‘Bịt đường’ chạy chức chạy quyền

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trong hệ thống tổ chức của đảng CSVN, Ban Tổ chức Trung ương là cơ quan tham mưu quan trọng nhất nắm toàn bộ công tác tổ chức, điều động cán bộ đảng viên thuộc trung ương đảng. Do quyền hạn bao trùm đến tận các tỉnh và thành phố, các Ban tổ chức theo hệ thống đảng trở thành một khung cửa hẹp mà chỉ những đảng viên đang ngấp nghé một chiếc ghế “đẹp và béo bở” mới có thể có cách chui lọt.

Từ đó tài năng, đức độ hay học thức chưa chắc đã là yếu tố hàng đầu để tiến thân vào chốn quan trường xã hội chủ nghĩa. Đảng viên muốn trèo cao phải biết chạy, cấp nào chạy theo cấp ấy; chạy bằng hai chân bằng cả hai tay; chạy cửa trước lẫn cửa sau. Chạy chức, chạy quyền trong hệ thống cai trị cộng sản ngày càng phổ biến như một cuộc đua không cần che giấu, đôi khi có cán bộ còn được khen ngợi là khôn ngoan, biết chạy đúng cửa nên giành được ghế tốt. Và chỉ khi nào chạy đúng cửa người chạy mới khỏi cảnh tiền mất tật mang, dở khóc dở cười.

Ông Phan Thanh Tùng bị tố đã dùng 28 tỷ đồng để chạy chức ở Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN).
Ông Phan Thanh Tùng bị tố đã dùng 28 tỷ đồng để chạy chức ở Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN).

Chuyện chạy chọt cứ thế tiếp diễn ngày càng náo nhiệt với cái giá càng ngày càng cao. Chỉ cần một “suất biên chế nhà nước” người ta sẵn sàng bỏ ra cả 100 triệu đồng. Và để ngoi lên chức vụ lãnh đạo một cơ quan “có ăn” cấp tỉnh như trưởng phòng, giám đốc sở phải chi ra bạc tỷ. Một câu chuyện điển hình về chạy chức trong Tập đoàn Dầu khí thời kỳ Tổng Giám đốc Đỗ Văn Hậu cho biết Phó Tổng Giám đốc Công ty Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (PTSC) Phan Thanh Tùng bị cáo buộc bỏ ra 28 tỷ đồng để chạy lên chức tổng giám đốc công ty này. Cho tới nay, còn biết bao vụ nhờ bôi trơn trong bóng tối mà thăng quan tiến chức “đúng quy trình” của đảng chưa bị phanh phui.

Mới đây trong một hội nghị của ngành tổ chức xây dựng đảng, chánh văn phòng Ban tổ chức trung ương Hoàng Trọng Hưng cho biết ban này đã nghiên cứu đưa ra “sáu nhóm giải pháp với mục tiêu hướng tới 4 không gồm “không thể chạy, không dám chạy, không cần chạy và không muốn chạy”.

Mục tiêu cuối cùng là chống tham nhũng, hỗ trợ chiến dịch đốt lò của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng mà chủ tịch UBKT Trần Quốc Vượng vừa qua còn than “bên dưới bắt đầu ấm lên nhưng chưa nhiều lắm.”

Thật đại phúc cho dân tộc Việt Nam vì khi đề ra chủ trương chống “chạy chức, chạy quyền” trong công tác tổ chức cán bộ, Ban Tổ Chức Trung Ương Đảng đang chính thức khai tử Đảng Cộng Sản Việt Nam. Bởi lẽ với kế sách “bịt đường” chạy chức, chạy quyền trong đảng, thử hỏi nếu chính sách này thành công thì người ta vào đảng CSVN để làm gì? Chắc chắn họ không muốn trở thành người cộng sản liêm khiết, chí công vô tư như khẩu hiệu treo tường.

Phải nói một cách thành thật, ngày nay người ta vào đảng là để nhờ đảng tiến thân, chạy áp phe, và thăng quan tiến chức nhờ vây cánh. Đó là con đường duy nhất trong chế độ một đảng toàn trị mà nhìn đâu người ta cũng dễ dàng nhận thấy những gương mặt đảng viên tiêu biểu cho sự tham ô nhũng lạm. Quốc hội có 99% là đảng viên, chính quyền các cấp hầu như chỉ có đảng viên mới nắm được những chức vụ “hái ra tiền”. Ngay cả những chậu cây cảnh dùng trang trí cho chế độ như Mặt Trận Tổ Quốc, Công Đoàn, Đoàn Thanh niên hay hội này hội nọ của các cụ đã cầm sổ hưu cũng không thể thiếu giai cấp đảng viên cầm đầu chỉ đạo.

Cán bộ cộng sản ngày nay không hề ngại đồng lương rẻ mạt nhà nước trả để lao vào làm đày tớ dân khi họ biết chắc có ghế cao sẽ có những cú áp phe, những hợp đồng “hai chiều” một chiều đầy rượu thịt và một chiều đầy túi. Nay bịt đường chạy chọt thì còn gì mầu mỡ, lợi lộc và vui vẻ mà vào đảng, sống với đảng hay phục vụ đảng nữa? Chừng đó cánh cửa nhà của các Ban tổ chức từ trung ương trở xuống lạnh lẽo không khác cửa nhà mồ và các lãnh đạo cao cấp của trung ương cũng… đói vêu mỏ.

Bịt đường chạy chức, chạy quyền đúng là CSVN đang làm một công việc khó khăn hơn “mò kim dưới đáy biển”. Vì lẽ khi bị kim đâm vào chân tuy đau nhưng người ta còn hy vọng tìm được kim. Còn đảng muốn bịt đường chạy chức để hòng tiêu diệt tham nhũng thì làm sao bịt được khi tham nhũng tràn lan mà các đảng viên, cán bộ đều làm “đúng quy trình” chạy chức thì ai khiển trách ai.

Trong một cuộc phỏng vấn hiếm hoi gần đây của phóng viên báo An Ninh Thế Giới Tô Lan Hương với “doanh nhân” Lê Kiên Thành, ông này cho rằng “quy trình của chúng ta rườm rà mà không hiệu quả, như một tấm vải thưa để lọt quá nhiều cặn bã.”

Người trong cuộc là con trai bí thư thứ nhất đã qua đời cũng thừa nhận cán bộ đảng xuất thân từ chạy chức, chạy quyền đều là cặn bã cũng không có gì lạ. Vì khi nhìn lại những gì do cái đám cặn bã ấy gây ra cho đất nước người ta mới thấy đảng đúng là một kẻ gây tai họa lớn nhất trong khi cầm quyền.

Xem ra “6 nhóm giải pháp hướng tới 4 không” để chống chạy chức, chạy quyền của Ban Tổ chức Trung ương chỉ là làm một chuyện tào lao cho qua ngày để lãnh lương. Nó chẳng khác nào ông Trọng đốt lò bắt cọp, cho lập ra những tòa án rầm rộ xét xử tham ô nhũng lạm của một đám cặn bã dầu khí của đảng hoành hành như chỗ không người bao lâu nay. Nhưng những lời kết tội và bản án đưa ra lại mang đầy nội dung thanh trừng, đấu đá nội bộ như chính Trịnh Xuân Thanh đã phải bộc bạch “Đấu tranh chống tham nhũng chứ không phải như một cuộc đấu đá, thanh trừng.” Thì ra anh ta cũng chịu hết nổi những đòn thù ngoan cố của cái gọi là Viện Kiểm Sát Nhân Dân đang quyết tâm làm hài lòng ông Trọng.

Rồi ra chống chạy chức, chạy quyền cũng chạy chung đường với chống tham nhũng, có nghĩa càng chống chúng càng vững mạnh.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Việt Nam sẽ trải qua cuộc chính biến trong thời gian tới?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ từ chức hay không sau khi trợ lý thân tín Phạm Thái Hà bị bắt? Tình hình chính trị Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới khi thượng tầng chính trị đang rối loạn? Liệu cuộc sát phạt giữa hai phe trong đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ khiến nền kinh tế, chính trị trong nước bất ổn? Và làm sao để có được nền tự do dân chủ cho Việt Nam…

Đó là những vấn đề được phân tích sâu hơn trong hội luận của RFA, mời quý vị cùng theo dõi: Ông Lý Thái Hùng – Chủ tịch Đảng Việt Tân và Luật sư Vũ Đức Khanh – Tổng Thư ký Liên minh Dân tộc Việt Nam.

Tại sao Tập và Biden chọn gửi thông điệp về Đài Loan vào cùng một ngày?

Gần chín năm sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử vào năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã bắt tay nhau một lần nữa tại Bắc Kinh hồi tuần trước.

Hôm đó là ngày 10/04/2024, và trong cùng ngày tại Washington, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đón tiếp Thủ tướng Nhật Fumio Kishida tại Nhà Trắng.

Phải chăng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi các cuộc thảo luận chính trị này được tổ chức trong cùng một ngày ở hai bên bờ Thái Bình Dương?

Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở Hà Nội. Ảnh: Reuters

Việt Nam giải thích về 24 tỷ USD cứu SCB, chuyên gia nói ‘thuốc chữa bệnh’ quan trọng hơn ‘thuốc bổ’

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hôm 19/4 lên tiếng nói rằng việc “bơm tiền” quy mô lớn là để cứu cho Ngân hàng SCB không sụp đổ, không làm ảnh hưởng đến hệ thống tài chính quốc gia và sự an toàn của hệ thống các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế của VOA cho rằng khoản bơm hàng chục tỷ đô la trên chỉ là liều “thuốc bổ,” tạm thời hồi sức cho một bệnh nhân đang lâm trọng bệnh, biện pháp tái cơ cấu được giám sát chặt chẽ và minh bạch mới là liều thuốc chữa bệnh cho SCB và cả hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Người dân đổ xô rút tiền khỏi Ngân hàng SCB sau khi bà Trương Mỹ Lan bị bắt. Ảnh: FB Saigon Review

Bơm 24 tỷ USD cứu SCB: Việt Nam muốn tránh sự đổ vỡ có hệ thống

Nếu không có sự trợ giúp của chính phủ thì Ngân hàng SCB đã bị cạn tiền từ lâu rồi. Trong khi dư nợ của vốn huy động lên đến 30 tỷ đô la, nếu không có sự hỗ trợ của chính phủ thì ngân hàng [SCB] không có tiền để chi trả cho khách hàng gửi tiền và nó tạo ra một hiện tượng là người ta đến rút tiền hàng loạt và đưa đến cái sự đổ vỡ tức thì cho SCB.

Một khi SCB mà bị đổ vỡ thì nó tạo ra một hiệu ứng dây chuyền cho cả hệ thống ngân hàng Việt Nam. Đó là điều mà Ngân hàng Nhà nước và chính phủ rất lo lắng và phải tìm mọi cách để tránh sự đổ vỡ có hệ thống.