày 10 tháng 12 năm 2023.

– Tại Berlin, Đức Quốc: Cơ sở Việt Tân tham gia buổi biểu tình và cầu nguyện nhân dịp 75 năm Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền do Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn cùng với ACAT Đức tổ chức vào Chủ Nhật, 10 tháng 12 năm 2023.

Hội Thảo livestream trên Facebook Việt Tân và Youtube Việt Tân: Hội Thảo với chủ đề “75 Năm Quốc Tế Nhân Quyền: Góc Nhìn Khác về Hiện Tình Việt Nam” vào Thứ Bảy ngày 9 tháng 12 năm 2023, lúc 09:00 giờ Việt Nam tức 03:00 giờ Paris, 18:00 giờ California ngày 8 tháng 12 năm 2023.

LỄ TƯỞNG NIỆM VÀ CẦU SIÊU CỐ CHIẾN HỮU NGUYỄN KIM ĐƯỢC TỔ CHỨC CÁC NƠI

Chiến hữu Nguyễn Kim, cựu Trung Tá Không Quân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, cựu Chủ Tịch Đảng Việt Tân (2001-2006) sinh ngày 13 tháng 11 năm 1944 đã mãn phần vào ngày 8 tháng 11 năm 2023, hưởng thọ 79 tuổi. Chiến hữu Nguyễn Kim đã dành trọn cuộc đời đóng góp vào các nỗ lực Dân chủ hóa và Canh tân Việt Nam.

Tang lễ của Chiến hữu Nguyễn Kim đã được cử hành một cách trang trọng tại Thành phố Sacramento, California vào ngày 16 tháng 11 năm 2023 với sự tham dự đông đảo của gia đình, bằng hữu, thân hữu và các chiến hữu Việt Tân từ nhiều nơi trên Thế giới và các Tiểu bang Hoa Kỳ về tiễn đưa. Ngoài ra, nhiều nơi cũng đã tổ chức các buổi Lễ Tưởng niệm và Lễ Cầu siêu cùng đồng bào và thân hữu.

Đặc biệt, Đảng Việt Tân cũng đã tổ chức một buổi Lễ Tưởng Nhớ Chiến Hữu Nguyễn Kim Online, để anh chị em Việt Tân khắp nơi có dịp tâm tình và chia xẻ về những kỷ niệm với Chiến hữu Nguyễn Kim trong một chặng đường hoạt động từ năm 1981 đến năm 2023.  Chiến hữu Nguyễn Kim đã để lại cho anh chị em Việt Tâm ba tấm gương sáng của người lãnh đạo: Sống đời bình dị, Đối xử thân ái và Đóng góp Tận lực.

MỘT SỐ THÔNG TIN VÀ NHẬN ĐỊNH

TẬP CẬN BÌNH SẼ VIẾNG THĂM VIỆT NAM

 Nhiều nhà phân tích thời sự cho rằng chuyến viếng thăm đột xuất của Vương Nghị, Ngoại Trưởng Trung Quốc tại Việt Nam, theo lời mời của Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vào hai ngày 1 và 2 tháng 12, 2023 là để dọn đường cho ông Tập Cận Bình, Chủ tịch nước Trung Quốc viếng thăm Việt Nam vào hai ngày 12 và 13 tháng 12, 2023.

Trước đây, nhiều thông tin nói rằng ông Tập sẽ viếng thăm Việt Nam vào đầu tháng 11 trước khi ông Tập đến San Francisco tham dự Hội Nghị APEC và gặp Tổng Thống Biden vào ngày 15 tháng 11, nhưng đã không xảy ra. Sự kiện này cho thấy là mối quan hệ Việt-Trung đang có nhiều “ẩn số” kể từ khi CSVN nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược với Hoa Kỳ qua chuyến viếng thăm của Tổng Thông Biden vào ngày 10 tháng 9, 2023.

Ông Lý Thái Hùng, Chủ tịch Đảng Việt Tân chia xẻ như sau: “Sự kiện ông Tập viếng thăm Việt Nam vào thời điểm hiện nay tạo nhiều lúng túng cho lãnh đạo CSVN ở hai mặt: 1) Từ chối như thế nào để không chấp nhận cái gọi là ‘Cộng đồng chung vận mệnh’ trong Thông Cáo Chung với họ Tập; 2) Tiếp đón họ Tập như  thế nào để không đánh mất ‘lòng tin’ đối với Hoa Thịnh Đốn trong sự hợp tác tạo ổn định khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương mà Hoa Kỳ đang chủ xướng. Những lúng túng này là hệ quả sai lầm của chính sách ngoại giao cây tre của ông Nguyễn Phú Trọng.”

ĐẠI LÃO HÒA THƯỢNG THÍCH TUỆ SỸ VIÊN TỊCH

Đại lão Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ, Tổng Thư Ký, Xử Lý Thường Vụ Viện Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đã viên tịch chiều ngày 24 tháng 11, 2023, thọ 80 tuổi. Ngài không chỉ là bậc chân tu mà còn là một học giả, dịch giả của nhiều bộ kinh, đồng thời là nhà thơ, nhà văn nổi tiếng từ lúc còn trẻ. Ngài là người được Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ chỉ định kế thừa lãnh đạo Giáo Hội trước khi viên tịch vào tháng 2, 2020.

Chia xẻ về sự viên tịch của Đại Lão Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ, Tiến Sĩ Xuyến Đông, Phát ngôn nhân Đảng Việt Tân nói rằng: “Sự ra đi của Đại Lão Hòa Thượng vào lúc này là một mất mát lớn cho Giáo Hội khi Ngài đang nỗ lực phục hoạt lại giềng mối hoạt động sau nhiều năm tháng bị chế độ tìm cách gây phân hóa và lũng đoạn. Tuy nhiên, với tâm từ bi và trí huệ siêu việt của Đại Lão Hòa Thượng Tuệ Sỹ để lại, chắc chắn sẽ giúp cho quý Chư Tôn Đức trong Giáo Hội giữ vững chánh pháp để lèo lái con thuyền Bát Nhã đưa chúng sinh đến bến bờ Giác Ngộ.”

***

Việt Tân là tập hợp của những con dân Việt từ mọi miền đất nước và khắp năm châu cùng khát vọng dân chủ hóa và canh tân đất nước.

 


 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.