Chống tham nhũng, ‘phía bên kia’ bắt đầu phản công?

Trong ảnh: Bộ trưởng Tô Lâm (trái) và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sau những Trần Thị Nguyệt Thu, Nguyễn Thị Xuân Trang, Vương Hà My, mới đây, công chúng bắt đầu thảo luận sôi nổi về Tô Hà Linh (ái nữ của ông Tô Lâm – Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Công an Việt Nam),…

Sau những Nguyễn Xuân Phúc, Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam, Huỳnh Tấn Việt, Bùi Nhật Quang, Nguyễn Thành Phong, Phạm Xuân Thăng, Nguyễn Thanh Long, Chu Ngọc Anh, Trần Văn Nam – những Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương (BCH TƯ) đảng CSVN đã thôi… “phục vụ”, mạng xã hội và một số cơ quan truyền thông bắt đầu nhắc đến danh tính những cá nhân là thân nhân giới lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam.

Sau những Trần Thị Nguyệt Thu (phu nhân của ông Nguyễn Xuân Phúc – cựu Ủy viên Bộ Chính trị, cựu Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam), Nguyễn Thị Xuân Trang (ái nữ của ông Nguyễn Xuân Phúc), Vương Hà My (ái nữ của ông Vương Đình Huệ – Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa XHCN Việt Nam), mới đây, công chúng bắt đầu thảo luận sôi nổi về Tô Hà Linh (ái nữ của ông Tô Lâm – Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Công an Việt Nam),…

Giống như cô My đột nhiên nổi như cồn sau khi khoe vừa tốt nghiệp Oberlin College – một trường đại học tọa lạc ở tiểu bang Ohio, Mỹ (1) – khiến thiên hạ thắc mắc vợ chồng ông Huệ đã làm gì để có thể trang trải chi phí được ước đoán tối thiểu cũng phải 85.000 Mỹ kim/năm [2]), cô Linh cũng đang nổi như cồn vì với mức thu nhập chính thức của ông Tô Lâm (khoảng 7.860 Mỹ kim một năm), ông lấy tiền từ đâu để trả khoản học phí khoảng 25.000 Mỹ kim/năm cho ái nữ (3) có thể theo học tại SOAS?

SOAS (School of Oriental and African Studies) tọa lạc ở London, Vương quốc Anh – một nơi vốn nổi tiếng là đắt đỏ nên khoản học phí 25.000 Mỹ kim/năm là chưa đúng và chưa đủ. Nếu kể cả chi phí ăn, ở, sách vở,… cho ái nữ mỗi năm thì con số thực chi chắc phải gấp năm, bảy lần mức thu nhập chính thức/năm của ông Tô Lâm. Nhân vật đang chỉ đạo điều tra, truy cứu trách nhiệm hình sự hàng loạt viên chức tham nhũng moi từ đâu ra khoản tiền ấy để lo cho ái nữ?

Không cần trả lời thì ai cũng biết vì sao ông Tô Lâm có thể cho con gái du học. Bởi ai cũng biết nên mới có chuyện cô Linh tốt nghiệp SOAS nổi như cồn. Có một điểm đáng chú ý là cô Linh khoe việc cô tốt nghiệp SOAS trên trang facebook của cô từ tháng 7 năm ngoái nhưng tháng giêng năm nay – lúc cha cô đang chỉ đạo mở rộng cuộc tấn công tham nhũng – chuyện cô du học tại Vương quốc Anh mới được giới thiệu với công chúng và vì vậy, cô phải vội vội, vàng vàng đóng trang facebook của cô (4).

Tô Hà Linh còn quá trẻ nên có lẽ cô chẳng đắc tội với ai đến mức phải vội vàng “mai danh, ẩn tích” trên mạng xã hội nhưng thân phụ của cô thì ngược lại. Điều đó cho thấy cuộc chiến được dán nhãn “chống tham nhũng” ở Việt Nam đã bước vào giai đoạn hết sức khốc liệt. Những cá nhân, những nhóm bị tấn công vì tham nhũng đang phản công. Có bên cố gắng bày ra để thiên hạ tường, vợ con Chủ tịch Nhà nước tham tàn đến mức nào. Có bên cố gắng minh họa Thủ tướng dính líu đến “sâu dân, mọt nước” ra sao. Cũng có bên chứng tỏ Chủ tịch Quốc hội chẳng sạch sẽ gì hơn và Bộ trưởng Công an cũng thế!.. Chống tham nhũng càng quyết liệt thì thiên hạ càng có thêm nhiều thông tin, bằng chứng để nhận ra, tại Cộng hòa XHCN Việt Nam chẳng có “bàn tay” nào… “sạch”!

***

Thu nhập chính thức của các viên chức lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền từ trung ương đến địa phương tại Việt Nam chỉ dao động trong khoảng từ 5.000 Mỹ kim/năm đến 8.000 Mỹ kim/năm nhưng khó mà đếm xuể đã và đang có bao nhiêu viên chức cho con du học ở ngoại quốc. Ai cũng biết tại sao lại thế và các hệ thống chính trị lẫn hệ thống công quyền từ trung ương đến địa phương xem đó như điều đương nhiên, thậm chí còn xem việc tốt nghiệp đại học ở ngoại quốc của con các viên chức như một “điểm son” để tuyển dụng, cất nhắc, chưa kể còn dựa vào yếu tố này để quảng cáo về “năng lực” của… đội ngũ kế thừa, thành ra chẳng khó khăn gì khi tìm ví dụ cho thực trạng trái khoáy này.

Đâu phải tự nhiên mà tất cả viên chức từ Tổng Bí thư trở xuống thẳng tay gạt bỏ đề nghị hình sự hóa “giàu có bất thường” (điều tra truy cứu trách nhiệm hình sự, tịch thu tài sản của những viên chức không thể giải trình hợp lý về nguồn gốc tài sản của họ) khi sửa Luật Hình sự (5) vào các năm 2015 và 2017, Luật Phòng – chống tham nhũng vào năm 2018 [6]. Nên hiểu thế nào khi ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng CSVN từng tuyên bố rất nhiều lần, ở nhiều nơi rằng chống tham nhũng tại Việt Nam “không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể đó là ai” nhưng cũng chính ông Trọng cương quyết từ chối công bố tờ khai tài sản của những cá nhân được đảng lựa chọn bởi “nhạy cảm và khó vì liên quan đến các quyền về đời tư (7)?

Nếu không gạt bỏ đề nghị hình sự hóa “giàu có bất thường” khi sửa Luật Hình sự và Luật Phòng – chống tham nhũng, không ngại… “nhạy cảm và khó” rồi bác bỏ đề nghị công bố công bố tờ khai tài sản của những cá nhân được đảng lựa chọn thì ắt không có chuyện trong cuộc chiến chống tham nhũng, “phía bên kia” khai thác chuyện con cái “phía bên này” du học và tốt nghiệp những đại học mà toàn bộ chi phí cho mỗi năm học xấp xỉ hàng trăm ngàn Mỹ kim/năm. Thu nhập chính thức chưa tới chục ngàn Mỹ kim/năm nhưng đủ khả năng tài chính để chi hàng trăm ngàn Mỹ kim/năm cho con cái du học thì làm sao đủ “sạch” để tẩy rửa hệ thống? Theo logic thì phải thắc mắc như thế chứ chấp nhận hình sự hóa “giàu có bất thường” thì còn gì các… hệ thống?

Trân Văn

Chú thích:

(1) https://thoibao.de/blog/2022/08/20/chu-tich-quoc-hoi-da-ho-suon-chinh-phuc-co-tan-dung-de-ha-guc/

(2) https://www.oberlin.edu/admissions-and-aid/tuition-and-fees

(3) https://www.soas.ac.uk/international/study-abroad-and-exchange/inbound-students-study-abroad-soas/study-abroad-fees-and

(4) https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/mang-xa-hoi-ro-ri-hinh-anh-con-gai-to-lam-tot-nghiep-dai-hoc-o-anh/

(5) http://dantri.com.vn/phap-luat/giau-bat-thuong-co-the-bi-tich-thu-tai-san-1386181152.htm

(6) https://dantri.com.vn/chinh-tri/chu-tich-quoc-hoi-nhieu-can-bo-co-tai-san-rat-lon-ma-khong-the-giai-trinh-20180910105202887.htm

(7) https://www.tienphong.vn/xa-hoi/tong-bi-thu-ke-khai-tai-san-can-bo-la-van-de-rat-kho-nhay-cam-1286576.tpo

Nguồn: VOA

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Vietnam Airline "cân nhắc" việc mua máy bay C919 Trung Quốc. Ảnh chụp trang nguoiquansat.vn

Tính mạng người dân Việt Nam không phải thứ để đem ra gỡ khó cho Vietnam Airlines

Theo thông tin từ nguoiquansat.vn đưa tin, do thiếu máy bay nghiêm trọng, Vietnam Airlines cân nhắc mua tàu bay từ Trung Quốc. Cụ thể ở đây là máy bay thân hẹp 919 mà Trung Quốc vừa ra mắt.

Theo tôi được biết, hiện C919 của Trung Quốc chưa được EU và Mỹ cũng như các quốc gia phát triển cấp phép bay và cấp chứng nhận an toàn hàng không. Theo các chuyên gia, có thể mất ít nhất vài năm nữa. Vậy nếu Vietnam Airlines mua thì chỉ bay nội địa sao? Và liệu tính mạng của người dân Việt Nam có được đảm bảo an toàn, hay chỉ đáng giá giải quyết khó khăn cho Vietnam Airlines.

Tình trạng đáng báo động, cán bộ nhà nước ngày càng giàu có, sống xa hoa bất thường so với mức lương nhận lãnh. Ảnh minh họa: FB Manh Dang

Có cần quan tâm đến thời cuộc hay không?

– Nếu bạn vẫn ung dung trả 100.000 đồng để mua xăng dù vẫn biết trong đấy chỉ có 45.000 đồng là giá xăng, nhưng có đến 55.000 đồng là thuế phí các loại, chưa kể đến yếu tố chúng ta là một quốc gia xuất khẩu dầu hỏa,

– Nếu bạn chấp nhận như lẽ đương nhiên khi con cái bạn rời ghế nhà trường mà không thể kiếm được việc làm, hoặc đi làm nhưng không thích ứng được với công việc vì sự đào tạo kém cỏi của hệ thống giáo dục,

-…

Ảnh minh họa: Foreign Affairs

Những bài học lịch sử về Nga của Tập Cận Bình

Là con trai của một người có liên quan nhiều đến quan hệ giữa đất nước mình với Moscow, Tập Cận Bình hiểu rõ lịch sử. Lịch sử đã dạy cho ông bài học về những nguy hiểm của việc vội vàng liên kết lẫn việc thù địch toàn diện. Giờ đây, Tập muốn được hưởng lợi từ chiếc bánh – tiến đủ gần đến Nga để gây rắc rối cho phương Tây, nhưng không quá gần đến mức buộc Trung Quốc phải phân tách hoàn toàn.

Người dân sống dọc suối Prek Ta Hing nằm ở huyện Koh Thom, tỉnh Kandal, nơi sẽ được mở rộng khi kênh đào Funan Techo được xây dựng, chụp ngày 29 tháng 2 năm 2024. Ảnh: CamboJA/ Pring Samrang

Đồng bằng Sông Cửu Long đang chết

Tất cả báo chí chính thống trong nước đã im bặt, không nhắc một chữ nào tới kênh đào Techo Phù Nam nữa. Điều này cho thấy cho dù Campuchia là một nước nhỏ hơn ở bên cạnh Việt Nam, nhưng họ rất hiểu cách chống lại Việt Nam như thế nào.

Và như thế, tương lai u ám đang diễn ra. Đồng bằng Sông Cửu Long đang chết.