Bên cạnh của những Tù Nhân Lương Tâm

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 4/6 tới đây, cộng sản đem ra xét xử phúc thẩm các thành viên trong Hội Anh Em Dân Chủ. Trong phiên tòa sơ thẩm, các bản án nặng nề đã được tuyên, và theo đó chắc sẽ chẳng ai chờ đợi một điều gì tốt lành đến cho các anh chị em. Thân nhân họ đang phải trải qua những ngày tháng chờ đợi nặng nề và sẽ phải trong nhiều năm tới lặn lội đi thăm chồng, con, cha…

Bài viết này xin được vinh danh các thân nhân của những anh hùng sắp phải chôn cuộc đời mình trong lao tù cộng sản. Phần lớn họ là những phụ nữ, những người vợ, người mẹ, nhưng tôi lại muốn viết trước tiên đến một người cha. Ông Nguyễn Văn Lợi, cha của nữ tù nhân Nguyễn Đặng Minh Mẫn. Mẫn bị bắt vào ngày 31/7/2011, bị kết án theo điều 79 BLHS tuyên phạt 8 năm tù giam và 5 năm quản chế.

Tôi gặp ông Lợi trong một buổi khám bệnh cho thương phế binh VNCH tại nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế Kỳ Đồng. Khi nghe ông giới thiệu, tôi mừng quá, đứng lên nắm lấy tay người đàn ông gầy gò, râu ria rậm rạp nhưng lúc nào cũng cười. Tôi bày tỏ cảm tình khâm phục đến người con gái can trường của ông. Chúng tôi quen nhau từ đấy. Hình như ông ta hơn tôi một tuổi nhưng lúc nào cũng xưng em (ăn gian thật).

Anh Lợi tâm sự hàng tháng phải đổ đường từ Trà Vinh lên bến xe Sàigòn mua vé rồi trở về nhà chuẩn bị hành lý, sau đó mới trở lên lần nữa lấy xe lửa ra Thanh Hóa thăm con. Mẫn bị giam ở trại Yên Định trong một vùng hẻo lánh. Anh nói từ ga Thanh Hóa phải lấy ta-xi đi hàng chục cây số nữa mới tới trại giam. Sau khi thăm con, lại lóc cóc theo con đường cũ về nhà. Đi về mất năm ngày. Tôi ái ngại hỏi:

– Sao anh không lấy máy bay cho nhanh. Bây giờ giá vé cũng xấp xỉ xe lửa, đi vậy đỡ mệt hơn không anh? Trong đầu tôi có ý định phụ anh tiền máy bay.

– Máy bay không mang nhiều đồ được anh.

– Anh mang bao nhiêu ký mà nhiều. Tôi trợn tròn mắt ngạc nhiên, vì tôi vẫn nghĩ rằng việc thăm nuôi tù nhân bị giới hạn số lượng.

– Nè! Anh vừa nói vừa chỉ hai túi đồ dưới đất. Tôi nhấc thử, chắc cũng cỡ 3, 4 chục ký.

– Họ cho anh gởi từng ấy đồ cho Mẫn à?

– Không cho riêng Mẫn. Đồ này Mẫn chia ra cho các bạn tù. Chứ đúng ra là họ đâu có cho gởi nhiều thế này.

Thì ra là thế! Anh Lợi cho hay có rất nhiều tù nhân ‒ lương tâm lẫn hình sự ‒ bị bỏ rơi hoặc không có thân nhân, hoặc có nhưng vì đường xá xa xôi nên không được thăm nuôi. Mẫn phải “cưu mang” lấy. Tôi nhẩm tính cứ mỗi tháng anh phải vượt 3000 cây số, tốn 5 ngày đường, thì trong suốt 8 năm thăm con, anh phải mất 500 ngày và vượt một quãng đường 300 ngàn cây số, nghĩa là bằng từ trái đất lên… mặt trăng. Thảo nào anh Lợi khoảng 60 mà trông gầy và già đi hơn tuổi nhiều lắm.

Có một dạo, như để chia sẻ khó nhọc với anh, tôi theo anh ra thăm Mẫn. Xe lửa trên tuyến Sàigòn-Thanh Hóa dạo ấy vắng người, trong toa chỉ có chừng dăm người khách. Toa giá rẻ nên chỉ có quạt, mà trời thì nóng nên họ trải chiếu nằm dài dưới sàn giữa hai hàng ghế. Cửa kính được hạ xuống tối đa để hứng gió nên ồn ào, nhất là khi tàu chạy giữa hai hàng cây hoặc hai bên nhà cửa. Tôi và anh Lợi yên lặng ăn tối. Được cái suất ăn trên tàu rất tươm tất. Khoảng 25 ngàn mà đầy đủ.

Đêm ấy, ghé thăm vài người bạn, chúng tôi thức khuya nói chuyện. Là một thầy giáo, một đảng viên Việt Tân, tôi rất ngạc nhiên và thán phục khi nghe anh Lợi nói chuyện về đất nước, về thời sự và về đứa con gái yêu của mình. Cái giọng Nam bộ rặc, cộng với cách nói chuyện đơn sơ nhưng vẫn để lại trong tôi một ấn tượng khó phai. Tôi còn nhớ hôm ấy anh em chúng tôi trải chiếu nằm ngoài sân tâm sự giữa tiếng côn trùng xen lẫn tiếng xào xạc của hàng cau đặc thù của miền Bắc trung bộ. Nhìn lên bầu trời đầy sao tôi hỏi anh:

– Anh có hy vọng cháu Mẫn được thả sớm không? Tôi biết anh có tham gia điều trần bên Mỹ về trường hợp của con gái mình.

– Cũng khả quan anh. Họ còn đến chúc mừng tôi nữa à. Anh nói với một giọng vui mừng.

Từ ngày đó đến nay đã 3 năm, điều đó có nghĩa là những nỗ lực của anh không thành công. Tôi tin rằng các vị dân biểu và chính giới Mỹ cũng đã giữ lời hứa nhưng không phải lúc nào cũng thành công. Nay thì chỉ còn hơn 1 năm nữa là mãn hạn tù, Mẫn đã đi hết 7/8 đoạn đường, có lẽ sẽ không còn can thiệp nào nữa. Tất cả chỉ mong em sức khỏe chờ ngày đoàn tụ.

Nói về anh Lợi tôi không thể không nhắc đến chị Minh, vợ anh Lợi và là mẹ Minh Mẫn. Chị Minh cũng bị tù 3 năm cộng 3 năm quản chế. Sức khỏe chị không tốt nên hàng tháng phải đổ đường lên Sàigòn khám bệnh. Lắm hôm nhìn thấy cảnh hai vợ chồng tay xách nách mang đồ đạc, kẻ đi khám bệnh, người đi thăm con mà xót thương cho hoàn cảnh các Tù Nhân Lương Tâm Việt nam.

Điều sau cùng tôi muốn nhắc đến là tấm lòng của các thân nhân, cho dù đó là cha mẹ, vợ chồng hay anh em. Chắc chắn là ai cũng buồn vì chia cách và mệt mỏi vì đường sá xa xôi trắc trở, nhưng điều tôi ngạc nhiên và cảm động là tất cả họ đều hãnh diện về việc chồng, con họ đã làm và vững tin vào một tương lai tươi sáng cho đất nước. Qua nhiều lần tiếp xúc, tôi cũng chưa từng nghe hoặc cảm thấy một sự hận thù trong những câu chuyện của họ.

Chỉ còn 1/8 đoạn đường tương ứng với hơn 1 năm nữa Mẫn sẽ đoàn tụ, Anh Lợi chị Minh sẽ hết cảnh tay xách nách mang hàng tháng, nhưng còn vợ các anh Đài, Đức, Tôn, Truyển, Trội, Trực, Oai… sẽ nối tiếp con đường chông gai hàng tháng đi thăm các anh và liên tục trong nhiều năm, thậm chí hàng chục năm.

Hồi bị giam, một người tù có nói với tôi một câu rất hay: “Thằng tù là thằng thích nghi với đời sống khó khăn hay nhất”, và tôi lấy đó làm câu tâm niệm để vượt qua những tháng ngày giam cầm. Nhưng bây giờ tôi mới ngộ ra rằng câu nói này phải dành cho những người vợ, người mẹ và thân nhân của các Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam.

 

Phạm Minh Hoàng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.