Căn cứ hải quân Trung Quốc tại Campuchia khiến Việt Nam và những nước khác quan ngại

Căn cứ hải quân Ream, Campuchia, chụp ngày 26/7/2019. Ảnh AFP
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Những diễn tiến mới nhất tại Căn cứ Hải quân Ream ở Campuchia, nơi mà Trung Quốc đang xây dựng cơ sở cho quân đội của họ có thể sử dụng, khiến Việt Nam quan ngại dù không nói ra và các nhà chiến lược quân sự Hà Nội theo dõi sát những biến chuyển bên kia biên giới.

Các nguồn tin ngoại giao cho hay vấn đề căn cứ Ream và sự can dự của Bắc Kinh vào những dự án chiến lược tại Xứ Chùa Tháp chắc hẳn có trong chương trình nghị sự những cuộc họp của Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Wendy Sherman khi bà đến thăm Việt Nam vào cuối tuần này.

Theo kế hoạch, thứ trưởng Sherman sẽ đến Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội từ ngày 10 đến 13 tháng sáu. Bà sẽ có những cuộc gặp với quan chức Việt Nam gồm phó thủ tướng Lê Văn Thành, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc.

Thứ trưởng Ngoại giaoWendy Sherman sẽ không gặp các quan chức quốc phòng Việt Nam vì trùng lịch; tuy nhiên trong một chuyến tăm tương tự vào năm 2014, bà Wendy Sherman đã gặp tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Quốc phòng và là chiến lược gia chính về Campuchia của Việt Nam.

Lúc đó bà là phó Ngoại trưởng phụ trách Chính trị sự vụ.

Quan hệ lịch sử

Việt Nam không chỉ là nước láng giềng với Campuchia mà còn là ‘người anh em từ Đông Dương’ và đồng minh truyền thống.

Chính phủ Phnonh Penh hiện nay được Hà Nội dựng nên sau khi quân Việt Nam đánh bại quân Khmer Đỏ vào năm 1979. Thủ tướng Hun Sen, một người nói Tiếng Việt lưu loát, thường bị giới chỉ trích tại Campuchia gọi là ‘con rối’ của Việt Nam ngay từ khi khởi sự cuộc đời chính trị của ông.

Tin tức về dự án phát triển được Trung Quốc hỗ trợ, mà theo đó Bắc Kinh sẽ giúp Phnom Penh cải tạo và nâng cấp nhưng cơ sở tại Ream, cho thấy mức độ mất mát của ảnh hưởng Việt Nam tại Campuchia trong những năm gần đây.

Một nhà phân tích người Việt muốn ẩn danh bì tính nhạy cảm của vấn đề phát biểu : “Việt Nam dĩ nhiên quan ngại vì căn cứ Ream nằm rất sát với căn cứ ở đảo Phú Quốc.”

Trên thực tế, Căn cứ Hải quân Ream ở tỉnh Preah Sihanouk thuộc mạn tây nam Campuchia bên Vịnh Thái Lan chỉ cách Phú Quốc không đến 30 kilomet. Đảo này theo tiếng Khmer là Koh Tral.

Chính Hải quân Việt Nam hồi tháng 1/1979 đã chiếm căn cứ Ream từ quân Pol Pol rồi chuyển từ Khmer Đỏ cho tân chính phủ Campuchia.

Tuy vậy Hải quân Việt Nam sau đó chỉ được mời đến thăm Căn cứ Ream một đôi lần và gần đây tòa nhà ‘Hữu nghị Việt Nam’ được xây bởi phía Hà Nội đã bị dời khỏi căn cứ này mà theo báo cáo là nhằm tránh xung đột với các nhân sự Trung Quốc.

Nhà phân tích người Việt nói thêm: “Cũng có một sự thất vọng lớn; tuy nhiên theo tôi sự can dự của Trung Quốc ở căn cứ này  không nhắm đến Việt Nam mà hơn thế là để cho chính phủ Campuchia đưa ra một thông điệp thách thức và một dấu chỉ cảnh báo đối với Hoa Kỳ.”

Vào tháng 7/1982, Hà Nội và Phnom Penh ký một thỏa thuận về ‘vùng nước lịch sử’ giữa hai nước để phân định biên giới biển và chủ quyền đối với các đảo trong Vịnh Thái Lan. Mục đích để giảm thiểu hiểu nhầm và ngăn ngừa những xung đột có thể xảy ra.

Thế an ninh lưỡng nan

Can dự của Bắc Kinh tại Ream gây nên tranh cãi ở Phương Tây khi mà Hoa Kỳ thấy ra mối đe dọa Trung Quốc có được cơ sở hải quân đầu tiên trên đất Đông Nam Á. Căn cứ này có thể cho phép Bắc Kinh mở rộng tuần tra khắp Biển Đông.

Quan ngại về căn cứ Ream có từ năm 2019 khi mà Tờ Wall Street Journal loan tin về một thỏa thuận bí mật cho phép Trung Quốc cắt đặt nhân sự, tàng trữ vũ khí và cho chiến hạm trấn đóng ở đó.

Campuchia và Trung Quốc luôn bác bỏ thông tin đó, nói rằng’ việc cải tạo căn cứ chỉ nhằm tăng cường khả năng hải quân của Xứ Chùa Tháp trong công tác bảo vệ toàn vẹn vùng biển và chống tội ác trên biển.”

Washington từng than phiền “về sự thiếu minh bạch trong mục đích, bản chất và phạm vi của dự án này, cũng như vai trò mà quân đội Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đóng trong công tác xây dựng và việc sử dụng hậu xây dựng cơ sở này.”

Nhà nghiên cứu Sovinda Po tại Viện Hợp tác & Hòa Bình Campuchia có phát biểu : “Những tin tức mới nhất về Căn cứ Hải quân Ream là một dấu chỉ thêm nữa cho thấy Hoa Kỳ không chấp nhận thực tế Campuchia và Trung Quốc đã là đối tác thân cận tại Đông Nam Á. Lý do chính đằng sau những cáo buộc thường xuyên của Hoa Kỳ là nhằm cảnh báo chính phủ Campuchia đừng qua kết thân cới Trung Quốc.”

Vị chuyên gia Campuchia này phân tích tiếp: “Việt Nam cũng không vui khi thấy Trung Quốc tiến gần hơn đến lãnh thổ của họ vỉ Hà Nội và Bắc Kinh đang có những tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông cũng như niềm tin vào nhau giữa đôi bên xuống thấp.”

Chuyên gia Sovinda Po cho rằng căn cứ hải quân và những diễn tiến quanh nó do đó trở nên một thế an inh lưỡng nan lớn cho Campuchia, Việt Nam, Hoa Kỳ và Trung Quốc.

“Bình thường mới”

Trung Quốc đã có được sức mạnh biển lớn nhất thế giới với 355 tàu chiến và dự kiến số này lên đến 460 chiếc vào năm 2030. Đây là số liệu theo báo cáo mới nhất của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ về quân đội Trung Quốc.

Phía Hoa Kỳ có 297 tàu trong lực lượng chiến đấu nhưng hoạt động tại hơn 800 căn cứ quân sự ở hải ngoại.

Chuyên gia về chính sách quốc phòng ở Singapore Blake Herzinger và cũng là một sĩ quan Hải quân dự bị người Mỹ cho rằng ‘Đây là một bình thường mới, Trung Quốc sẽ tìm kiếm những căn cứ ở nước ngoài như chúng ta làm.”

Và trên tài khoản Twitter ông Blake Herzinger viết “Nếu chúng ta nghĩ việc loại trừ những quốc gia chọn hợp tác với Trung Quốc sẽ làm được điều gì đó hơn là khiến chúng ta giống như họ, thì chúng ta vô cùng nhầm lẫn.”

Mối quan hệ Hoa Kỳ- Trung Quốc trở nên căng thẳng trong những năm gần đây bởi nhiều yếu tố gồm có sự khác biệt về quyền lợi chiến lược và địa chính trị, vấn đề nhân quyền, dân chủ và vai trò của Trung Quốc trong khu vực.

Ngược lại, trong suốt thập niên qua dưới cái gọi là Sáng kiến Vành đai- Con đường (BRI), Trung Quốc đã bơm đầu tư vào những dự án hạ tầng quan trong ở Campuchia gồm Đặc khu Kinh tế Shihanukville, Đường cao tốc Phnom Penh-Sihanoukville , sân bay quốc tế mới Siem Reap, đường xá, cầu cống và những nhà máy thủy điện.

Thủ tướng Hun Sen từng phát biểu câu nổi tiếng tại một diễn đàn khu vực vào năm 2021 rằng : “Nếu tôi không dựa vào Trung Quốc, thì tôi dựa vào ai? Nếu tôi không yêu cầu Trung Quốc, thì tôi yêu cầu ai?”

Chuyên gia Blake Herzinger nói rằng: “ Đã đến lúc phải công nhận ảnh hưởng của Hoa Kỳ hết sức giới hạn tại một khu vực cạnh tranh nơi mà mà số đối lại là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC). Sự bắt nạt công khai không thể giành được Campuchia.”

Nhóm phóng viên RFA

Nguồn: RFA

XEM THÊM:

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Việt Nam sẽ trải qua cuộc chính biến trong thời gian tới?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ từ chức hay không sau khi trợ lý thân tín Phạm Thái Hà bị bắt? Tình hình chính trị Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới khi thượng tầng chính trị đang rối loạn? Liệu cuộc sát phạt giữa hai phe trong đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ khiến nền kinh tế, chính trị trong nước bất ổn? Và làm sao để có được nền tự do dân chủ cho Việt Nam…

Đó là những vấn đề được phân tích sâu hơn trong hội luận của RFA, mời quý vị cùng theo dõi: Ông Lý Thái Hùng – Chủ tịch Đảng Việt Tân và Luật sư Vũ Đức Khanh – Tổng Thư ký Liên minh Dân tộc Việt Nam.

Tại sao Tập và Biden chọn gửi thông điệp về Đài Loan vào cùng một ngày?

Gần chín năm sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử vào năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã bắt tay nhau một lần nữa tại Bắc Kinh hồi tuần trước.

Hôm đó là ngày 10/04/2024, và trong cùng ngày tại Washington, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đón tiếp Thủ tướng Nhật Fumio Kishida tại Nhà Trắng.

Phải chăng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi các cuộc thảo luận chính trị này được tổ chức trong cùng một ngày ở hai bên bờ Thái Bình Dương?

Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở Hà Nội. Ảnh: Reuters

Việt Nam giải thích về 24 tỷ USD cứu SCB, chuyên gia nói ‘thuốc chữa bệnh’ quan trọng hơn ‘thuốc bổ’

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hôm 19/4 lên tiếng nói rằng việc “bơm tiền” quy mô lớn là để cứu cho Ngân hàng SCB không sụp đổ, không làm ảnh hưởng đến hệ thống tài chính quốc gia và sự an toàn của hệ thống các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế của VOA cho rằng khoản bơm hàng chục tỷ đô la trên chỉ là liều “thuốc bổ,” tạm thời hồi sức cho một bệnh nhân đang lâm trọng bệnh, biện pháp tái cơ cấu được giám sát chặt chẽ và minh bạch mới là liều thuốc chữa bệnh cho SCB và cả hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Người dân đổ xô rút tiền khỏi Ngân hàng SCB sau khi bà Trương Mỹ Lan bị bắt. Ảnh: FB Saigon Review

Bơm 24 tỷ USD cứu SCB: Việt Nam muốn tránh sự đổ vỡ có hệ thống

Nếu không có sự trợ giúp của chính phủ thì Ngân hàng SCB đã bị cạn tiền từ lâu rồi. Trong khi dư nợ của vốn huy động lên đến 30 tỷ đô la, nếu không có sự hỗ trợ của chính phủ thì ngân hàng [SCB] không có tiền để chi trả cho khách hàng gửi tiền và nó tạo ra một hiện tượng là người ta đến rút tiền hàng loạt và đưa đến cái sự đổ vỡ tức thì cho SCB.

Một khi SCB mà bị đổ vỡ thì nó tạo ra một hiệu ứng dây chuyền cho cả hệ thống ngân hàng Việt Nam. Đó là điều mà Ngân hàng Nhà nước và chính phủ rất lo lắng và phải tìm mọi cách để tránh sự đổ vỡ có hệ thống.