Bộ Ngoại Giao Mỹ công bố báo cáo tự do tôn giáo Việt Nam 2020

Thánh Thất Cao Đài Phú Lâm tọa lạc ở khóm 5, thị trấn Phú Lâm, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Ảnh: VOA
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hôm 12/5, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố báo cáo 2020 về tình hình tự do tôn giáo Việt Nam, trong đó ghi nhận một số nhóm tôn giáo không được nhà nước công nhận tiếp tục bị chính quyền sách nhiễu như dọa nạt, quấy rối, gây mâu thuẫn, phân biệt đối xử giữa các nhóm tôn giáo, can thiệp vào công việc nội bộ hay hạn chế đi lại.

Việt Nam hôm 13/5 lên tiếng rằng báo cáo này “đưa ra một số nhận định thiếu khách quan dựa trên những thông tin không chính xác.”

Trong báo cáo này, lần đầu tiên Bộ Ngoại giao Mỹ nêu sự khác biệt giữa Đạo Cao Đài được thành lập năm 1926 với Chi Phái Cao Đài 1997 được nhà nước hậu thuẫn.

Báo cáo Tự do Tôn giáo Quốc tế thường niên được Bộ Ngoại giao Mỹ công bố viết: “Một số nhà lãnh đạo tôn giáo, đặc biệt là những người đại diện cho các nhóm không yêu cầu được công nhận hoặc không được chính thức công nhận cho biết họ bị các hình thức quấy rối khác nhau của chính quyền – bao gồm cả tấn công thể chất, bắt giữ, truy tố, giám sát, hạn chế đi lại và thu giữ tài sản.”

“Các nhà hoạt động tôn giáo buộc tội chính quyền thao túng các nhóm tôn giáo đã được công nhận và cài cắm người gây ra xung đột để từ đó trấn áp hoạt động của các nhóm chưa đăng ký,” báo cáo viết. Báo cáo nêu sự kiện các thành viên của Hệ phái Cao Đài được công nhận (Cao Đài 1997) đã phá rối nghi thức của tín đồ Cao Đài chưa đăng ký (Cao Đài 1926) tại một tư gia ở huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh, diễn ra ngày 11 và 13/9/2020.

Ngoài ra, báo cáo cũng nhắc đến việc chính quyền cưỡng chế Thánh thất Hiếu Xương ở Tuy Hòa, Phú Yên.

Liên quan đến việc chính quyền can thiệp vào công việc nội bộ của các nhóm tôn giáo, bản báo cáo viết: “Nhiều tổ chức xã hội dân sự bày tỏ lo ngại về khả năng chính phủ can thiệp vào các quyết định của Nhà thờ Công giáo liên quan đến việc phân công hoặc bổ nhiệm lại các linh mục, những người đặc biệt thẳng thắn về nhiều vấn đề nhân quyền.”

“Trong số các trường hợp gây tranh cãi trong năm là việc chuyển Linh mục Nguyễn Đình Thục và Linh mục Đặng Hữu Nam ở Giáo phận Vinh, sau thông báo vào tháng 6 rằng Linh mục Đặng [Hữu Nam] sẽ bị hạn chế công việc mục vụ trong giáo phận,” báo cáo nêu.

Về việc cấm xuất cảnh, báo cáo cho biết một số nhà chức sắc tôn giáo phải đối mặt với các hạn chế đi lại ra bên ngoài, và các nhà lãnh đạo và tín đồ của một số nhóm tôn giáo cũng gặp phải những hạn chế đi lại từ phía chính quyền.

Báo cáo dẫn nguồn tin từ Dòng Chúa Cứu Thế cho biết nhà chức trách vẫn giữ hộ chiếu bị tịch thu vào năm 2018 của ít nhất hai linh mục của dòng. Vào tháng 5/2020, nhà chức trách đã từ chối yêu cầu gia hạn hộ chiếu của Linh mục Dòng Chúa Cứu Thế Nguyễn Văn Toản, với lý do ông có hành vi “hoạt động chống lại Nhà nước.”

Báo cáo nêu: “Một số mục sư lên tiếng chỉ trích chính quyền bày tỏ lo ngại về việc đi du lịch nước ngoài vì sợ bị chặn lại biên giới hoặc bị giam giữ khi trở về nước.”

Từ Lâm Đồng, ông Hứa Phi, Trưởng Khối Nhơn Sanh Đạo Cao đài Chơn Truyền, đồng thời là đồng Chủ tịch Hội đồng Liên tôn Việt Nam, chia sẻ với VOA ý kiến của ông về tình hình tự do tôn giáo năm 2020:

“Ở Việt Nam không có tự do tôn giáo. Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam lúc nào cũng tạo điều kiện cho những nhóm tôn giáo do nhà cầm quyền dựng lên, còn những nhóm tôn giáo chân truyền thì không có tự do.”

Hôm 11/5, ông Michael Orona, nhân viên cấp cao của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, phát biểu tại sự kiện Ngày Nhân quyền Việt Nam lần thứ 27 nêu quan ngại về những hạn chế tự do tôn giáo ở Việt Nam. Ông nói:

“Chúng tôi vẫn lo ngại về những hạn chế phổ biến về tự do tôn giáo và sự phân biệt đối xử, cũng như sự sách nhiễu. Một số thành viên của các nhóm tôn giáo cụ thể đã phải chịu đựng những hạn chế này, đặc biệt là những người là thành viên của các nhóm tôn giáo chưa đăng ký ở những vùng sâu vùng xa như Tây Nguyên.”

“Một số nhóm tôn giáo nhất định đã bị từ chối trong nỗ lực đăng ký sau khi chạy trốn khỏi sự đàn áp tôn giáo từ những nơi khác trong nước,” ông Orona cho biết thêm.

Sau khi cáo báo tự do tôn giáo quốc tế 2020 được công bố, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội viết trên Facebook hôm 13/5: “Chính quyền Biden cam kết mạnh mẽ với việc thúc đẩy và bảo vệ sự tôn trọng phổ quát đối với tự do tôn giáo và tín ngưỡng cho tất cả mọi người. Đây là một ưu tiên trọng tâm trong chính sách đối ngoại.”

Ngày 13/5, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước Báo cáo Tự do tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ năm 2020, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định:

“Việt Nam ghi nhận việc Báo cáo Tự do Tôn giáo Quốc tế năm 2020 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã đề cập đến những nỗ lực của Việt Nam trong việc đảm bảo và thúc đẩy đời sống tôn giáo, tín ngưỡng. Tuy nhiên, Báo cáo vẫn đưa ra một số nhận định thiếu khách quan dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình thực tế tại Việt Nam.”

Bà Hằng cho biết Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng và thực hiện nhất quán chính sách bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, quyền theo hoặc không theo tôn giáo của người dân, đảm bảo sự bình đẳng, không phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo, tín ngưỡng, bảo hộ hoạt động của các tổ chức tôn giáo bằng pháp luật.

“Những nỗ lực và thành tựu của Việt Nam về bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cho người dân được cộng đồng quốc tế thừa nhận rộng rãi,” bà Hằng cho biết thêm.

Trong diễn biến liên quan, sáng ngày 13/5 tại TP.HCM, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc có buổi gặp mặt đoàn đại biểu của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và cho biết rằng đảng và Nhà nước “tạo điều kiện để các tôn giáo thực hiện tốt tu hành chân chính, đóng góp cho đất nước,” theo báo Tuổi Trẻ.

Những phát biểu tích cực của giới chức Việt Nam về tình hình tôn giáo trong nước phác họa một bức tranh trái ngược với những đánh giá của một số nhà hoạt động tôn giáo. Từ Houston, Texas, Hoa Kỳ, Hòa thượng Thích Huyền Việt, Chủ tịch Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Hải ngoại, phát biểu hôm 11/5 tại Ngày Nhân quyền Việt Nam.

“Cộng sản đã cho phát triển các cơ sở chùa to, Phật lớn nhằm khoe trương cái gọi là ‘tự do tôn giáo,’ nhưng thực chất hoàn toàn không có tự do tôn giáo vì làm theo sự chỉ đạo của đảng và Nhà nước. Tất cả mọi sinh hoạt dưới mọi hình thức đều do đảng lãnh đạo.”

Nguồn: VOA

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa: VNTB

Đừng vội mừng khi Chính phủ lại tăng lương dồn dập

Tăng lương cơ bản chỉ dành cho công nhân viên nhà nước và sẽ đem đến niềm vui cho một nửa đồng bào cả nước nhưng cũng [sẽ] làm cho một nửa đồng bào cả nước trong khu vực tư nhân và lao động tự do méo mặt. Lương tăng nhưng lạm phát cũng sẽ không đứng im hay chỉ trong tầm mục tiêu.

Vietnam Airline "cân nhắc" việc mua máy bay C919 Trung Quốc. Ảnh chụp trang nguoiquansat.vn

Tính mạng người dân Việt Nam không phải thứ để đem ra gỡ khó cho Vietnam Airlines

Theo thông tin từ nguoiquansat.vn đưa tin, do thiếu máy bay nghiêm trọng, Vietnam Airlines cân nhắc mua tàu bay từ Trung Quốc. Cụ thể ở đây là máy bay thân hẹp 919 mà Trung Quốc vừa ra mắt.

Theo tôi được biết, hiện C919 của Trung Quốc chưa được EU và Mỹ cũng như các quốc gia phát triển cấp phép bay và cấp chứng nhận an toàn hàng không. Theo các chuyên gia, có thể mất ít nhất vài năm nữa. Vậy nếu Vietnam Airlines mua thì chỉ bay nội địa sao? Và liệu tính mạng của người dân Việt Nam có được đảm bảo an toàn, hay chỉ đáng giá giải quyết khó khăn cho Vietnam Airlines.

Tình trạng đáng báo động, cán bộ nhà nước ngày càng giàu có, sống xa hoa bất thường so với mức lương nhận lãnh. Ảnh minh họa: FB Manh Dang

Có cần quan tâm đến thời cuộc hay không?

– Nếu bạn vẫn ung dung trả 100.000 đồng để mua xăng dù vẫn biết trong đấy chỉ có 45.000 đồng là giá xăng, nhưng có đến 55.000 đồng là thuế phí các loại, chưa kể đến yếu tố chúng ta là một quốc gia xuất khẩu dầu hỏa,

– Nếu bạn chấp nhận như lẽ đương nhiên khi con cái bạn rời ghế nhà trường mà không thể kiếm được việc làm, hoặc đi làm nhưng không thích ứng được với công việc vì sự đào tạo kém cỏi của hệ thống giáo dục,

-…

Ảnh minh họa: Foreign Affairs

Những bài học lịch sử về Nga của Tập Cận Bình

Là con trai của một người có liên quan nhiều đến quan hệ giữa đất nước mình với Moscow, Tập Cận Bình hiểu rõ lịch sử. Lịch sử đã dạy cho ông bài học về những nguy hiểm của việc vội vàng liên kết lẫn việc thù địch toàn diện. Giờ đây, Tập muốn được hưởng lợi từ chiếc bánh – tiến đủ gần đến Nga để gây rắc rối cho phương Tây, nhưng không quá gần đến mức buộc Trung Quốc phải phân tách hoàn toàn.