Chiếc Ghế Hội Đồng Bảo An LHQ Và Tư Thế Của Chế Độ CSVN

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 71.7 kb

Vào lúc này, lãnh đạo CSVN, kẻ Nam người Bắc, Chủ Tịch Nước Nguyễn Minh Triết thì qua Úc, Tân Tây Lan, Thủ Tướng CS Nguyễn Tấn Dũng thì tới Nữu Ước, họ đang cố vận động cho chiếc ghế Hội Viên Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc… Sáu chữ Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc nghe thì to thật nhưng đã có 2/3 các quốc gia trên thế giới đã giữ được ghế này.

Hội Đồng Bảo An LHQ gồm 10 quốc gia bầu lại mỗi 2 năm, bên cạnh 5 nước được làm Hội Viên Thường Trực là Hoa Kỳ, Nga, Anh, Trung Cộng và Pháp. Nhờ bầu cử luân phiên như vậy mà trong số 192 thành viên của LHQ, nhiều nước đã ở trong Hội Đồng này nhiều nhiệm kỳ, chỉ có 70 quốc gia là chưa bao giờ được tín nhiệm, trong số không được tín nhiệm này có 5 quốc gia có chính quyền độc tài là CSVN, Bắc Hàn, Miến Điện, Cambot và Lào. Việt Nam là quốc gia đông dân thứ 13 trên thế giới, đã gia nhập LHQ từ 30 năm nay, thế mà vẫn thua kém uy tín 122 quốc gia khác, như vậy đủ thấy thế giới đánh giá chế độ CSVN ra sao!

Trong số 70 quốc gia chưa bao giờ được vào Hội Đồng Bảo An LHQ, VN là nước đông dân nhất (87 triệu), tiếp đó là Miến Điện (49 triệu) và Bắc Hàn (24 triệu), nhiều quốc gia nhỏ khác chỉ có 2 hay 3 trăm ngàn như Vanatu, Bahamas, hay vài chục ngàn như Monaco. Vì vậy sau 30 năm, nếu CSVN có được ghế Hội Đồng Bảo An năm nay thì cũng chẳng có gì lạ và chẳng thay đổi gì vì vấn đề quan trọng không phải ở danh xưng mà ở thực chất của chế độ.

Cách đây hơn một năm, khi phong trào dân chủ trong nước đòi hỏi chính quyền CSVN phải trả lại cho người dân những quyền tự do căn bản thì báo chí của chế độ đã có một lối phản bác ngây ngô là “Việt Nam đã được vào WTO rồi, sao còn chống đối”! Những kẻ đang dựa vào sự tồn tại của chế độ để duy trì đặc quyền đặc lợi hẳn đang chờ đợi “Chiếc Ghế Hội Đồng Bảo An” để kể thành tích và hù dọa quần chúng. Nhưng họ sẽ thấy càng hội nhập và leo cao trong thế giới văn minh, họ lại càng phải tuân thủ những nguyên tắc của xã hội văn minh, đó là Công Bằng, Tự Do và Dân Chủ. Tuy nhiên không phải cứ để cho điều kiện thiên nhiên tự nó xoay vần tình thế là đủ mà phải chủ động khai dụng điều kiện thuận lợi, vì vậy mà tương lai sẽ nghiêng về phía nào biết tích cực và chủ động.

Vào năm 2004, khi Nhà Nước CSVN khoa trương cái Nghị Quyết 36 nhằm mở rộng ảnh hưởng của họ ra cộng đồng người Việt hải ngoại, nhiều người bi quan đã lo ngại rằng rồi đây Việt cộng sẽ hiện diện và chi phối khắp nơi… Tuy nhiên, cũng có người tích cực và chủ động đặt ngược lại rằng, hàng năm có biết bao đồng bào về thăm quê hương, có ai theo cộng sản và ra lại hải ngoại ca tụng Việt cộng đâu ? Kết cục là 3 năm sau, so ra thì hải ngoại chúng ta cũng có mất, chúng ta mất hai ông già mất nết là Nguyễn Cao Kỳ và Phạm Duy nhưng chúng ta được cả một phong trào dân chủ, chúng ta được Khối 8406, được Lê Thị Công Nhân, Trần Khải Thanh Thủy, Nguyễn Văn Đài, Đỗ Nam Hải, Du Lam, Vũ Thanh Phương, vv…

Cụ thể hơn cả, hãy so sánh giữa 1 đêm dạ tiệc của Nguyễn Minh Triết tại khách sạn đắt tiền với đám thương buôn ở Dana Point có cảnh sát Mỹ bảo vệ an ninh trước hàng ngàn đồng bào Nam Cali biểu tình phản đối với 26 ngày đêm biểu tình của Đồng Bào Tiền Giang tại Sài Gòn mà báo chí Việt Cộng hô hoán là đã được phản động tại hải ngoại xúi dục và hỗ trợ. Như vậy thì Việt Cộng đã mở rộng ảnh hưởng ra hải ngoại hay đồng bào hải ngoại mở rộng sự tham gia vào cuộc đấu tranh cho công bằng và dân chủ ở trong nước?

JPEG - 137.1 kb

Vào dịp Thủ Tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng sẽ tới Liên Hiệp Quốc tại New York để ra mắt với thế giới, mong có được chiếc ghế Hội Viên Hội Đồng Bảo An, tưởng cũng nên nhắc nhở rằng các chế độ CS trước đây tại Ba Lan, Tiệp Khắc, Hungari và cả Roumania đều đã từng là Hội Viên của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, như vậy thì danh vị đó chẳng có phép mầu giúp cho chế độ tồn tại.

Ba triệu dân Việt sống tại hải ngoại rải rác trên mấy chục quốc gia, có bao giờ chứng kiến cảnh người dân bị bóc lột không được một cơ quan nào bảo vệ hay cứu xét trong suốt mười mấy, hai mươi năm như tại Việt Nam dưới chế độ CS? Như hoàn cảnh hàng trăm ngàn dân oan VN?

Nếu đồng bào hải ngoại là những người đã quen thuộc với những hành động vị tha và liên đới của người dân trong những xã hội văn minh mà không giúp đỡ đồng bào mình ở trong nước thì ai sẽ làm công việc này ? Câu hỏi đã được đáp ứng một cách cụ thể và kết qủa là trong khi cờ đỏ sao vàng không xuất hiện thêm tại hải ngoại thì số đồng bào trong nước không còn khiếp sợ bộ máy đàn áp của chế độ để đòi lại những gì đã bị cướp đoạt, đã ngày một gia tăng.

Một ngày kia đồng bào sẽ đòi lại được điều quan trọng nhất, đó là một chính quyền do dân và của dân, lúc đó CSVN có gọi là bị lật đổ thì cũng kệ họ và Việt Nam sẽ đương nhiên có một vị trí xứng đáng tại Liên Hiệp Quốc.

Hoàng Cơ Định

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.