Bữa tiệc máu của một bầy sâu!

Phối cảnh dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Ảnh: NamPhatLand
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

“Khu đô thị mới Thủ Thiêm” là một dự án phát triển đô thị mới tại bán đảo Thủ Thiêm, thuộc quận 2 đối diện quận 1 qua sông Sài Gòn. Dự án Thủ Thiêm có diện tích 7 cây số vuông (730 ha) được xem như có vai trò đối với thành phố HCM như Manhattan của New York, Hoa Kỳ hoặc Phố Đông của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa sẽ là quận trung tâm mới của Thành Hồ với khu trung tâm thương mại, tài chính gồm các tòa nhà cao 10-40 tầng, và một số khu 32 tầng, khu dân cư đáp ứng chỗ ở cho 130.000 người và 1 triệu khách vãng lai (*).

Những con số nói trên cho thấy dự án Thủ Thiêm không chỉ mang tầm vóc phát triển bình thường mà có tham vọng trở thành trung tâm sinh hoạt văn hóa, chính trị, kinh tế của thành phố Sài Gòn trong thời gian tới.

Dự án Thủ Thiêm được manh nha quy hoạch từ năm 1992, và Thủ Tướng Võ Văn Kiệt ký quyết định vào năm 1996. Và 9 năm sau đó, năm 2005, tức là cách đây 13 năm, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Đua đã ký QĐ 6565 thay thế QĐ 367 của Thủ tướng Võ Văn Kiệt với nhiều thay đổi đáng kể của Dự án lúc ban đầu.

Để đầu tư xây dựng dự án Thủ Thiêm, chính quyền Thành Phố đã giải tỏa trắng gần như toàn bộ bán đảo Thủ Thiêm, 14.600 hộ dân với hơn 60.000 nhân khẩu (so với Đồng Tâm, Mỹ Đức chỉ có 2.572 hộ gia đình và dân số chưa tới 9 ngàn người) đã bị di dời để nhường chỗ cho siêu dự án này.

Thành phố cũng đã huy động lượng vốn gần 30.000 tỉ đồng (tương đương 1,5 tỉ USD) để chi trả bồi thường, tái định cư. Mức đền bù 18.380.000 VND một mét vuông vào năm 2009, được cho là không hợp lý, vì chủ đầu tư có đất đã bán lại với giá 350 triệu đồng, tức là gấp 19 lần giá đền bù cho dân, là một sự ăn cướp trắng trợn và thô bạo.

Trong quá trình giải toả, bầy sâu tham ăn đã không ngần ngại san bằng Chùa Liên Trì vào tháng 9 năm 2016. Hòa thượng trụ trì Thích Không Tánh khẳng định Chùa và các thầy không chấp nhận cơ sở do nhà nước CSVN đã dựng sẵn ở Cát Lái để đền bồi cho chùa. Linh mục Đinh Hữu Thoại, thuộc Phòng Công lý Hoà Bình Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn cho là việc san bằng này là vì lý do chính trị, và Nhà thờ Thủ Thiêm và Tu viện Mến Thánh sẽ không phải chịu cùng chung số phận (*).

Mới đây, ngày 2/5/2018, ông Võ Văn Hoan, Chánh Văn Phòng kiêm người phát ngôn của UBND TP.HCM, xác nhận thất lạc bản đồ quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm tỷ lệ 1/5.000 kèm theo Quyết định số 367/QĐ-TTg ngày 4/6/1996 của Thủ Tướng Võ Văn Kiệt. Đây là văn bản pháp lý về quy hoạch dự án.

Sự kiện Chánh văn phòng Thành Phố tuyên bố bản đồ quy hoạch bị “thất lạc” là điều nằm ngoài dự tưởng của công luận. Nó không chỉ nói lên sự cẩu thả, coi thường công luận mà còn bộc lộ sự trí trá (gian manh và lừa lọc) của chính quyền Thành Phố.

Quả thật, dự án Thủ Thiêm đã bị đám quan chức Thành Phố “sang đoạt” từ tay Võ Văn Kiệt sang tay nhóm Lê Thanh Hải và biến thành dự án siêu tham nhũng.

Điều cần nêu lên ở đây là dự án tham nhũng bị che giấu hơn 10 năm, nhưng khi báo chí và mạng xã hội vừa mới công bố những sai trái của Thành Phố thì Ban Tuyên Giáo đã chỉ thị cho Tổng Biên Tập của các báo, các cơ quan truyền thông phải ngưng đề cập đến dự án Thủ Thiêm. Dư luận cho rằng chính ông Trọng là người đã ra lệnh cho báo chí chấm dứt phanh phui những tham ô đàng sau dự án Thủ Thiêm.

Chả có giải thích nào khác ngoài lập luận cho rằng một lần nữa ông Trọng tự chứng tỏ chiêu bài chống tham nhũng của ông chỉ là một màn diễn mà chủ đích cốt lõi chỉ là để thanh toán “nội thù” và để “giành phần ăn” và vì thế khi đụng phải sự chống trả kịch liệt một mất một còn của địch thì đành phải vuốt mặt rút lui không kèn không trống mà nếu thực tâm chống tham nhũng thì ông Trọng không thể rút lui nhục nhã như vậy.

Qua việc này, người ta cũng hiểu thêm rằng miền Nam, lãnh địa của kẻ thù số 1 của ông Trọng, không phải là nơi ông Trọng có thể muốn làm gì thì làm, sờ vào bỏng tay.

Việc “rút lui” của ông Trọng, nếu không phải là vì “bứt dây động rừng” hay vì “đánh nó là đánh vào chính mình” thì là gì?

Khổ thay, dự án Thủ Thiêm không phải là chiếc bánh ngọt vô thưởng vô phạt trên bàn.

Dự án Thủ Thiêm là tài sản, là cuộc sống, là sinh mạng của gần 15 ngàn hộ dân, 60 ngàn sinh mạng công dân Việt đang bị một bầy sâu CSVN hủy hoại. Những tội ác do bầy sâu CSVN gây ra ở Thủ Thiêm phải được phanh phui, kẻ gây tội ác phải bị trừng trị, tài sản bị ăn cắp và tước đoạt phải được hoàn trả lại cho các nạn nhân chứ không thể trông chờ vào cái màn diễn đốt lò rất kịch tính của ông Lú.

Nhưng kinh khủng hơn cả, nhìn trên toàn thể đất nước, Thủ Thiêm không phải là bữa tiệc máu duy nhất của bầy sâu!

(*) Theo Wikipedia

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.