Biển Đông: Căng thẳng Trung Quốc-Philippines gia tăng

Hình chụp ngày 22/9/2023 cho thấy tàu tuần duyên Trung Quốc chặn ngang trước mũi tàu Philippines gần Bãi Cỏ Mây trên Biển Đông. Ảnh: Ted Aljibe/AFP via Getty Images
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Lợi dụng lúc Hoa Kỳ chú tâm vào cuộc chiến mới bùng phát ở Trung Đông, Trung Quốc đẩy mạnh thủ đoạn xâm chiếm Biển Đông bằng việc gia tăng các hành động gây hấn với Philippines.

Vụ va chạm tại Bãi Cỏ Mây ngày 22 Tháng Mười

Xung đột giữa Trung Quốc và Philippines trên Biển Đông không mới, nhưng đột ngột nóng lên vào cuối tuần khi tàu tuần duyên Trung Quốc đâm vào một tàu tiếp tế của Philippines chuyên chở nhu yếu phẩm cho một đơn vị quân đội Philippines đồn trú trong một con tàu cũ trên bãi cạn Second Thomas Shoal mà Việt Nam gọi là Bãi Cỏ Mây (Philippines gọi là Ayungin Shoal). Vụ va chạm nghiêm trọng tới mức Tổng Thống Ferdinand Marcos Jr. của Philippines phải triệu tập phiên họp khẩn cấp các giới chức lãnh đạo Bộ Quốc Phòng cùng các sĩ quan quân đội và nhân viên an ninh cao cấp nhằm thảo luận biện pháp đối phó với các hành động thù nghịch mới nhất của Trung Quốc.

Bãi Cỏ Mây nằm cách bờ biển Palawan của Philippines khoảng 194km về phía Tây và cách đảo Hải Nam của Trung Quốc hơn 1,000km về phía Đông Nam. Theo Công Ước Quốc Tế Về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc (UNCLOS) năm 1982, bãi cạn này hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý của Philippines. Nhưng do Trung Quốc tuyên bố chủ quyền bãi cạn và thường xuyên cho tàu thuyền đến hoạt động, năm 1999 Philippines quyết định cho chiến hạm cũ BRP Sierra Madre (LT-57) lao lên bãi và biến nó thành một tiền đồn của quân đội. Một đơn vị nhỏ Thủy Quân Lục Chiến của Philippines đóng trong con tàu cũ để thực thi chủ quyền lãnh thổ và từ đó hàng tháng người Philippines đều cho tàu chở vật phẩm ra cung cấp. Những chuyến tiếp tế của Philippines luôn bị Trung Quốc ngăn cản và đôi khi xảy ra va chạm. Trung Quốc sử dụng một số lượng tàu tuần duyên, tàu dân quân biển đông hơn, lớn hơn, bắn vòi rồng hoặc chiếu tia laser vào tàu tiếp tế của Philippines nhưng chưa có vụ nào gây chết người hoặc hư hại nặng.

Trong vụ va chạm mới đây, các video quay bằng máy bay không người lái (drone) mà Philippines công bố cho thấy có tám tàu của lực lượng cảnh sát biển Trung Quốc bao vây ba tàu của Philippines. Sau đó, tàu cảnh sát biển Philippines bị một tàu Trung Quốc đâm vào phía bên trái tại một địa điểm cách Bãi Cỏ Mây khoảng 6,4 hải lý về phía Đông Bắc. May mắn là cả hai phía không có người nào thiệt mạng hoặc bị thương.

Sau vụ này, Bộ Ngoại Giao Philippines triệu tập đại sứ Trung Quốc là ông Hoàng Khê Liên đến trao công hàm phản đối hành động gây hấn. Đây là công hàm phản đối thứ 55 trong năm nay. Trong cuộc họp báo ngày hôm đó, bà Teresita Daza, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Philippines, nói rằng: “Tất cả những vụ này sẽ củng cố luận điểm rằng không phải Philippines mới là kẻ xâm lược mà là bên kia, đó là Trung Quốc.”

Về phía Trung Quốc, ngay hôm đó, cảnh sát biển nước này nhanh chóng ra tuyên bố đổ lỗi cho Philippines  “xâm nhập trái phép” lãnh thổ Trung Quốc dẫn tới sự việc nêu trên. Bắc Kinh từ lâu vẫn nói Bãi Cỏ Mây thuộc lãnh thổ “lịch sử” của họ, cáo buộc Philippines chiếm đóng trái phép và luôn đòi Manila phải di chuyển xác tàu Sierra Madre đi nơi khác. Trung Quốc biện hộ cho hành động của mình là ngăn cản Philippines vận chuyển vật liệu xây dựng tới bãi cạn để xây dựng công sự kiên cố.

Lời qua tiếng lại giữa hai bên thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế đang lo ngại Biển Đông – cùng với Đài Loan – có thể trở thành một điểm nóng mới trong một thế giới đang rất lộn xộn vì chiến tranh ở Ukraine và Trung Đông.

Philippines là đồng minh quan trọng của Hoa Kỳ. Hôm Thứ Hai, 23 Tháng Mười, Bộ Ngoại Giao Mỹ ra tuyên bố nhấn mạnh Hoa Kỳ sát cánh cùng Philippines để “đương đầu với các hành động nguy hiểm và bất hợp pháp của lực lượng cảnh sát biển và dân quân biển Trung Quốc ngăn chặn việc tiếp tế của Philippines tới Bãi Cỏ Mây hôm 22 Tháng Mười.” Tuyên bố của Mỹ “tái khẳng định rằng Điều 4 của Hiệp Ước Phòng Thủ Chung Mỹ – Philippines (Mutual Defense Treaty – MDT) năm 1951 áp dụng đối với cả các cuộc tấn công vũ trang vào các lực lượng vũ trang, các tàu, và máy bay công cộng – bao gồm cả các phương tiện thuộc lực lượng Bảo Vệ Bờ Biển – ở bất cứ đâu trong khu vực Biển Đông.” Điều 4 của MDT cũng đã được Phó Tổng Thống Kamala Harris và Bộ Trưởng Quốc Phòng Lloyd Austin của Mỹ nhắc lại trong các chuyến thăm Philippines trong năm nay.

Có Mỹ chống lưng, Philippines thay đổi chiến thuật

Không khó nhận ra cái bóng của Hoa Kỳ sau lưng Philippines và làm cho nước này trở nên cứng rắn hơn trong đối sách với Trung Quốc ở Biển Đông, nhất là từ khi ông Ferdinand Marcos Jr. lên làm tổng thống Tháng Năm năm ngoái. Trái với người tiền nhiệm Rodrigo Duterte, vốn có chủ trương thân thiện với Bắc Kinh, ông Marcos “xoay trục” càng lúc càng cứng rắn với Trung Quốc, dựa vào hai nền tảng quan trọng là hiệp ước đồng minh với Hoa Kỳ và phán quyết của Tòa Trọng Tài Quốc Tế Thường Trực (PCA) năm 2016 có lợi cho Philippines và bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc qua “đường lưỡi bò chín đoạn” mà nay thành 10 đoạn.

Vững tin vào lẽ phải và vào liên minh với Hoa Kỳ, Philippines đã thay đổi chiến thuật đối phó với các hành động hung hăng của Trung Quốc. Thay vì lặng lẽ chở hàng ra biển tiếp tế cho lính, tránh né những vụ ngăn cản của tuần duyên Trung Quốc, gần đây, Philippines luôn công khai kế hoạch tiếp tế và mời các cơ quan truyền thông quốc tế tham gia các chuyến đi biển để trực tiếp chứng kiến và tường trình tới thế giới.

Sau mỗi cuộc chạm trán trên biển, các lực lượng vũ trang Philippines đều tổ chức họp báo, công bố đầy đủ video, hình ảnh từ hiện trường để hỗ trợ cho các thông tin chính thức. Cách làm này giúp Philippines tạo được sự ủng hộ của quốc tế và khiến Trung Quốc phải ngần ngại mỗi khi ra tay. Theo ông Ray Powell, trưởng dự án Myoushuu (Biển Đông) tại đại học Stanford University, Manila “đã bắt đầu một chiến thuật minh bạch và quyết đoán” để đối phó với chiến thuật “vùng xám” của Bắc Kinh. “Điều mới mẻ là Philippines giờ đây đang cho thế giới thấy điều gì đã và đang xảy ra ngay trước mũi của chúng ta trong nhiều năm và thế giới sẽ phải quyết định cần phải làm gì về điều này,” ông Powell nói, theo RFA.

Thái độ cứng rắn của Philippines cùng sự quyết đoán và hung hăng của Trung Quốc khiến tình hình Biển Đông luôn căng thẳng. Mấy tháng gần đây, Trung Quốc gia tăng đối đầu ở khu vực Bãi Cỏ Mây như một phản ứng chống lại việc Tổng Thống Ferdinand Marcos Jr. đồng ý cho phép Hoa Kỳ sử dụng chín căn cứ quân sự của Philippines theo Thỏa Thuận Hợp Tác Quốc Phòng Tăng Cường (EDCA). Ba trong số các căn cứ quân sự này nằm trên đảo lớn Luzon gần Đài Loan và một căn cứ ở Palawan gần quần đảo Trường Sa sẵn sàng ứng phó với Trung Quốc ở cả Đài Loan và Biển Đông.

Trung Quốc một mặt đẩy mạnh việc ngăn chặn hoạt động tiếp tế của Philippines trên Bãi Cỏ Mây, một mặt hối thúc Manila tháo dỡ tàu BRP Sierra Madre, khôi phục nguyên trạng Bãi Cỏ Mây trả lại cho Trung Quốc. Các nhà quan sát dự đoán Bắc Kinh sẽ phải đưa ra một tối hậu thư để buộc Philippines phải “chấp hành” nhưng động thái đó sẽ biến Trung Quốc thành trò cười vì không bao giờ Manila thực thi một yêu sách quái đản như vậy. Còn nếu Trung Quốc hung hăng động thủ, vượt qua lằn ranh đỏ, gây tổn hại cho người và tàu thuyền của Philippines thì hậu quả sẽ rất khó lường vì quân đội Hoa Kỳ chắc chắn sẽ không ngồi yên.

Hy vọng nào cho vấn đề Biển Đông

Cùng với Philippines, Việt Nam là một nạn nhân của chính sách bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông. Việt Nam không chỉ bị Trung Quốc chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa năm 1974, một phần quần đảo Trường Sa năm 1988, mà còn thường xuyên bị Trung Quốc xâm chiếm vùng đặc quyền kinh tế. Chuyện ngư dân Việt Nam bị tàu dân quân, tàu tuần duyên Trung Quốc đâm chìm, quấy nhiễu, cướp bóc tài sản đánh đập đã trở thành “chuyện thường ngày ở huyện” mà không được nhà cầm quyền quan tâm ngoài những lời tuyên bố “quan ngại” nhắc đi nhắc lại như một chiếc đĩa hát đã mòn vẹt. Đi xa hơn, Trung Quốc còn ngăn cản các hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và buộc các công ty dầu khí nước ngoài phải rút khỏi các dự án, gây thiệt hại vô cùng lớn cho nền kinh tế đất nước.

Đúng vào lúc Philippines và Trung Quốc va chạm ở Bãi Cỏ Mây như nêu trên thì hàng chục tàu đánh cá của ngư dân Trung Quốc ngang nhiên xâm nhập và hoạt động trong vùng biển Việt Nam, khu vực đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận, nhưng nhà cầm quyền Việt Nam vẫn im lặng. Một bản tin trên báo Người Việt ngày 22 Tháng Mười dẫn nguồn từ ông Ray Powell cho biết: “Ngày 18 Tháng Mười, một đoàn tàu đánh cá Trung Quốc hoạt động ở phía Đông đảo Phú Quý, giữa khoảng 50 đến 100 hải lý,” tức là hoàn toàn nằm trong phạm vi vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Trong hoàn cảnh Việt Nam không có một thế lực cường quốc chống lưng và không được dư luận quốc tế ủng hộ như Philippines, khó mà hy vọng Hà Nội có thái độ cứng rắn với Bắc Kinh. Trái lại, “ngoại giao cây tre” của Việt Nam ngày càng ngả về phía Trung Quốc, nhân nhượng tối đa các yêu sách của Bắc Kinh để duy trì chế độ độc tài toàn trị thì người Việt Nam chỉ có thể đau lòng nhìn những tấc biển tấc đất của tổ tiên rơi dần vào tay kẻ thù truyền kiếp phương Bắc.

Nhưng trường hợp Philippines có thể làm dấy lên một tia hy vọng. Giải pháp lâu dài cho hòa bình ở Biển Đông chỉ có thể là Hoa Kỳ gia tăng sự hiện diện ở khu vực, hợp tác với các nước nhỏ đang bị Trung Quốc chèn ép. Một sự liên kết chặt chẽ hơn giữa Hoa Kỳ với Philippines, Việt Nam, Malaysia, Indonesia mới có thể ngăn chặn mưu đồ bành trướng của Trung Quốc và buộc Bắc Kinh phải tuân thủ luật pháp quốc tế.

Hiếu Chân

Nguồn: Người Việt

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.

Ảnh chụp khúc đường Tôn Đức Thắng (Q.1, Sài Gòn) trước (hình trái) và sau (phải) khi chặt hạ cây xanh. Ảnh: 24h.com

Có nên chặt cây xanh để xây đường sắt trên không?

Không cần phải nói dài dòng, ích lợi của cây xanh trước tiên là thẩm mỹ, nhưng quan trọng hơn cả là nó giữ cho môi trường trong sạch bằng cách hút khí dioxit carbon và thải ra oxy. Chính vì thế khi đi trong rừng hoặc thậm chí dưới những con đường có hai hàng cây xanh lá thì chúng ta cảm thấy mát mẻ và dễ chịu. Cây xanh vì thế trở thành một phần của hệ sinh thái đô thị. Điều này không phải và không thể nói ngược lại.

Vậy thì chặt bỏ hàng trăm (nếu tính cả hai thành phố Hà Nội và Sàigòn) thì phải nói là hàng ngàn cây để xây metro có phải là lý do hợp lý và chính đáng không?

Ảnh minh họa bởi Paul Nelson/RFA.

Thêm một ông phải về: Vương Đình Huệ!

Việc ông Huệ bị phế truất khiến cho con đường trở thành tổng bí thư ĐCSVN của ông Tô Lâm có nhiều cơ hội hơn. Giờ đây chỉ còn hai ứng cử viên khác đủ điều kiện cho chức vụ này, đó là bà Trương Thị Mai và Thủ tướng Phạm Minh Chính. 

… Những gì đã được làm nhằm chính danh hóa/hợp pháp hóa ĐCS lấm bẩn bởi tham nhũng, giờ đây, đã khiến đảng này trở nên mất uy tín hơn trong mắt người dân – những người nhìn thấy vấn nạn tham nhũng đã xảy ra trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao như thế nào.