BOT: Sự bế tắc cùng đường

Các tài xế phản kháng tại Trạm thu phí BOT Cai Lậy, Tiền Giang. Ảnh: Internet
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BOT đang là một nguồn lợi khổng lồ, được khai thác và quản lý theo kiểu mafia, với sự dung túng, hỗ trợ của nhà nước. Tuy nhiên, hiện nay ngày càng nhiều người dân phản kháng lại BOT. Động thái này phản ánh ý thức ngày càng cao của người dân trước các vấn nạn sai trái. Đồng thời đánh dấu những bước tiến mới của phong trào đấu tranh đòi dân sinh, dân quyền.

Khởi đầu từ tháng 04/2017 tại BOT Bến Thủy (Nghệ An), suốt 3 năm qua phong trào người dân phản đối các trạm BOT đã và đang tạo ra nhiều điểm nóng thường trực khắp ba miền. Có thể kể đến hàng loạt cái tên như BOT Cai Lậy, BOT Ninh Lộc, BOT Thăng Long, BOT An Sương…

Với sự phát triển của mạng xã hội, làn sóng phản đối BOT nhanh chóng lan rộng với nhiều hình thức sáng tạo. Từ trả tiền lẻ, đi xe thật chậm, cho đến việc túc trực, đếm xe tại các trạm BOT… Càng về sau, tính tổ chức và có kỷ luật chặt chẽ càng được đề cao, khiến “đánh BOT” trở thành một phong trào dân sự thành công nhất tại Việt Nam cho đến thời điểm này.

Những nguyên nhân khiến BOT bị dư luận phản đối mạnh mẽ, là do các trạm này đặt sai vị trí, thu phí quá cao, quá thời hạn và thậm chí người dân “không đi mét BOT nào cũng phải trả phí”. Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa, đó là khi người dân bắt đầu nhận thức được việc họ phải còng lưng chi trả cho nhóm lợi ích tham nhũng, thì phản kháng sẽ liên tục nổ ra.

Ngược lại với những đòi hỏi quyền lợi chính đáng của lái xe và người dân, nhà cầm quyền CSVN đã lộ nguyên hình là kẻ bảo kê cho các nhóm lợi ích BOT trục lợi. Theo đó, họ liên tục khủng bố cánh tài xế bằng nhiều phương thức như mời về đồn “làm việc”, triệu tập, thuê xã hội đen đánh đập, vu khống, bắt bớ… Nhằm trấn áp tinh thần những người tài xế không chịu khuất phục cảnh lạm thu.

Thay vì có biện pháp giải quyết hợp lý, hợp tình như dời trạm, giảm giá,… lãnh đạo cộng sản lại đưa ra nhiều biện pháp mang tính “hoãn binh” như tạm dừng thu phí, giảm giá đôi chút. Điều đó đang cho thấy tình trạng bế tắc trong hướng giải quyết của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đối với vấn đề BOT hiện nay.

Sự bế tắc trong việc xử lý khủng hoảng BOT còn thể hiện trong các kỳ họp của chính phủ nhiều năm qua, lần nào vấn đề này cũng được đưa ra bàn bạc. Thủ tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc cũng liên tục hứa sẽ giải quyết vấn đề này, Bộ Giao thông Vận tải khẳng định sẽ giải quyết dứt điểm vấn đề BOT ngay trong năm 2018. Tuy nhiên, bây giờ đã tháng 03/2019, những rắc rối của BOT vẫn nguyên vẹn. Và cho dù BOT rất nóng và cấp bách, nhưng khi bị chất vấn, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể vẫn nói rằng “đang xem xét.”

Có thể nói vấn đề BOT là một thách thức lớn mà giới chức cộng sản Việt Nam đang phải đương đầu. Thực tế là BOT đang tạo sóng ngầm về vấn đề nợ công. Bởi lẽ có đến 90% nguồn vốn đầu tư cho các dự án BOT là vay mượn từ ngân hàng. Cho nên, trong trường hợp nhà đầu tư phá sản do phải di dời trạm, thì những khoản nợ khổng lồ mà họ vay ngân hàng sẽ trở thành khoản “nợ xấu” mà nhà nước sẽ phải gánh.

Với tình hình xử lý nợ xấu khó khăn như hiện nay, cú sốc BOT sẽ phá vỡ các phương án tài chính, tạo ra nhiều hệ luỵ tiêu cực, ảnh hưởng khả năng ổn định kinh tế vĩ mô của đất nước.

Thứ hai, BOT là những hợp đồng giữa nhà nước và nhà đầu tư. Vị trí đặt trạm là dựa trên thỏa thuận của nhà đầu tư và nhà nước. Vì thế trong trường hợp nhà nước vi phạm hợp đồng như tự ý di dời trạm, nhà đầu tư có quyền kiện nhà nước đòi bồi thường thiệt hại do thay đổi hợp đồng.

Nếu di dời BOT sẽ tạo ra hiệu ứng, khiến những BOT đang bị đặt sai chỗ cũng sẽ bị buộc phải di dời. Và nếu áp dụng phương án bồi thường cho tất cả các trạm sai phạm, ngân sách nhà nước chắc chắn sẽ bị vỡ. Vì vậy, BOT là tảng băng chìm của nợ công.

Bên cạnh đó, mặt trái của các BOT bẩn dần lộ ra. BOT là kết quả của những cú bắt tay bất chính từ các nhóm tài phiệt đỏ, truyền thông nhà nước và các quan chức chính quyền. Tóm lại, BOT là ổ của tham nhũng. Và đám người này có quyền lực bao trùm mọi mặt của xã hội. Cho nên, không phải đơn giản mà nhóm này có thể nhả ra những lợi ích đang thụ hưởng.

Từ những thông tin trên, có thể thấy nhà cầm quyền Việt Nam đang bị rơi vào thế “tiến thoái lưỡng nan”. Bởi lẽ, nếu giải quyết đúng đắn vấn đề BOT thì ngân sách “vỡ nợ”, trong khi dung túng cho sai phạm như hiện nay, thì chắc chắn BOT sẽ còn “vỡ trận” dài dài.

Bức tranh BOT tại Việt Nam đang bộc lộ quá nhiều bất ổn và cũng là nguồn cơn tạo ra sự bất mãn càng ngày càng sâu rộng. Nguyên nhân cốt lõi chính là do BOT giao thông hiện đang bị méo mó bởi những nhóm đặc quyền, đặc lợi.

Để có thể tháo gỡ đống lộn xộn BOT, trước tiên phải dẹp bỏ các trạm sai phạm. Như thế mới đảm bảo công bằng, và khiến dư luận đồng tình.

Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là tăng cường sự công khai, minh bạch trong các hoạt động đấu thầu của các dự án BOT sau này. Theo đó, sự minh bạch này bao gồm năng lực của chủ đầu tư; tổng mức đầu tư, mức phí, thời gian thu phí…

Việt Nam đang cần một thị trường cạnh tranh sòng phẳng.

Ngô Đồng

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chất bán dẫn gắn trên bảng mạch trong bức ảnh minh họa này được chụp vào ngày 17 tháng 2 năm 2023. Ảnh: Reuters

Chuyên gia: Việt Nam đứng trước ‘cơ hội vàng’ về chip và bán dẫn, nhưng phải biết thay đổi tư duy

Việt Nam đang đứng trước “cơ hội vàng” trở thành một nước phát triển nhờ quan hệ hợp tác sâu rộng hơn với Mỹ trong lĩnh vực sản xuất chip và chất bán dẫn, một chuyên gia kinh tế phát triển nhận định với VOA, nhưng việc này chỉ có thể trở thành hiện thực khi Việt Nam đưa nền kinh tế của mình ra khỏi việc sử dụng lao động ở quy mô thấp như trong dây chuyền lắp ráp hoặc khai thác nguyên liệu thô.

Luật sư Đặng Đình Mạnh (phải) và LS Nguyễn Văn Miếng (trái) vượt thoát đến Hoa Kỳ ngày 16/6/2023. Ảnh: RFA

LS Đặng Đình Mạnh: Ăn hối lộ ‘không vụ lợi’ là ngụy biện của tư pháp Việt Nam

Trong 27 năm hành nghề tại Việt Nam, Luật sư Đặng Đình Mạnh đã tham gia bào chữa khoảng 10 năm cho hơn 50 vụ án chính trị gồm gần 100 người đấu tranh nhân quyền, dân oan tại Việt Nam.

Nhân dịp 7 quan chức thanh tra của Ngân Hàng Nhà Nước CSVN không bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì được cho là “không vụ lợi” dù đã nhận tiền hối lộ từ Ngân hàng SCB, nhật báo Người Việt phỏng vấn Luật Sư Mạnh về vụ này.

Trang bìa cuốn sách ''Kỷ yếu tri ân Hoà thượng Thích Tuệ Sỹ'' của Hội Đồng Hoằng Pháp, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (năm 2023). Ảnh: RFI (ảnh chụp màn hình)

Thiền sư Tuệ Sỹ – “Cọng lau nằm xuống mà đại ngàn rung chuyển”

“‘Rung chuyển đại ngàn'” tức là Rung chuyển cảm xúc. Mình cảm nhận được cái rung chuyển cảm xúc của toàn cõi mạng Việt Nam cơ. Mình có 4.900 bạn bè thôi, nhưng chưa bao giờ mình thấy là chưa bao giờ là ai cũng tìm cách nói về Ông, về cảm xúc mấy dòng, hoặc là trích mấy câu thơ của Ông. Có những người hiểu biết nhiều từ lâu rồi, họ viết những bài chia sẻ. Bài nào cũng hay, được chia sẻ rộng rãi. Mình nghĩ là không ai bảo ai, mà tại sao có một nghĩa cử văn hóa như vậy. Hóa ra là Ông nổi tiếng từ rất sớm…” (nhà văn Dạ Ngân, từ TP.HCM)

Chính giới Thụy Sĩ chào mừng cựu TNLT Châu Văn Khảm

Ngày 22 tháng 11, 2023 ông Châu Văn Khảm đã được thành phố Grand-Saconnex/Geneva trang trọng đón tiếp như một vị khách danh dự dành cho một cựu tù nhân lương tâm vừa được chính quyền Việt Nam buộc phải trả tự do vào tháng 7 vừa qua.

Đúng vào 12 giờ trưa, ông Michel Pomatto, Thị trưởng thành phố Grand-Saconnex đã đón chào ông Khảm và nhắc nhở truyền thống của thành phố này là hàng năm có buổi vinh danh những nhà đấu tranh bảo vệ tự do và nhân quyền.