Các thành viên Việt Tân ở Sydney đòi lại đất tổ: Hoàng Sa là của Việt Nam!

Anh chị em đảng bộ Việt Tân tại Sydney xuống đường vận động ký kiến nghị "Hoàng Sa là của Việt Nam" hôm Chủ nhật 16/7/2023. Ảnh: Đảng bộ Sydney, Úc Châu
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Từ sáng sớm tinh mơ ngày Chủ nhật 16/7/2023, anh chị em đảng viên Việt Tân đã tề tựu đông đủ tại Cabramatta Plaza, Sydney, Úc Châu. Biểu ngữ được treo lên cùng lúc với các bảng triển lãm những hình ảnh sống động để tố cáo trước dư luận thế giới cũng như người Việt ở trong và ngoài nước về biến cố Trung Cộng xâm chiếm Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam 50 năm trước – ngày 19/1/1974 – khiến 74 sĩ quan và binh sĩ Hải quân Việt Nam Cộng Hoà phải hy sinh, cũng như xâm lăng Quần đảo Trường Sa vào ngày 14/3/1988 khiến 64 chiến sĩ Việt Nam phải hy sinh.

Vào đầu năm nay đảng Việt Tân đã phát động Chiến dịch Hoàng Sa Là Của Việt Nam trên toàn thế giới để đánh dấu 50 năm Trung Cộng xâm chiếm các quần đảo của Việt Nam. Châm ngôn của chiến dịch này là, theo tinh thần của Vua Trần Nhân Tông và Vua Lê Thánh Tông là “Không để mất một tấc của Tổ Tiên vào tay giặc!” Nguyện một lời thề “Nhất quyết đòi lại Đất Tổ!”

Nhân dịp này, một kiến nghị thư với chữ ký của đồng bào Việt Nam và những người phản đối hành động xâm lược trắng trợn của Trung Cộng sẽ được gửi tới Liên Hiệp Quốc, Tòa án Trọng tài Thường trực PCA, các lãnh đạo AUKUS và QUAD.

Trong mục tiêu đó, các cơ sở đảng Việt Tân tại khắp nơi trên thế giới đang vận động dư luận quốc tế và người Việt trong và ngoài nước ký vào kiến nghị. Cuộc vận động chữ ký này sẽ kéo dài cho đến tháng Giêng, 2024.

Hãy tham gia ký kiến nghị thư để gia tăng trọng lượng của tiếng nói,
củng cố lập trường của người dân Việt: Hoàng Sa là của Việt Nam! (tại đây)

Dưới đây là một số hình ảnh của cuộc xuống đường mời ký kiến nghị của đảng bộ Việt Tân tại Sydney hôm Chủ nhật 16/7/2023 vừa qua.

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Vietnam Airline "cân nhắc" việc mua máy bay C919 Trung Quốc. Ảnh chụp trang nguoiquansat.vn

Tính mạng người dân Việt Nam không phải thứ để đem ra gỡ khó cho Vietnam Airlines

Theo thông tin từ nguoiquansat.vn đưa tin, do thiếu máy bay nghiêm trọng, Vietnam Airlines cân nhắc mua tàu bay từ Trung Quốc. Cụ thể ở đây là máy bay thân hẹp 919 mà Trung Quốc vừa ra mắt.

Theo tôi được biết, hiện C919 của Trung Quốc chưa được EU và Mỹ cũng như các quốc gia phát triển cấp phép bay và cấp chứng nhận an toàn hàng không. Theo các chuyên gia, có thể mất ít nhất vài năm nữa. Vậy nếu Vietnam Airlines mua thì chỉ bay nội địa sao? Và liệu tính mạng của người dân Việt Nam có được đảm bảo an toàn, hay chỉ đáng giá giải quyết khó khăn cho Vietnam Airlines.

Tình trạng đáng báo động, cán bộ nhà nước ngày càng giàu có, sống xa hoa bất thường so với mức lương nhận lãnh. Ảnh minh họa: FB Manh Dang

Có cần quan tâm đến thời cuộc hay không?

– Nếu bạn vẫn ung dung trả 100.000 đồng để mua xăng dù vẫn biết trong đấy chỉ có 45.000 đồng là giá xăng, nhưng có đến 55.000 đồng là thuế phí các loại, chưa kể đến yếu tố chúng ta là một quốc gia xuất khẩu dầu hỏa,

– Nếu bạn chấp nhận như lẽ đương nhiên khi con cái bạn rời ghế nhà trường mà không thể kiếm được việc làm, hoặc đi làm nhưng không thích ứng được với công việc vì sự đào tạo kém cỏi của hệ thống giáo dục,

-…

Ảnh minh họa: Foreign Affairs

Những bài học lịch sử về Nga của Tập Cận Bình

Là con trai của một người có liên quan nhiều đến quan hệ giữa đất nước mình với Moscow, Tập Cận Bình hiểu rõ lịch sử. Lịch sử đã dạy cho ông bài học về những nguy hiểm của việc vội vàng liên kết lẫn việc thù địch toàn diện. Giờ đây, Tập muốn được hưởng lợi từ chiếc bánh – tiến đủ gần đến Nga để gây rắc rối cho phương Tây, nhưng không quá gần đến mức buộc Trung Quốc phải phân tách hoàn toàn.

Người dân sống dọc suối Prek Ta Hing nằm ở huyện Koh Thom, tỉnh Kandal, nơi sẽ được mở rộng khi kênh đào Funan Techo được xây dựng, chụp ngày 29 tháng 2 năm 2024. Ảnh: CamboJA/ Pring Samrang

Đồng bằng Sông Cửu Long đang chết

Tất cả báo chí chính thống trong nước đã im bặt, không nhắc một chữ nào tới kênh đào Techo Phù Nam nữa. Điều này cho thấy cho dù Campuchia là một nước nhỏ hơn ở bên cạnh Việt Nam, nhưng họ rất hiểu cách chống lại Việt Nam như thế nào.

Và như thế, tương lai u ám đang diễn ra. Đồng bằng Sông Cửu Long đang chết.