Cần phải kiện Trung Quốc trước Toà Án Trọng Tài Liên Hiệp Quốc

Việt Nam cần phải kiện Trung Quốc ra trước tòa án quốc tế để bảo vệ hữu hiệu chủ quyền đất nước.
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tham vọng thâu tóm Biển Đông của Trung Quốc không phải mới bây giờ mà đã thể hiện từ năm 1958 khi chính phủ nước này công bố bản “Tuyên bố ngày 4 tháng Chín, 1958”, đơn phương quyết định về hải phận 12 hải lý. Bản tuyên bố nói rõ hải phận 12 hải lý được tính từ đất liền của Trung Quốc “và các đảo ngoài khơi, bao gồm quần đảo Tây Sa và Nam Sa.” Tây Sa và Nam Sa là cách gọi của Bắc Kinh để chỉ Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Năm 1958, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà được đánh giá là một thuộc quốc của Bắc Kinh từ triết lý chính trị đến đường lối ngoại giao, xây dựng kinh tế. Vì thế mà hành động nguỵ xưng chủ quyền của Trung Quốc lúc đó nhanh chóng được chính phủ của Thủ Tướng Phạm Văn Đồng lên tiếng “tán thành và tôn trọng” bằng một công hàm ngoại giao ký vào ngày 14 tháng Chín, 1958 mà người đời sau chua chát gọi tên là “công hàm bán nước”.

Năm 1958 cũng là thời điểm mà các lãnh đạo Cộng Sản Bắc Việt đang tích cực vận động sự ủng hộ và viện trợ lớn lao của Trung Quốc cho kế hoạch xâm lăng Việt Nam Cộng Hoà bằng vũ lực. Nhưng chính phủ Phạm Văn Đồng không thể không biết, khi tán thành hải phận 12 hải lý của Trung Quốc bao gồm Hoàng Sa và Trường Sa là đồng thời tán thành vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của các quần đảo này, mà qua đó Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần toàn bộ Biển Đông.

Kể từ đó cho đến nay với 62 năm (1958-2020) dài, Biển Đông đã trải qua nhiều biến cố đẫm máu, can trường trong chiến bại của người Việt Nam để chống lại tham vọng bành trướng của Bắc Kinh. Như hải chiến Hoàng Sa năm 1974, Gạc Ma năm 1988 và hàng trăm vụ tàu đánh cá bị cướp bóc, đánh chìm, ngư dân Việt Nam bị bắn giết. Thế nhưng với biết bao xương máu đổ ra của con dân nước Việt chỉ được Hà Nội đánh đổi bằng sự im lặng trước thiên triều.

Càng ngày tham vọng bành trướng lãnh thổ, chiếm đoạt nguồn thiên sản dưới đáy biển của Trung Quốc càng bộc lộ. Biển Đông cũng là hải lộ huyết mạch của nước Tàu tiến ra thế giới, đồng thời là con đường dễ dàng bị bóp nghẹt bởi một lực lượng hải quân liên minh Tây phương. Vì thế thâu tóm Biển Đông chính là nắm được con đường sống còn của Trung Quốc đang cần mọi thứ của thế giới mà thời đại Tập Cận Bình phải thực hiện cho được.

Năm 2014 Bắc Kinh ngang nhiên đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào khu vực Việt Nam chủ quyền đã bị nhân dân Việt Nam phản ứng dữ dội. Tuy nhiên sự nhún nhường “vì đại cục” của Hà Nội đưa đến sự kiện Bãi Tư Chính thuộc quần đảo Trường Sa vào tháng Sáu, 2019. Trung Quốc lại đưa tàu Hải Dương địa chất 8 và nhiều tàu cảnh sát biển vào quấy phá nhiều tháng liền ở vùng biển mà Việt Nam đã tuyên bố chủ quyền.

Mới nhất vào ngày 2 tháng Tư, 2020 tàu hải cảnh Trung Quốc đã cố tình đâm chìm một tàu đánh cá Việt Nam trong khu vực gần quần đảo Hoàng Sa trong một hành động ngang ngược để khẳng định chủ quyền phi pháp của họ trên Biển Đông. 8 ngư dân bị bắt và được Trung Quốc “trao trả” 2 hôm sau kèm theo lời giải thích tàu Việt Nam đâm vào tàu hải cảnh Trung Quốc và bị chìm, coi đó như một tai nạn khó tránh!

Trước đó vào ngày 30 tháng Ba, 2020, Việt Nam đã gởi một công hàm lên tổ chức Liên Hiệp Quốc để phản đối và bác bỏ yêu sách chủ quyền phi pháp trong công hàm CML/11/2020 của Trung Quốc gởi Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc. Tuy nhiên công hàm ngày 30 tháng Ba chỉ mới được Việt Nam công bố ngày 7 tháng Tư, 2020 tức sau khi vụ tàu cá bị đâm chìm.

Mặc dù công hàm 30 tháng Ba chỉ nhằm phản đối và bác bỏ hai công hàm của Trung Quốc liên quan tới Malaysia và Philippines, nhưng việc Việt Nam công bố nó tại thời điểm căng thẳng đầu tháng Tư, 2020 trong dịp này cũng có thể đánh giá là một biến cố đặc biệt. Vì trong quá trình ngoại giao dằng dai giữa hai nước cộng sản còn sót lại trên thế giới, Việt Nam gần như lúc nào cũng chịu lép vế trước đàn anh. Lần này, thái độ của Việt Nam đối với Trung Cộng về tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông tỏ ra khá nhanh và cứng rắn vừa phải, nhất là có sự đồng lòng của 3 quốc gia đang tranh chấp với Trung Quốc.

Dư luận cũng tỏ ra ngạc nhiên vì khi so với phản ứng về vụ Bãi Tư Chính hồi năm ngoái, Bộ Trưởng Ngoại Giao Phạm Bình Minh có một bài phát biểu tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc vào ngày 28 tháng Chín, chỉ đề cập một cách chung chung, không dám nêu đích danh Trung Quốc là thủ phạm gây rối ở Biển Đông.

Lần này phản ứng nhanh chóng của Việt Nam có thể coi như một hành động tiến bộ hiếm có. Vì đã đến lúc Hà Nội phải thấy rằng, nếu cứ mãi vừa tuyên bố chủ quyền Biển Đông vừa gắn bó số phận dân tộc vào một đại cường đang vươn lên bằng bạo lực là điều mâu thuẫn, có thể có thể làm tan nát đất nước, di hoạ đến đời sau.

Các lãnh đạo Hà Nội cho đến ngày nay chẳng lẽ không có người thấy được trong lịch sử bang giao hai nước, Việt Nam đã phải vất vả chống đỡ với hàng chục cuộc xâm lăng từ nước Tàu. Ngay trong thời kỳ gọi là vươn lên trong hoà bình để lừa bịp thế giới, Trung Quốc cũng chưa bao giờ từ bỏ dã tâm “thu hồi” lại những phần đất quận, huyện phía Nam mà ngày xưa họ đặt nền đô hộ.

Thời thế đã thay đổi, nếu những người cộng sản Việt Nam muốn tồn tại như một trong nhiều thành phần khác của cộng đồng dân tộc, nhân dịp này họ phải mạnh dạn đi thêm một bước nữa. Đó là nộp đơn kiện Trung Quốc ra trước một toà án Liên Hiệp Quốc như Philippines đã từng làm năm 2013. Và năm 2016 Toà Án Trọng Tài Thường Trực (Permanent Court of Arbitrtion – PCA) đã ra phán quyết bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, ủng hộ Philippines.

Nếu không kiện tức là không quốc tế hoá vấn đề tranh chấp Biển Đông, thì dù mỗi năm Việt Nam có đưa ra Liên Hiệp Quốc thêm nhiều công hàm phản đối Trung Quốc nữa, thì cũng chỉ có giá trị ngăn chặn phần nào sự hung hăng của Trung Quốc mà thôi. Và khi đó trên thế giới, các nước vì quyền lợi thương mại sẽ dễ dàng coi Biển Đông như là một vấn đề chỉ cần giải quyết song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Quyền lịch sử” của Trung Quốc chỉ là một thứ quyền bịa đặt, vô căn cứ của cường quyền. Thoát Trung, tức thoát khỏi cái tham vọng “quyền lịch sử” ngàn đời của nước Tàu là nguyện vọng của đại chúng lúc này. Và đây cũng là cơ hội cho Hà Nội thực hiện bài học thoát Trung bằng công pháp quốc tế thông qua cơ quan Liên Hiệp Quốc.

Phạm Nhật Bình

XEM THÊM

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một nông trại ở Mỹ. Ảnh: FB Lưu Trọng Văn

Quyết định bởi chính sách

Dù ở bất cứ bang nào của Mỹ từ California, Florida, Georgia, Pennsylvania, Maryland… gã hứng thú nhất là tới các làng nghề nông. Nông dân đúng là các quý ông, quý bà. Họ ở trong các biệt thự rộng lớn giữa triền cỏ xanh mướt, những thảm hoa muôn màu và những cây rợp bóng. Họ lái xe hơi xịn và đến các trung tâm, các câu lạc bộ thưởng thức nghệ thuật, mùa nông nhàn họ đi du lịch khắp thế giới…

Đằng sau các con số thống kê. Ảnh minh họa: Bình Phước

Đúng là vãi với con số thống kê!

Trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ nói về sự “méo mó” đáng sợ liên quan đến con số thống kê khi người ta giật tít trên báo và dựa vào con số công bố của cơ quan nhà nước. Bạn đọc rất ngạc nhiên khi báo Dân Trí có tít: “Hơn 210 nghìn tỷ đồng đổi mới chương trình, sách giáo khoa,” tác giả Huyên Nguyễn, thứ Bảy 23/09/2023

Tàu nhỏ của Philippines đối đầu với tàu hải giám của Trung Quốc, hôm 22//9/2023, tại khu vực Scarborough. Ảnh: Ted Aljibe/AFP via Getty Images

Biển Đông hiển hiện nguy cơ đụng độ

Hôm 25/9/2023, tuần duyên Philippines thực hiện một “chiến dịch đặc biệt” theo lệnh của Tổng Thống Ferdinand Marcos J., tháo dỡ một hàng rào nổi mà Trung Quốc dựng lên để ngăn cản ngư dân Philippines đi vào khu vực đầm phá bên trong bãi cạn Scarborough.

Ăn mặc như ngư dân, lính biệt kích Philippines đi thuyền đến hàng rào, lặn xuống đáy biển cắt dây neo và tháo gỡ cái hàng rào bằng dây phao dài 300 mét mà phía Trung Quốc đã lập nên vào ngày 20/9…