Bản tuyên bố về tình hình bất ổn gần đây trên địa bàn giáo xứ Song Ngọc, huyện Quỳnh Lưu

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Giáo phận Vinh
Giáo hạt Thuận Nghĩa

Thuận Nghĩa, ngày 13 tháng 6 năm 2017

BẢN TUYÊN BỐ
Về những bất ổn xảy ra gần đây trên địa bàn giáo xứ Song Ngọc, huyện Quỳnh Lưu

Kính gửi:
– Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An
– Sở Công an tỉnh Nghệ An
– Ủy ban nhân dân huyện Quỳnh Lưu
– Công an huyện Quỳnh Lưu

Hôm nay, ngày 13 tháng 6 năm 2017, Linh mục đoàn và giáo dân thuộc Giáo hạt Thuận Nghĩa, Giáo phận Vinh cùng bày tỏ quan điểm của mình về tình hình bất ổn gần đây trên địa bàn giáo xứ Song Ngọc, huyện Quỳnh Lưu.

SỰ KIỆN

Vào ngày 28 tháng 05 năm 2017, công an và quân đội Quỳnh Lưu tập trận bằng mìn và bắn súng trước cổng nhà thờ giáo họ Văn Thai, nơi đông dân cư sinh sống.

Vào đêm 30 và 31 tháng 05 năm 2017, giáo dân họ Văn Thai thuộc xứ Song Ngọc bị hàng trăm người dùng hung khí tấn công và phá hoại tài sản cá nhân.

Từ tối 01 tháng 6 năm 2017 đến nay, chính quyền Nghệ An huy động lực lượng công an đến tận địa phương với mục đích “ổn định tình hình ở Song Ngọc”.

Tuy nhiên, nhiều vấn đề xảy ra trong những ngày qua khiến chúng tôi nghi ngờ thiện chí của chính quyền trong việc vãn hồi ổn định trật tự, cụ thể như sau:

1) Các thanh niên mặc đồng phục cầm cờ đỏ sao vàng chạy xe máy rú ga, rú còi cảnh sát gây náo loạn trên các đường làng, với sự có mặt của công an.

2) Sự quấy rối như trên tiếp tục diễn ra, bao gồm những hành động nguy hiểm như sau: ném đá vào nhà thờ và nhà dân vào ban đêm, ném đá vào anh em bảo vệ của giáo xứ, chạy xe máy kéo lê vũ khí trên đường, đốt lửa sát cạnh làng Song Ngọc lúc 2 giờ sáng ngày 11 tháng 6…

3) Mang dao chặt phá tài sản, uy hiếp vợ con và đuổi khách hàng gia đình anh Ngô Văn Hải thuộc xóm 9, Sơn Hải, Quỳnh Lưu, Nghệ An, vào chiều ngày 11 tháng 6.

4) Đe dọa các gia đình và chủ tàu giao tiếp và thương giao làm ăn với các gia đình công giáo.

5) Treo và giăng xung quanh trên đường phố và khu vực chợ búa đông người các biểu ngữ mang nội dung kích động người dân tẩy chay và đòi trục xuất hai vị linh mục Nguyễn Đình Thục và Đặng Hữu Nam khỏi huyện Quỳnh Lưu.

6) Mang đơn với nội dung tẩy chay và đòi trục xuất hai vị linh mục Nguyễn Đình Thục và Đặng Hữu Nam khỏi huyện Quỳnh Lưu đến các gia đình và chợ để lấy chữ ký.

NHẬN ĐỊNH

Từ sự việc xảy ra như trên, chúng tôi nhận định rằng những việc làm này được thực hiện một cách có tổ chức và ngang nhiên trước sự chứng kiến của công an và chính quyền. Nói thẳng, lực lượng công an biết rõ những người thực hiện hành vi ném đá vào nhà thờ và nhà dân, tấn công công dân và đập phá tài sản cá nhân, v.v… nhưng không nghiêm túc xử lý theo pháp luật mà còn làm ngơ để kẻ gây án nghiêm trọng đó.

Tuy chính quyền điều động một lực lượng lớn lên đến hàng trăm công an canh gác mỗi đêm để làm điều gọi là “bảo đảm ổn định trật tự”, nhưng mặt khác không ai khác hơn chính quyền đã dung túng những người cố tình gây phạm pháp, gây kích động, hằn thù và chia rẽ lương giáo.

Xâu chuỗi các sự kiện xảy ra, chúng tôi khẳng định động cơ sâu xa của hành động bao che và xúi giục hành vi gây án nghiêm trọng nói trên là nhằm tạo sức ép lên giáo dân, Giáo hạt và Giáo phận để thực hiện điều được ghi trong các biểu ngữ là kích động người dân tẩy chay và đòi trục xuất hai vị linh mục Nguyễn Đình Thục và Đặng Hữu Nam khỏi huyện Quỳnh Lưu.

Ý đồ trục xuất hai vị linh mục Nguyễn Đình Thục và Đặng Hữu Nam khỏi huyện Quỳnh Lưu cho thấy chính quyền cố tình che đậy sự thật về thảm họa môi trường do Công ty Formosa gây ra và bằng mọi cách ngăn cản sự đấu tranh chính đáng của người dân về vấn đề Formosa.

TUYÊN BỐ

Từ sự kiện và nhận định trên, chúng tôi bao gồm các linh mục và giáo dân trong Giáo hạt Thuận Nghĩa tuyên bố yêu cầu chính quyền tỉnh Nghệ An và huyện Quỳnh Lưu như sau:

Thứ nhất, chấm dứt ngay sự khủng bố cả tinh thần lẫn vật chất đối với người dân Giáo xứ Song Ngọc.

Thứ hai, chấm dứt những việc làm gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc trong địa bàn Giáo xứ Song Ngọc.

Thứ ba, nghiêm túc điều tra tìm ra thủ phạm tấn công giáo dân những ngày qua và xử lý theo đúng pháp luật.

Thứ tư, đề nghị chính quyền tỉnh Nghệ An phải có kiến nghị với chính phủ để các nạn nhân của thảm họa Formosa thuộc tỉnh Nghệ An được đền bù thỏa đáng.

Linh mục quản hạt
Antôn Nguyễn Văn Đính

Các linh mục thuộc Giáo hạt Thuận Nghĩa đồng ký tên

Nơi gửi:
– Như trên
– Tòa Giám Mục Xã Đoài
– Các linh mục trong Giáo phận Vinh

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tuyến cáp quang biển nối kết Internet Việt Nam với thế giới. Ảnh: Internet

Đáng lo

Tôi có một người bạn thường về làm ăn ở Việt Nam. Anh nói một trong những vấn đề đáng lo nhất ở Việt Nam là các cán bộ, nếu không muốn nói là, tất cả các cán bộ, đều không tha thiết làm việc gì cả nếu chúng không có lợi cho bản thân họ. Lợi ích cho quốc gia? Mặc kệ! Mỗi người chỉ biết lo, trước hết, cho lợi ích của chính họ.

Văn Bút Mỹ (Pen America) kêu gọi TT Biden nêu vấn đề tự do biểu đạt khi gặp gỡ Tô Lâm. Ảnh: Getty Images

Văn Bút Mỹ kêu gọi TT Biden nêu vấn đề tự do biểu đạt với Tô Lâm

“Chúng tôi cũng kêu gọi Tổng thống Biden và chính phủ Hoa Kỳ đưa vấn đề nhân quyền vào trọng tâm của quan hệ ngoại giao với Việt Nam và vận động trả tự do cho những người vẫn đang bị giam giữ bất công,” bà Anh-Thu Vo, Giám đốc nghiên cứu và vận động của PEN America, đưa ra kiến nghị.

Người Việt Nam biểu tình phản đối TBT - Chủ tịch nước Tô Lâm trước trụ sở LHQ ở New York hôm 22/9/2024. Nguồn: RFA/ Facebook Việt Tân

Tổ chức phi chính phủ gửi thư ngỏ đề nghị Mỹ và các nước phương Tây cấm vận TBT Tô Lâm

Các nhóm tham gia bức thư ngỏ bao gồm Việt Tân, Hội Anh Em Dân Chủ, ACAT tại Bỉ, Pháp và Đức đã liệt kê trong bức thư năm điểm đáng chú ý về vấn đề vi phạm nhân quyền mà ông cựu Bộ trưởng Công an Tô Lâm đã thực hiện bao gồm: Bắt cóc quốc tế, sử dụng bạo lực với dân, đàn áp những người bảo vệ nhân quyền và các nhà hoạt động xã hội, bắt các nhà hoạt động phải sống lưu vong, kẻ thù của Internet.

Các nhà hoạt động môi trường bị bắt khi đang cố gắng bảo vệ chuyên ngành của mình (Trong số đó, có người đã ra tù). Ảnh: Dự án 88

Khi chủ tịch nước Việt Nam thăm Liên Hiệp Quốc, việc “cân bằng lượng khí thải carbon” biến mất ở nhà

Dù cuộc gặp giữa Biden và (Tô) Lâm có thuận lợi đến đâu theo quan điểm của công chúng Việt Nam, Lâm nhiều nhất cũng chỉ giành được một cái bắt tay với Biden khi cả hai đều ở New York để tham dự “Hội nghị Thượng đỉnh về Tương lai” (Summit of the Future) của Liên Hiệp Quốc trong tuần này.