Bộ trưởng giải thích giá sách giáo khoa cao vì giấy tốt: Dân không đồng ý!

Quầy bán sách giáo khoa lớp 1. Ảnh: RFA
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Năm nào cũng vậy, cứ đến hè là giá sách giáo khoa cho năm học tới lại là vấn đề nhức đầu cho các nhà quản lý, và là nỗi lo lắng lẫn bực mình cho phụ huynh học sinh. Giá sách năm nay được nói là tăng gấp 2-3 lần năm trước. Theo lý giải của Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Kim Sơn sáng 25 tháng 5 vừa qua tại Quốc Hội, sở dĩ giá sách giáo khoa cao như thế là do được in trên giấy khổ lớn, phẩm chất giấy tốt, từ biên soạn đến giới thiệu, thử nghiệm, phát hành do doanh nghiệp đảm nhiệm.

Câu nói của ông Sơn lập tức được cư dân mạng xã hội trích dẫn, phản biện mạnh mẽ. RFA xin trích một đoạn từ status của danh khoản Facebook có tên Hoàng Dũng:

“Thật ra thì sao? Thật ra thì tư tưởng con buôn nó đã thể hiện rõ ràng trong từng câu chữ của người đứng đầu ngành giáo dục. Người ta quan tâm đến chất lượng, nội dung của sách giáo khoa chứ không phải hoa hoè hoa sói khổ lớn, giấy tốt. Lấy lý do khổ lớn, giấy tốt để biện hộ là suy nghĩ rất ngu dốt của một kẻ làm giáo dục như Sơn. Nó thể hiện rõ tư duy kinh doanh, hình thức.”

Ông Trần Trọng Nhân có năm con nhỏ đang tuổi đến trường chia sẻ suy nghĩ của ông với RFA về cách giải thích của ông Nguyễn Kim Sơn:

“Câu nói đó là không thuyết phục. Đó là sự ngụy biện của ông Bộ trưởng Bộ giáo dục. Năm nay thì vật giá có thể tăng ở tất cả các nước, đó là tình hình chung của thế giới chứ không chỉ riêng ở Việt Nam, nhưng với một quốc gia coi vấn đề giáo dục là quốc sách thì Chính phủ có nhiều nguồn lực để hỗ trợ, để giữ cho sách giáo khoa không tăng lên, gây khó khăn cho phụ huynh học sinh nghèo.

Cái thứ hai quan trọng, sách giáo khoa không cần phải in trên giấy tốt như vậy làm gì cho tốn tiền người dân. Cách giải thích như vậy là không thể thuyết phục, không hợp lý. Cái quan trọng có bộ sách giáo khoa là nội dung. Phải xây dựng các nội dung đúng chuẩn và thống nhất trên cả nước để học sinh từ vùng này qua vùng khác không bị lệch lạc về kiến thức. Nội dung sách mới là quan trọng chứ không phải cái hình thức. Hơn 40 năm giải phóng miền Nam và gần 80 năm giải phóng miền Bắc nhưng Việt Nam chưa xây dựng được một bộ sách giáo khoa hoàn thiện, hoàn chỉnh và đạt chuẩn. Đó là một sự thất bại thảm hại của những người cai trị.”

Là đơn vị phát hành hai trong số ba bộ sách giáo khoa theo chương trình mới, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam chỉ ra một số điểm khác biệt cơ bản giữa chi phí tổ chức biên soạn sách mới và cũ khiến giá sách tăng cao với truyền thông Nhà nước.

Thứ nhất, nguồn vốn do doanh nghiệp tự đầu tư, không bằng ngân sách nhà nước. Thứ hai, nhuận bút cao hơn để tìm kiếm và giữ chân các tác giả giỏi. Thứ ba, khổ sách lớn hơn, giấy dày, tốt in nhiều màu hơn. Thứ tư là chi phí quảng cáo do có nhiều đơn vị cùng tham gia.

Câu chuyện giá sách giáo khoa tăng cao những năm gần đây dường như chưa có hướng giải quyết. Cách đây hai năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt năm bộ sách giáo khoa lớp 1 mới để các hội đồng lựa chọn đưa vào trường học từ năm học 2020-2021. Các bộ sách mới có giá cao gấp bốn lần giá bộ sách hiện hành lúc đó.

Trong khi đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo có văn bản số 115 gửi Chính phủ, Bộ Tài chính, kiến nghị giá sách giáo khoa theo chương trình giáo dục phổ thông mới phải không vượt mức giá của bộ sách giáo khoa do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã bán ra thị trường trong năm học 2019-2020. Bộ Tài chính ra văn bản gửi các nhà xuất bản với đề xuất tương tự.

Một số chuyên gia nhận định, cách làm của Nhà nước trong lĩnh vực sách giáo khoa là xã hội hóa chứ không do Nhà nước bao cấp, hỗ trợ như trước. Mà xã hội hóa lại nửa vời vì Nhà nước vẫn muốn quản lý, không để thị trường cạnh tranh.

Chuyên gia kinh tế – Tiến sĩ Ngô Trí Long cho rằng, ông Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đứng ở góc độ chi phí của nhà xuất bản, cho rằng việc tăng giá sách như thế là hợp lý. Nhưng quan điểm của ông thì lĩnh vực nào độc quyền thì Nhà nước chỉ định còn những lĩnh vực nào cạnh tranh thực sự thì để thị trường quyết định. Ông nói:

Bộ Giáo dục phải có kinh phí thực hiện bộ sách giáo khoa, nhưng bộ này không thực hiện vì nếu thực hiện thì phải mời những người có năng lực, có trình độ vào để tham gia biên soạn. Nhưng với cơ chế tài chính của Việt Nam thì tính toán theo định mức, theo chi tiêu của Bộ Tài chính thì người ta không chấp nhận được vì chi rất thấp.  

Muốn xã hội hóa, muốn được duyệt nội dung cuốn sách thì phải tập hợp những người trí tuệ, có năng lực thực sự để biên soạn thì mới cạnh tranh được, người ta mới duyệt. Bộ sách có giá trị hơn nhưng giá sách sẽ cao hơn. Nhà nước yêu cầu giá thấp thì đó là sự mâu thuẫn.

Nếu độc quyền chỉ có một anh sản xuất thì Nhà nước chỉ định. Nhưng nếu có nhiều nhà xuất bản cùng tham gia in một loại sách thì chắc chắn nó sẽ cạnh tranh. Khi đó Nhà nước không thể quyết định được giá. Đó là mô hình quản lý giá trong nền kinh tế thị trường. Vừa muốn xã hội hóa vừa muốn qui định giá thì không bao giờ được.”

Xuất bản sách giáo khoa được coi là lĩnh vực kinh doanh với lợi nhuận cao ngất ngưởng, là thị trường béo bở của nhiều doanh nghiệp. Năm năm trước, Tạp chí Đầu tư Tài chính Việt Nam có bài viết “Công ty độc quyền xuất bản sách giáo khoa mỗi ngày lãi nửa tỷ.” Theo đó, hoạt động xuất bản sách giáo khoa chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu doanh thu với 72% của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, tương đương 621 tỷ đồng. Sau khi trừ giá vốn bán hàng, bình quân mỗi ngày đơn vị này lãi gộp hơn nửa tỷ đồng từ mảng kinh doanh đang nắm thế độc quyền trên thị trường.

Tuy lãi cao như thế nhưng Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam vẫn đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép tăng giá sách với lý do nêu ra để “đảm bảo doanh thu bù đắp chi phí và tạo sức cạnh tranh, thu hút người tiêu dùng.” Cứ như thế, giá sách năm sau lại cao hơn năm trước khiến người dân nghèo là đối tượng chịu thiệt thòi.

Diễm Thi

Nguồn: RFA

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Ảnh minh họa: FB Nguyễn Tuấn

Bạn bè trên cõi mạng

Về nhà tôi nghĩ hoài về hiện tượng fb. Rất nhiều bạn tôi chưa bao giờ gặp ngoài đời, mà chỉ qua fb. Cũng chẳng sao. Tình bạn không phải chỉ là tiếp xúc hay tay bắt mặt mừng, mà có thể là tiếp xúc bằng trái tim và tâm hồn. Vậy là hạnh phúc rồi.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban Nhân sự đại hội đảng XIV chủ trì phiên họp đầu tiên của Tiểu ban hôm 13/3/2024 tại trụ sở Trung ương đảng. Ảnh: Vietnam Plus

Từ trường hợp ông Võ Văn Thưởng nhìn về công tác nhân sự

Nhưng thống kê lại chuỗi cán bộ cấp cao bị kỷ luật trong thời gian qua, phân tích bản chất, tìm đến nguyên nhân cốt lõi, thì đi đến kết luận rằng, công cuộc chống tham nhũng cần phải đẩy mạnh, tiến hành triệt để, nhưng phải cần đến các biện pháp khác có khả năng tiệu diệt nguyên nhân gốc rễ của quốc nạn tham nhũng.