Bất chấp lợi ích quốc gia?

Chiếc máy bay hành khách Ryanair bị nhà độc tài Lukashenko ra lệnh các chiến đấu cơ Mig 29 buộc đổi hướng đến Belarus, nơi chính quyền bắt giữ blogger và là nhà hoạt động đối lập người Belarus, Roman Protasevich. Ảnh: Reuters
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

1. Mục đích che giấu

Tổng thống Belarus Lukashenko hôm 23/5/2021 đã điều chiến đấu cơ Mig 29 buộc máy bay hành khách Boeing 737-800 của Ryanair bay từ Hy Lạp đến Litva đang chuẩn bị hạ cánh xuống thủ đô Vilnius [Lithuania] cách 70 km, phải đổi hướng hạ cánh khẩn cấp xuống Minsk cách đó 220 km, với cáo buộc máy bay bị đe dọa đánh bom. An ninh ngầm của Belarus đã phục sẵn là hành khách trên chuyến bay. Khi bắt đầu vào không phận Belarus thì lập tức tranh cãi với tổ bay là có bom khủng bố.

Sau khi hạ cánh, máy bay bị khám xét nhưng không có chất nổ. An ninh Belarus đã bắt nhà báo đối lập 26 tuổi Roman Protasevich cùng bạn gái Sofia Sapega. Roman Protasevich là nhà báo từng làm việc cho hãng tin Ba Lan Nexta, đã phát đi nhiều tin về cuộc biểu tình phản đối tổng thống Lukashenko gian lận bầu cử. Anh bị chính quyền Lukashenko truy nã với cáo buộc khủng bố và tổ chức bạo loạn.

Bịa đặt khủng bố, ép buộc máy bay hành khánh đổi hướng hạ cánh để bắt người đối lập Roman Protasevich – là mục đích và hành động của ông Lukashenko. “Nhiều quốc gia và tổ chức hàng không quốc tế đã chỉ trích Minsk về “hành động gây choáng này,” đồng thời kêu gọi một cuộc điều tra quốc tế toàn diện.

2. Bị trừng phạt

Ngày 24/5/2021 tất cả 27 thành viên EU đã nhất trí trừng phạt Belarus, lên án hành động ép buộc máy bay Ryanair hạ cánh, yêu cầu phải trả tự do cho nhà báo đối lập Roman Protasevich và bạn gái Sofia Sapega. EU cũng yêu cầu Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế làm sáng tỏ vụ việc “chưa từng có và không thể chấp nhận” này.

Trong các biện pháp EU trừng phạt, trước mắt bao gồm: Đóng cửa địa phận EU đối với các phi cơ Belarus; Yêu cầu tất cả các hãng hàng không châu Âu không bay qua không phận Belarus; Tạm đình chỉ gói đầu tư 3 tỷ Euro cho Belarus.

Anh quốc cũng đã có những biện pháp tương tự. Còn Mỹ đang cân nhắc những biện pháp trừng phạt Belarus.

Hàng tuần có hơn 3000 chuyến bay của các hãng hàng không châu Âu và quốc tế sẽ ngừng bay qua lãnh thổ Belarus. Cơ cực nhất là nhân viên hàng không Belarus phải nghỉ việc vì ngừng các chuyến bay đến châu Âu. Một thiệt hại to lớn tức thì đối với Belarus.

3. Tại sao?

Ông Lukashenko lên nhận chức tổng thống Belarus lần đầu vào ngày 20/7/1994. Từ đó ông giữ ghế tổng thống 6 nhiệm kỳ liên tiếp. Cho đến hôm nay là gần tròn 27 năm.

Trong bầu cử tổng thống nhiệm kỳ thứ 6, tháng 8/2020,ông Lukashenko tuyên bố thắng cử với gần 80% phiếu bầu. Nhưng ứng cử viên tổng thống đối lập Svetlana Tikhanovskaya đã tuyên bố thắng cử với 60-70% phiếu bầu (14/8/2020), và cáo buộc ông Lukashenko gian lận bầu cử. Hàng chục vạn người dân Belarus đã xuống đường biểu tình trong nhiều tuần liên tục phản đối ông Lukashenko. Chỉ có súng đạn và sự ủng hộ của ông Putin mới giữ ông Lukashenko đứng vững trước các cuộc biểu tình.

Bà Svetlana Tikhanovskaya phải sang sống nhờ ở Litva. Roman Protasevich là nhà truyền thông đối lập đã ủng hộ cho các cuộc biểu tình kéo dài nhiều tuần của hàng chục vạn người chống ông Lukashenko. Những đối thủ đối lập với chiếc ghế tổng thống của ông Lukashenko lần lượt, hoặc bị ám sát, hoặc bị bỏ tù, hoặc lưu vong.

Để bắt Roman Protasevich, ông Lukashenko đã làm điều mà Thủ tướng Đức Angela Merkel gọi là “không thể tin nổi,” Tổng thống Mỹ Joe Biden gọi là “sự coi thường các thông lệ quốc tế.” Ông Lukashenko đã bất chất luật pháp quốc tế, bất chấp thiệt hại cho quốc gia Belarus – đón trước điều mà Ngoại trưởng Đức Maas tuyên bố hôm 24/5/2021: “Bất cứ lãnh đạo nào đùa giỡn với những ý tưởng như vậy đều phải hiểu rằng họ sẽ phải trả giá cay đắng”

(https://vnexpress.net/duc-noi-belarus-se-tra-gia-cay-dang…).

4. Điều rút ra

Ông Lukashenko sẽ ngồi trên ghế quyền lực tổng thống Belarus cho đến năm 2025. Đến thời điểm đó, ông giữ chức tổng thống Belarus 31 năm! Ai dám khẳng định là ông sẽ không tiếp tục làm tổng thống Belarus nhiệm kỳ thứ 7 cho đến năm 2030?

Rút ra điều gì từ vụ việc máy bay Ryanair bị ép phải hạ cánh xuống Minsk?

– Những kẻ độc tài bảo vệ lẫn nhau.

– Những kẻ độc tài không bao giờ chịu từ bỏ quyền lực.

– Những kẻ độc tài bằng mọi giá giữ quyền lực.

– Những kẻ độc tài vì quyền lực bất chấp luật pháp quốc tế.

– Những kẻ độc tài vì quyền lực bất chấp lợi ích quốc gia.

– Những kẻ độc tài ngồi lâu năm trên ghế quyền lực là thảm họa.

Bởi thế nhiều quốc gia mới quy định 2 nhiệm kỳ.

TS Nguyễn Ngọc Chu

Tác giả gửi Bauxite Việt Nam

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tình trạng đáng báo động, cán bộ nhà nước ngày càng giàu có, sống xa hoa bất thường so với mức lương nhận lãnh. Ảnh minh họa: FB Manh Dang

Có cần quan tâm đến thời cuộc hay không?

– Nếu bạn vẫn ung dung trả 100.000 đồng để mua xăng dù vẫn biết trong đấy chỉ có 45.000 đồng là giá xăng, nhưng có đến 55.000 đồng là thuế phí các loại, chưa kể đến yếu tố chúng ta là một quốc gia xuất khẩu dầu hỏa,

– Nếu bạn chấp nhận như lẽ đương nhiên khi con cái bạn rời ghế nhà trường mà không thể kiếm được việc làm, hoặc đi làm nhưng không thích ứng được với công việc vì sự đào tạo kém cỏi của hệ thống giáo dục,

-…

Ảnh minh họa: Foreign Affairs

Những bài học lịch sử về Nga của Tập Cận Bình

Là con trai của một người có liên quan nhiều đến quan hệ giữa đất nước mình với Moscow, Tập Cận Bình hiểu rõ lịch sử. Lịch sử đã dạy cho ông bài học về những nguy hiểm của việc vội vàng liên kết lẫn việc thù địch toàn diện. Giờ đây, Tập muốn được hưởng lợi từ chiếc bánh – tiến đủ gần đến Nga để gây rắc rối cho phương Tây, nhưng không quá gần đến mức buộc Trung Quốc phải phân tách hoàn toàn.

Người dân sống dọc suối Prek Ta Hing nằm ở huyện Koh Thom, tỉnh Kandal, nơi sẽ được mở rộng khi kênh đào Funan Techo được xây dựng, chụp ngày 29 tháng 2 năm 2024. Ảnh: CamboJA/ Pring Samrang

Đồng bằng Sông Cửu Long đang chết

Tất cả báo chí chính thống trong nước đã im bặt, không nhắc một chữ nào tới kênh đào Techo Phù Nam nữa. Điều này cho thấy cho dù Campuchia là một nước nhỏ hơn ở bên cạnh Việt Nam, nhưng họ rất hiểu cách chống lại Việt Nam như thế nào.

Và như thế, tương lai u ám đang diễn ra. Đồng bằng Sông Cửu Long đang chết.

Nhà báo Huy Đức (Trương Huy San)

Ai xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của ai?

Không còn nghi ngờ gì, điều 331 Bộ luật Hình sự là điều luật nổi danh nhất trong hệ thống pháp luật nước ta hiện nay. Đã có nhiều ý kiến trên mạng đòi xóa bỏ điều luật này. Đáp lại bằng các bài viết đăng tải trên báo chính thống, “người tuyên giáo” đưa ra lập luận: Nhiều quốc gia khác cũng quy định tội danh này, không chỉ mình Việt Nam. Và họ đưa ra ba dẫn chứng…