Chiếc giày của chị Dương

Chân dung chị Thuỳ Dương tại một buổi tiếp xúc cử tri tháng 6/2018, người được cho là đã ném giày vào bà Nguyễn Thị Quyết Tâm trong buổi tiếp xúc cử tri vào sáng ngày 20/10. Ảnh chụp màn hình trên kênh Youtube Dân Oan Việt Nam
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Chị Nguyễn Thùy Dương 28 tuổi, ngụ tại Quận 2 vừa có một hành động vượt qua mọi suy nghĩ của người dân cả nước. Chị ném chiếc giày của mình đang mang vào bà Nguyễn Thị Quyết Tâm vào sáng ngày 20 tháng 10 trong một cuộc họp của thành phố với người dân oan Thủ Thiêm, khi bà Tâm trên bục giảng thuyết, cố gắng xoa dịu người dân oan trong giải pháp đền bù cho họ bằng việc tiếp tục hứa hẹn những điều mà họ đã nghe không biết bao nhiêu lần từ hơn hai mươi năm qua.

Chiếc giày của chị Dương không trúng bà Tâm nhưng lại trúng vào tâm điểm của cả guồng máy chính trị mang tên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Mặc dù đây không phải là lần đầu tiên người dân ném giày dép vào lãnh đạo, nhưng có lẽ đây là lần đầu tiên chiếc giày của chị Dương được chú ý nhiều đến thế. Chiếc giày như một thứ vũ khí của người dân đen, nó đơn sơ như thời kỳ Đảng Cộng sản vận động người dân dùng tầm vông vạt nhọn để chiến thắng quân thù. Chiếc giày tuy không nhọn và làm nguy hiểm tính mạng như tầm vông nhưng nó lại mang hình ảnh của những gì tệ hại nhất, mọi thứ nhơ bẩn đều nằm dưới gót của nó, vì vậy, nó mặc nhiên được xem là thứ vũ khí cần thiết khi người ta muốn hạ bệ một hình tượng, một chủ thuyết hay ngay cả một chế độ. Chiếc giày là hình ảnh gây ấn tượng khi nó được ném vào ai đó. Ở đây chị Thùy Dương ném vào bà Quyết Tâm, người phụ nữ quyền lực nhất thành phố. Bà Tâm được người dân xác định là không thuộc phe nước mắt bởi bà không biết khóc, vụ Nhà hát Giao hưởng là ví dụ mới nhất sau một loạt tuyên bố đầy tai tiếng của bà.

Nhưng chiếc giày của chị Dương không chỉ nhắm vào bà Quyết Tâm. Nó nhắm vào cả hệ thống quyền lực của Việt Nam. Thông điệp của nó là bọn dân cùng khổ của chúng tôi không còn sợ hãi guồng máy này nữa. Chiếc giày là tiếng nói chính thức không những của dân oan Thủ Thiêm mà là dân oan khắp nước. Những người sống không ra sống, chết không ra chết, đang vật vã trong những công viên, khu phố ngập ngụa sình lầy, dưới gầm cầu, trong nhà lồng chợ… những con người ấy đã và đang kêu gào khản cổ nhưng không một ai trong guồng máy trả lời cho họ. Thủ Thiêm hai mươi năm. Đồng Nai hai mươi sáu năm, Long An, Bà Rịa, Văn Giang, Dương Nội, Nam Định… không biết bao nhiêu năm nữa. Chất chứa lâu và dày như thế liệu một chiếc giày có làm cho hệ thống này tỉnh giấc hay không?

Nếu chính quyền không tỉnh thì người dân sẽ tỉnh.

Bởi họ sống quá lâu trong sợ hãi. Người dân không thể tưởng tượng ra được vào một ngày nào đó trong một buổi họp quan trọng, trong một công sở nguy nga lại có một phụ nữ 28 tuổi cũng cùng khổ như mình dám ném chiếc giày vào lãnh đạo thành phố. Người phụ nữ ấy là ai mà bạo gan như thế? Đơn giản lắm, cô chẳng phải là anh thư nữ kiệt gì, cô chỉ là một người dân oan Thủ Thiêm mất đất, bị chính quyền lừa lọc quá lâu, quá nhiều lần. Sự nóng giận nhiều ngày đã biến thành phẫn nộ và từ đó chiếc giày được phóng ra bằng sức mạnh của sự oan ức, lầm than trong bao nhiêu năm tích tụ.

Chính quyền thành phố lần này tỏ ra khôn ngoan hơn khi không bắt giam chị như những lần khác, bởi họ biết bắt người dân oan Thủ Thiêm lúc này sẽ không khác nào đẩy sự cuồng nộ trở thành bão tố.

Chiếc giày của chị Dương làm người dân bình thường chợt tỉnh sau hơn bốn mươi năm sợ hãi chỉ biết cặm cụi mưu sinh và âm thầm tuân theo quy luật do người Cộng sản đưa ra, bất kể quy luật ấy bất công đến thế nào chăng nữa.

Nhiều năm qua, người dân đã biết chống lại công an giao thông khi bị bắt xe xử phạt những lỗi mà họ không vi phạm. Người dân đã biết bất tuân dân sự khi những BOT được dựng lên cốt để thu tiền một cách bất công nhưng ra vẻ hợp pháp. Người dân đã biết biểu tình chống ô nhiễm môi trường bất kể những hậu quả tàn độc mà họ phải nhận. Người dân cũng đã biết họ có quyền từ chối một tờ giấy triệu tập bất hợp pháp của công an cũng như không chấp nhận mở cửa cho an ninh khám nhà khi không có trát tòa. Họ đã biết dạy dỗ công an khi bị canh giữ tại nhà cũng như tố cáo hành vi bất hợp pháp của lực lượng an ninh bằng cách livestream công khai trên mạng xã hội.

Những cái biết ấy tuần tự xảy ra, nay họ biết thêm một điều nữa: người dân có thể ném giày dép vào lãnh đạo, giữa đám đông và giữa ban ngày.

Chiếc giày của chị Dương được ném đi bằng sức đẩy của bất công và bạo lực từ chính quyền thành phố. Bất công khi lấy đất của dân mà tiền bồi thường như của bố thí. Bạo lực khi cưỡng chiếm hàng ngàn căn nhà và đẩy người dân vào đường cùng của đêm tối. Chiếc giày của chị Dương không làm ai bị thương dù có bị ném trúng, nhưng chiếc giày có khả năng sát thương cả một chế độ khi chế độ ấy tiếp tục con đường bắt người dân hy sinh cho đảng trường tồn.

Chiếc giày của chị Dương rồi đây sẽ được người dân nhớ tới trong các cuộc trà dư tửu hậu. Bên gánh hàng rong, trong những quán cà phê chật chội cáu bẩn, hay trên những bàn nhậu vỉa hè. Người dân thấp cổ bé miệng tự dưng cảm thấy lớn lên bởi họ phát hiện rằng những người Cộng sản cũng là con người như họ, cũng biết sợ hãi và đầy rẫy hèn mọn, nhất là khi bị dân chúng nổi lên chống lại.

Đối với người trí thức, chiếc giày của chị Dương làm họ bứt rứt, bất an. Mặc cảm trước một người đàn bà 28 tuổi làm cho họ nhỏ bé và tổn thương. Nhỏ bé vì bất lực, tổn thương vì tự ái. Và biết đâu chiếc giày của chị Dương sẽ khiến họ bừng tỉnh và bước ra khỏi căn chòi “cầu an” mà họ tự nhốt mình bao năm nay một cách tự giác và đầy những bao biện.

Mặc Lâm

Nguồn: VOA

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.