Bất chấp lợi ích quốc gia?

Chiếc máy bay hành khách Ryanair bị nhà độc tài Lukashenko ra lệnh các chiến đấu cơ Mig 29 buộc đổi hướng đến Belarus, nơi chính quyền bắt giữ blogger và là nhà hoạt động đối lập người Belarus, Roman Protasevich. Ảnh: Reuters
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

1. Mục đích che giấu

Tổng thống Belarus Lukashenko hôm 23/5/2021 đã điều chiến đấu cơ Mig 29 buộc máy bay hành khách Boeing 737-800 của Ryanair bay từ Hy Lạp đến Litva đang chuẩn bị hạ cánh xuống thủ đô Vilnius [Lithuania] cách 70 km, phải đổi hướng hạ cánh khẩn cấp xuống Minsk cách đó 220 km, với cáo buộc máy bay bị đe dọa đánh bom. An ninh ngầm của Belarus đã phục sẵn là hành khách trên chuyến bay. Khi bắt đầu vào không phận Belarus thì lập tức tranh cãi với tổ bay là có bom khủng bố.

Sau khi hạ cánh, máy bay bị khám xét nhưng không có chất nổ. An ninh Belarus đã bắt nhà báo đối lập 26 tuổi Roman Protasevich cùng bạn gái Sofia Sapega. Roman Protasevich là nhà báo từng làm việc cho hãng tin Ba Lan Nexta, đã phát đi nhiều tin về cuộc biểu tình phản đối tổng thống Lukashenko gian lận bầu cử. Anh bị chính quyền Lukashenko truy nã với cáo buộc khủng bố và tổ chức bạo loạn.

Bịa đặt khủng bố, ép buộc máy bay hành khánh đổi hướng hạ cánh để bắt người đối lập Roman Protasevich – là mục đích và hành động của ông Lukashenko. “Nhiều quốc gia và tổ chức hàng không quốc tế đã chỉ trích Minsk về “hành động gây choáng này,” đồng thời kêu gọi một cuộc điều tra quốc tế toàn diện.

2. Bị trừng phạt

Ngày 24/5/2021 tất cả 27 thành viên EU đã nhất trí trừng phạt Belarus, lên án hành động ép buộc máy bay Ryanair hạ cánh, yêu cầu phải trả tự do cho nhà báo đối lập Roman Protasevich và bạn gái Sofia Sapega. EU cũng yêu cầu Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế làm sáng tỏ vụ việc “chưa từng có và không thể chấp nhận” này.

Trong các biện pháp EU trừng phạt, trước mắt bao gồm: Đóng cửa địa phận EU đối với các phi cơ Belarus; Yêu cầu tất cả các hãng hàng không châu Âu không bay qua không phận Belarus; Tạm đình chỉ gói đầu tư 3 tỷ Euro cho Belarus.

Anh quốc cũng đã có những biện pháp tương tự. Còn Mỹ đang cân nhắc những biện pháp trừng phạt Belarus.

Hàng tuần có hơn 3000 chuyến bay của các hãng hàng không châu Âu và quốc tế sẽ ngừng bay qua lãnh thổ Belarus. Cơ cực nhất là nhân viên hàng không Belarus phải nghỉ việc vì ngừng các chuyến bay đến châu Âu. Một thiệt hại to lớn tức thì đối với Belarus.

3. Tại sao?

Ông Lukashenko lên nhận chức tổng thống Belarus lần đầu vào ngày 20/7/1994. Từ đó ông giữ ghế tổng thống 6 nhiệm kỳ liên tiếp. Cho đến hôm nay là gần tròn 27 năm.

Trong bầu cử tổng thống nhiệm kỳ thứ 6, tháng 8/2020,ông Lukashenko tuyên bố thắng cử với gần 80% phiếu bầu. Nhưng ứng cử viên tổng thống đối lập Svetlana Tikhanovskaya đã tuyên bố thắng cử với 60-70% phiếu bầu (14/8/2020), và cáo buộc ông Lukashenko gian lận bầu cử. Hàng chục vạn người dân Belarus đã xuống đường biểu tình trong nhiều tuần liên tục phản đối ông Lukashenko. Chỉ có súng đạn và sự ủng hộ của ông Putin mới giữ ông Lukashenko đứng vững trước các cuộc biểu tình.

Bà Svetlana Tikhanovskaya phải sang sống nhờ ở Litva. Roman Protasevich là nhà truyền thông đối lập đã ủng hộ cho các cuộc biểu tình kéo dài nhiều tuần của hàng chục vạn người chống ông Lukashenko. Những đối thủ đối lập với chiếc ghế tổng thống của ông Lukashenko lần lượt, hoặc bị ám sát, hoặc bị bỏ tù, hoặc lưu vong.

Để bắt Roman Protasevich, ông Lukashenko đã làm điều mà Thủ tướng Đức Angela Merkel gọi là “không thể tin nổi,” Tổng thống Mỹ Joe Biden gọi là “sự coi thường các thông lệ quốc tế.” Ông Lukashenko đã bất chất luật pháp quốc tế, bất chấp thiệt hại cho quốc gia Belarus – đón trước điều mà Ngoại trưởng Đức Maas tuyên bố hôm 24/5/2021: “Bất cứ lãnh đạo nào đùa giỡn với những ý tưởng như vậy đều phải hiểu rằng họ sẽ phải trả giá cay đắng”

(https://vnexpress.net/duc-noi-belarus-se-tra-gia-cay-dang…).

4. Điều rút ra

Ông Lukashenko sẽ ngồi trên ghế quyền lực tổng thống Belarus cho đến năm 2025. Đến thời điểm đó, ông giữ chức tổng thống Belarus 31 năm! Ai dám khẳng định là ông sẽ không tiếp tục làm tổng thống Belarus nhiệm kỳ thứ 7 cho đến năm 2030?

Rút ra điều gì từ vụ việc máy bay Ryanair bị ép phải hạ cánh xuống Minsk?

– Những kẻ độc tài bảo vệ lẫn nhau.

– Những kẻ độc tài không bao giờ chịu từ bỏ quyền lực.

– Những kẻ độc tài bằng mọi giá giữ quyền lực.

– Những kẻ độc tài vì quyền lực bất chấp luật pháp quốc tế.

– Những kẻ độc tài vì quyền lực bất chấp lợi ích quốc gia.

– Những kẻ độc tài ngồi lâu năm trên ghế quyền lực là thảm họa.

Bởi thế nhiều quốc gia mới quy định 2 nhiệm kỳ.

TS Nguyễn Ngọc Chu

Tác giả gửi Bauxite Việt Nam

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.