Bệnh tư duy lệch lạc!

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Năm nào cũng vậy, như một điệp khúc được hát đi hát lại về vấn nạn Giáo dục Việt Nam. Học sinh, sinh viên Việt Nam bước vào năm học mới 2018 – 2019, vấn đề giáo dục lại dậy sóng trên mạng xã hội qua vụ sách tập đọc Tiếng Việt Lớp 1 – Công nghệ giáo dục của ông Giáo sư Hồ Ngọc Đại.

Dường như vấn đề này chỉ là giọt nước làm tràn ly trong hàng chuỗi sai lầm của hệ thống Giáo dục Việt Nam, cho nên dư luận bức xúc, nổi dậy là chuyện hết sức bình thường. Tuy nhiên nó không bình thường ở chỗ, từ lãnh đạo cho đến hệ thống tuyên truyền của chế độ CSVN lại coi phản ứng của người dân giống như “cực đoan và những kẻ có tư tưởng cơ hội chính trị, bất mãn, thù hằn với chế độ Việt Nam đã cố tình làm to chuyện, phức tạp hóa vấn đề, thậm chí gắn vấn đề giáo dục với vấn đề chính trị với những toan tính xấu”.

Hôm 18/9, trên trang Quân đội nhân dân viết bài “Bình tĩnh, tỉnh táo, cảnh giác trước những cái nhìn lệch lạc về giáo dục Việt Nam” theo kiểu miệt thị, khinh chê và quy kết người dân, phụ huynh lên tiếng là có ý đồ, toan tính xấu.

Trong một góc nhìn khách quan thực tế vấn đề qua vụ dậy sóng này chúng ta thấy ít nhất có ba điều bất cập của Giáo Dục Việt Nam.

Thứ nhất là, chương trình Công nghệ giáo dục của ông Giáo sư Hồ Ngọc Đại thực nghiệm kéo dài đến 40 năm trên 800 ngàn học sinh lớp 1 trong nhiều năm dài mà không có kết luận, quả là điều bất thường. Một chương trình Giáo dục mà biến các em học sinh trở thành những con chuột bạch để thí nghiệm thì quả là quá coi thường con em mình, thế hệ tương lai của đất nước.

Phát biểu của bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội cộng sản trong Phiên họp thứ 27 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sáng ngày 12/9, “Thực nghiệm thì mấy chục năm rồi, chắc từ hồi Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam học phổ thông, Công nghệ giáo dục này đã được thực nghiệm rồi. Thực nghiệm gì mà mấy chục năm như vậy. Giờ tôi thấy thương bọn trẻ con quá, sao học hành giờ khổ sở quá vậy. Sao không để cho học sinh được học hành một cách dễ dàng. Chúng ta làm khổ con em quá.”

Thứ hai là, chương trình giáo dục này mang lại lợi nhuận bán sách giáo khoa một cách độc quyền của ban giảng huấn lên đến 13 triệu Mỹ kim cũng là điều bất thường khi mà sách giáo khoa, ít nhất phụ huynh phải sử dụng trong nhiều năm. Quá hoang phí.

Trong một báo cáo của Nhà Xuất bản Giáo dục cho thấy, tổng doanh thu năm 2018 của NXB GDVN dự kiến là 1.173 tỷ đồng, năm 2017 là 1.203 tỷ đồng, năm 2016 là 1.147 tỷ đồng và năm 2015 là 1.041 tỷ đồng. Số tiền bán sách giáo khoa lớp 1 của công nghệ giáo dục hiện nay thu vào 272 tỷ đồng, chiếm khoảng gần 1/5 tổng số tiền xuất bản sách giáo khoa hàng năm.

Đây là một thị phần béo bở và trở thành mục tiêu tranh chấp lợi nhuận của những sách giáo khoa lớp 1 khác, cuối cùng thì người dân lại quay cuồng điên đảo để con em mình có được sách tới trường.

Tính từ năm 2002 đến 2009, tiền thuế của người dân đã chi để thực hiện đợt đổi mới nội dung sách lên tới 2 tỉ đô la.

Nhiều quốc gia trên thế giới, sách giáo khoa được cung cấp miễn phí cho học sinh. Trớ trêu thay Việt Nam là một nước nghèo lại phải bỏ ra những khoản tiền quá lớn để biên soạn, nhập giấy từ nước ngoài để in ấn, phát hành sách giáo khoa rồi bán lại cho học sinh.

Thứ ba là, không thống nhất được sách giáo khoa mà cứ cho thực nghiệm lung tung rốt cuộc sự thăng tiến tư duy trong học tập của học sinh không thể cân đo đong đếm như các quốc gia bình thường. Rốt cuộc các em học sinh và gia đình phải chạy điểm và chạy đề thi.

Thực tế sai sót tồn tại trong các bộ sách giáo khoa đã xảy ra bấy lâu nay, in sai sách giáo khoa, chương trình dạy và học, cũng như sách giáo khoa Việt Nam không thống nhất và phải chính sửa triền miên dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến kiến thức và sự hiểu biết của học trò.

Một nền Giáo dục chỉ biết chạy theo lợi nhuận, tham nhũng mà quên nhân bản, dân tộc và khai phóng thì học sinh làm sao lớn nổi thành người, cội nguồn lịch sử dân tộc làm sao học sinh biết được, tư duy của học sinh ngày càng thụ động. Thay vào đó là đổi tình lấy điểm, là tiêu cực trong hội đồng thi Sở Giáo dục và Đào tạo tại Hà Giang, Sơn La và Hòa Bình, là bạo lực học đường, là học sinh không biết lịch sử Việt Nam…

Đó là hạn chế, sai phạm bởi các cơ chế quản lý nhiều tầng tầng lớp lớp hiện nay của ngành Giáo dục và toàn bộ hệ thống quản lý Nhà nước của Việt Nam. Đó cũng là bản chất vốn có của hệ thống cầm quyền cộng sản. Thay vì phải cải sửa và xin lỗi toàn dân về những sai phạm của ngành Giáo dục hiện hành thì lại cho những tên bồi bút viết bài lếu láo xúc phạm người dân, phụ huynh và học sinh như trong bài viết của tờ Quân đội nhân dân.

Tương lai của dân tộc Việt Nam sẽ đi về đâu? Giáo dục là Quốc sách hàng đầu, là tương lai của dân tộc. Thế nhưng, với sự cai trị của chế độ cộng sản thì quốc sách đó là tham nhũng, tương lai đó là dấu chấm hết cho một đất nước 4000 năm văn hiến.

Portland, OR 9/20/2018

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng Bí thư ĐCSVN Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 12 hôm 19/7/2025. Ảnh: Dân Trí

Trung ương 12: Đại hội XIV của Tô Lâm đã khởi động

Sau Hội nghị Trung ương 12, đảng CSVN không còn là trung tâm quyền lực tập thể mà đã chuyển sang mô hình đơn cực duy nhất, nơi chính sách được hoạch định bởi ý chí của một cá nhân.

Giai đoạn tới có thể là chương đầu tiên của kỷ nguyên mới, nhưng kỷ nguyên mới ấy thuộc về ai, vì ai, và kéo dài bao lâu, đó vẫn là dấu hỏi lớn. Lịch sử, như ta đã biết, không phải là thứ có thể lập trình sẵn.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ngày 08/05/2025. Ảnh: Evgenia Novozhenina/ POOL/ AFP

Trung Quốc: Tập Cận Bình chuẩn bị ‘nghỉ hưu’?

Sắp có một “thay đổi lớn” trên chính trường Trung Quốc? Theo truyền thông ở Bắc Kinh, trong cuộc họp hôm 30/06/2025 Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng Sản nước này không còn nhắc đến “Tư tưởng Tập Cận Bình,” hay vai trò “Hạt nhân” của lãnh đạo tối cao mà đã “xem xét” các quy định hoạt động của đảng. Pierre Antoine Donnet trên mạng Asialyst chờ đợi ông Tập chuẩn bị “rút lui khỏi chính trường.” Nhưng sự rút lui đó phải chăng là vỏ bọc bề ngoài?

Tân Thủ tướng Ukraine Yulia Svyrydenko tham dự phiên họp Quốc hội Ukraine tại Kyiv ngày 17/7/2025. Ảnh: Andrii Nesterenko/ AFP via Getty Images

Cải tổ nội các Ukraine: Ba mục tiêu chính của Tổng thống Zelensky

Lần đầu tiên kể từ khi Nga phát động chiến tranh tháng 2/2022, Ukraine tiến thành cải tổ nội các quy mô lớn. Chính phủ mới do một phụ nữ điều hành và một nhà ngoại giao nữ được bổ nhiệm làm đại sứ Ukraine tại Hoa Kỳ. Chủ đích chính của lần cải tổ nội các này là củng cố mối quan hệ với Mỹ, đồng minh và là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất cho Kyiv.

Tân Thủ tướng Ukraine Yulia Svyrydenko tham dự phiên họp của Quốc hội Ukraine, Kyiv ngày 17/7/2025. Ảnh: Reuters/ Andrii Nesterenko

Chân dung tân nữ Thủ tướng Yulia Svyrydenko

Với hình ảnh một nhà kỹ trị năng động, tân Thủ tướng Yulia Svyrydenko đang được kỳ vọng sẽ mang đến những thay đổi tích cực cho Ukraine.

Bà được đánh giá là người dễ làm việc cùng, không câu nệ thủ tục, luôn lắng nghe ý kiến từ những người có kinh nghiệm, hỗ trợ thế hệ trẻ và có khả năng xử lý nhân sự khéo léo, đồng thời am hiểu sâu sắc về truyền thông.