Bruxelles: Biểu tình, vận động chính giới EU nhân Ngày Quốc Tế Nhân Quyền 2019

Quang cảnh cuộc biểu tình do Cộng Ðồng Việt Nam Tự Do Vương Quốc Bỉ tổ chức, đúng vào ngày kỷ niệm 71 năm Quốc Tế Nhân Quyền, 10/12/2019 nhằm lên tiếng và đấu tranh cho nhân quyền, tự do và dân chủ tại Việt Nam.
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày Quốc Tế Nhân Quyền năm nay, cộng đồng Người Việt khắp nơi trên thế giới đã tổ chức những buổi hội thảo, biểu tình và vận động chính giới các nước xuyên suốt nhiều tuần qua.

Riêng tại Âu Châu, một cuộc biểu tình vào Thứ Ba 10 Tháng Mười Hai, do Cộng Đồng Việt Nam Tự Do Vương Quốc Bỉ tổ chức trước trụ sở Quốc Hội Âu Châu tại thủ đô Bruxelles được sự hưởng ứng của khoảng 200 đồng hương Việt Nam với các phái đoàn Nhóm Tinh Thần Diên Hồng đến từ Pháp, Cộng Đồng Người Việt Tị Nạn Cộng Sản tại Hoà Lan, Liên Hội Người Việt Tị Nạn tại Cộng Hoà Liên Bang Đức, Uỷ Ban Thuỵ Sĩ-Việt Nam (COSUNAM) và đại diện các đảng bộ Việt Tân đến từ Pháp, Đức, Hoà Lan, Bỉ, Na Uy và Đan Mạch. Ngoài ra, chúng tôi nhận thấy có sự hiện diện của các đại điện các cộng đồng Tây Tạng, Ngô Duy Nhĩ và Hong Kong cùng đến tham dự và một số Dân Biểu Quốc Hội Âu Châu.

Song song với cuộc biểu tình, một phái đoàn Việt Nam gồm đại diện các tổ chức, hội đoàn như Liên Hội Người Việt Tị Nạn Cộng Sản Cộng Hòa Liên Bang Đức, Hội Người Việt Tị Nạn Cộng Sản tại Nuremberg, Đảng Việt Tân Âu Châu phối hợp cùng 2 NGO quốc tế là Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) và Tổ chức Thiên Chúa Giáo Chống Tra Tấn (ACAT) đã chia thành 3-4 nhóm chuyên trách tiếng Pháp, Pháp-Anh, Anh-Đức có cuộc gặp gỡ 11 Dân Biểu Quốc Hội Âu Châu đặc trách trong các Ủy Ban Nhân Quyền, Ủy Ban Thương Mại Quốc Tế, Khối Đông Nam Á sự vụ, Mậu Dịch giữa Âu Châu và Việt Nam nhằm thảo luận và đề nghị Quốc Hội Âu Châu hoãn phê chuẩn các Hiệp Định Tự Do Thương Mại EU – Việt Nam (EVFTA) và Hiệp Định Bảo Hộ Đầu Tư (IPA).

Video: Youtube Chân Trời Mới Media

Tại địa điểm tổ chức, rừng cờ vàng, cờ Tây Tạng, cờ của các nước Bỉ, Hoà Lan, Ðức, Pháp phất phới bay trong gió, xen lẫn với các biểu ngữ với nội dung đòi hỏi tôn trọng nhân quyền, đặc biệt hình ảnh của các tù nhân lương tâm tại Việt Nam đã tạo nhiều chú ý cho người đi đường.

Trong nghi lễ khai mạc vào lúc 14g30, mọi người cùng nghiêm trang chào quốc kỳ, hát quốc ca và tưởng nhớ đến các nạn nhân của chế độ độc tài cộng sản. Tiếp theo đó, Bác Sĩ Nguyễn Quốc Bảo đã thay mặt ban tổ chức chào mừng các phái đoàn đến tham dự và đồng hương. Ông cũng nêu lên ý nghĩa của cuộc biểu tình, nhằm đánh động dư luận thế giới về sự vi phạm nhân quyền trầm trọng tại Việt Nam.

Bà Maria Arena, Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Quyền Quốc Hội Âu Châu (bìa phải) chăm chú theo dõi phần phát biểu của Bác Sĩ Nguyễn Quốc Bảo thay mặt ban tổ chức chào mừng các phái đoàn đến tham dự và đồng hương, nêu bật lên ý nghĩa của cuộc biểu tình là nhằm đánh động dư luận thế giới tình trạng vi phạm nhân quyền trầm trọng tại Việt Nam.
Bà Marie Arena, Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Quyền Quốc Hội Âu Châu (bìa phải) chăm chú theo dõi phần phát biểu của Bác Sĩ Nguyễn Quốc Bảo thay mặt ban tổ chức chào mừng các phái đoàn đến tham dự và đồng hương, nêu bật lên ý nghĩa của cuộc biểu tình là nhằm đánh động dư luận thế giới tình trạng vi phạm nhân quyền trầm trọng tại Việt Nam.

Trong phần phát biểu của các dân biểu Quốc Hội Âu Châu (QHAC) như bà Marie Arena, Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Quyền QHAC, là một trong những người đầu tiên phản đối EVFTA và bà Dân Biểu Saskia Bricmont, đặc trách về Thương Mại giữa EU và Việt Nam, hai vị dân biểu này đã lên tiếng mạnh mẽ chống phê chuẩn hiệp định thương mại giữa EU và VN (EVFTA) nếu nhân quyền không được tôn trọng tại Việt Nam.

Hai bà dân biểu cũng bày tỏ sự hỗ trợ cuộc tranh đấu chính đáng của người Việt Nam, Tây Tạng, Duy Ngô Nhĩ và Hong Kong.

Bà Dân Biểu Quốc Hội Âu Châu Saskia Bricmont, đặc trách Thương Mại giữa EU và Việt Nam phát biểu trong cuộc biểu tình.
Bà Dân Biểu Quốc Hội Âu Châu Saskia Bricmont, đặc trách Thương Mại giữa EU và Việt Nam phát biểu trong cuộc biểu tình.

Ngoài ra còn có phát biểu của một số hội đoàn ngoại quốc như ông Vincent Metten (International Campaign for Tibet in Brussel), bà Zumretay Arkin (Executive member of World Uyghur Congress), Ms Jo Tam & M. Louis Chik (Stand with Hong Kong from Belgium), ông Phurbo, đại diện Cộng Đồng Tây Tạng tại Bỉ… cũng bày tỏ sự đoàn kết cùng người Việt trong cuộc tranh đấu cho nhân quyền đang bị các nhà cầm quyền Bắc Kinh, Hong Kong và Việt Nam vi phạm trầm trọng.

Bác sĩ Hoàng Thị Mỹ Lâm, Chủ Tịch Liên Hội Người Việt Tị Nạn tại CHLB Ðức phát biểu trong cuộc biểu tình do Cộng Ðồng Việt Nam Tự Do Vương Quốc Bỉ tổ chức tại Bruxelles, nhân kỷ niệm 71 năm Ngày Quốc Tế Nhân Quyền.
Bác sĩ Hoàng Thị Mỹ Lâm, Chủ Tịch Liên Hội Người Việt Tị Nạn tại CHLB Ðức phát biểu trong cuộc biểu tình do Cộng Ðồng Việt Nam Tự Do Vương Quốc Bỉ tổ chức tại Bruxelles, nhân kỷ niệm 71 năm Ngày Quốc Tế Nhân Quyền.

Về phía người Việt có một số đại diện hội đoàn, đảng phái đã phát biểu gồm ông Đặng Vũ Sơn (Nhóm Tinh Thần Diên Hồng thuộc Phong Trào Trần Văn Bá tại Pháp), Bác Sĩ Hoàng Thị Mỹ Lâm, Chủ Tịch Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại CHLB Ðức, ông Nguyễn Quang Kế (Chủ Tịch Cộng Ðồng Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản tại Hoà Lan), ông Trịnh Ðỗ Tôn Vinh (đại diện Việt Tân Âu Châu) và Nhà văn nữ Nguyễn Thị Tuyết Nga (Bỉ Quốc), v.v.

Các vị này đã bày tỏ sự quyết tâm của người Việt hải ngoại luôn sát cánh cùng đồng bào trong nước trong công cuộc đấu tranh chấm dứt ách cai trị độc tài cộng sản để xây dựng một nước Việt Nam Tự Do, Dân Chủ và Quyền Con Người được tôn trọng.

Linh Mục Nguyễn Hùng Lân (Bỉ quốc) và một vị đại diện nhóm người Tây Tạng đã cùng mọi người cầu nguyện cho các nạn nhân của cộng sản, đặc biệt là tù nhân lương tâm Ðào Quang Thực vừa mới mất trong nhà tù cộng sản vào đúng ngày kỷ niệm Quốc Tế Nhân Quyền 10 Tháng Mười Hai, 2019 . Mọi người càng cảm thấy ghê tởm sự vô đạo đức của chế độ Cộng Sản Việt Nam khi biết rằng trại giam của chế độ không cho thân nhân của Nhà Giáo Ðào Quang Thực mang xác ông về nhà mai táng và muốn chôn ông trong trại giam.

Cuối ngày, anh Trần Sơn thuộc Đảng Việt Tân sơ lược nội dung cuộc gặp gỡ các dân biểu trong cùng ngày tại trụ sở Quốc Hội Âu Châu.

“Nhân ngày Quốc Tế Nhân Quyền 10 Tháng Mười Hai, chúng tôi đảng Việt Tân và 2 NGO quốc tế là Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) và Tổ chức Thiên Chúa Giáo Chống Tra Tấn (ACAT) đã đi vận động các dân biểu Quốc Hội Âu Châu tại Bruxelles, Vương Quốc Bỉ.

Chúng tôi đã gặp một số dân biểu thuộc nhiều quốc gia như Bỉ, Đức, Phần Lan, Đan Mạch và từ nhiều đảng phái khác nhau để trình bày cho các dân biểu đó về những sự kiện gần đây về lãnh vực nhân quyền tại Việt Nam. Đặc biệt phái đoàn đã nêu lên trường hợp các ông Châu Văn Khảm, Trần Văn Quyền, Nguyễn Văn Viễn và Nguyễn Năng Tĩnh đã bị xét xử ngày 11 và ngày 15 Tháng Mười Một  vừa qua.

Chỉ riêng trong Tháng Mười Một, 2019 nhà cầm quyền CSVN đã kết án tới 13 nhà dân chủ với những bản án rất là nặng nề, tổng cộng lên tới 92 năm tù. Mặc dù nhà cầm quyền CSVN đã lên tiếng hứa hẹn cải thiện về mặt nhân quyền nhưng từ khi QHAC đã thông qua 2 nghị quyết (2017 và 2018) kêu gọi nhà cầm quyền CSVN phải tôn trọng nhân quyền thì tình hình Việt Nam ngày càng tồi tệ hơn nữa. Điều này cho thấy, đối với nhà cầm quyền CSVN lời nói không đi đôi với hành động. Phái đoàn chúng tôi đã nhấn mạnh với các vị dân biểu QHAC là trước tình hình hiện nay, QHAC không thể nào chuẩn thuận Hiệp Định Thương Mại Tự Do EU-Việt Nam EVFTA.

Một số vị dân biểu như là bà Saskia Bricmont và một dân biểu người Bỉ cũng rất phẫn nộ về sự kiện ông dân biểu người Czech, Jan Zahradil, là báo cáo viên thường trực của EVFTA từ nhiều năm nay đang có liên hệ mật thiết với nhà cầm quyền CSVN. Đây là sự xung đột lợi ích (conflict of interest), vi phạm Bộ quy tắc ứng xử của QHAC không thể chấp nhận được, và những dân biểu đó đã yêu cầu tạm ngưng tiến trình phê chuẩn EVFTA.

Các vị dân biểu cũng đã cám ơn phái đoàn đến Quốc Hội để thông tin về tình hình Việt Nam và khuyến khích người Việt khắp nơi nên liên lạc với các dân biểu tại QHAC để báo động về tình hình nhân quyền tại Việt Nam từ đây đến lúc QHAC sẽ bỏ phiếu phê chuẩn EVFTA được ấn định vào ngày 20 Tháng Hai, 2020. Với tình hình nhân quyền tồi tệ và sự đàn áp ngày càng gia tăng trong nước, QHAC không thể nào chuẩn thuận hiệp định tự do thương mại như vậy đối với Việt Nam.”

Sau cùng, ông Lê Hữu Đào, Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt tại Liege, Bỉ Quốc đồng thời cũng là thành viên ban tổ chức buổi biểu tình, trước khi tuyên bố chấm dứt cuộc biểu tình đã một lần nữa cám ơn tất cả mọi người và trong dịp này đã thông báo về việc một số cộng đồng người Việt tại Âu Châu sẽ liên kết cùng nhau tổ chức kỷ niệm 45 năm ngày Quốc Hận 30 Tháng Tư tại thủ đô Berlin thuộc CHLB Đức vào năm 2020.

Buổi biểu tình cùng cuộc vận động chính giới tại Quốc Hội Âu Châu đã kết thúc vào lúc 17g30 cùng ngày.

Thế Truyền & Thùy An tường thuật

Một vài hình ảnh khác:

Cuộc biểu tình nhân ngày Quốc Tế Nhân Quyền 2019 trước trụ sở Quốc Hội Âu Châu tại Bruxelles, 10/12/2019. Ảnh FB Dân Biểu Saskia Bricmont, Ủy Ban Thương Mại Quốc Tế Quốc Hội Âu Châu (INTA)
Cuộc biểu tình nhân ngày Quốc Tế Nhân Quyền 2019 trước trụ sở Quốc Hội Âu Châu tại Bruxelles, 10/12/2019. Ảnh: FB Dân Biểu Saskia Bricmont, Ủy Ban Thương Mại Quốc Tế Quốc Hội Âu Châu (INTA)
Cuộc biểu tình nhân ngày Quốc Tế Nhân Quyền 2019 trước trụ sở Quốc Hội Âu Châu tại Bruxelles, 10/12/2019. Ảnh FB Dân Biểu Saskia Bricmont, Ủy Ban Thương Mại Quốc Tế Quốc Hội Âu Châu (INTA)
Cuộc biểu tình nhân ngày Quốc Tế Nhân Quyền 2019 trước trụ sở Quốc Hội Âu Châu tại Bruxelles, 10/12/2019. Ảnh: FB Dân Biểu Saskia Bricmont, Ủy Ban Thương Mại Quốc Tế Quốc Hội Âu Châu (INTA)
Quang cảnh cuộc biểu tình nhân ngày Quốc Tế Nhân Quyền 2019 trước trụ sở Quốc Hội Âu Châu tại Bruxelles, 10/12/2019. Ảnh FB Dân Biểu Saskia Bricmont, Ủy Ban Thương Mại Quốc Tế Quốc Hội Âu Châu (INTA)
Quang cảnh cuộc biểu tình nhân ngày Quốc Tế Nhân Quyền 2019 trước trụ sở Quốc Hội Âu Châu tại Bruxelles, 10/12/2019. Ảnh: FB Dân Biểu Saskia Bricmont, Ủy Ban Thương Mại Quốc Tế Quốc Hội Âu Châu (INTA)

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.