Chủ tịch Đảng Việt Tân: ‘Phải phá bỏ độc tài CS để xây dựng dân chủ VN’

Ông Đỗ Hoàng Điềm, Chủ Tịch Đảng Việt Tân tại tòa soạn Báo Người Việt. Ảnh: Người Việt/FB Việt Tân edited
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

LTS: Nhân kỷ niệm lần thứ 71 Ngày Quốc Tế Nhân Quyền, phóng viên Nguyễn Việt Linh (NV) của nhật báo Người Việt thực hiện cuộc phỏng vấn sau đây với ông Đỗ Hoàng Điềm, Chủ Tịch Đảng Việt Tân.

***

NVThưa ông Đỗ Hoàng Điềm, Đảng Việt Tân có dự tính tuyên bố bênh vực Tiến Sĩ Phạm Chí Dũng hay ai khác trong lần kỷ niệm lần thứ 71 ngày Quốc Tế Nhân Quyền (QTNQ) 10 Tháng Mười Hai năm nay không? Hay có cách nào hữu hiệu hơn không?

Ông Đỗ Hoàng Điềm: Cũng như mọi năm, ngày QTNQ là cơ hội để chúng ta tác động dư luận quốc tế về những vi phạm nhân quyền trầm trọng tại Việt Nam (VN), đặc biệt là trường hợp của các tù nhân lương tâm. Thí dụ như Tiến Sĩ Phạm Chí Dũng mới bị bắt cách đây ít lâu, Nhà Giáo Nguyễn Năng Tĩnh 11 năm tù, ông Châu Văn Khảm (thành viên đảng Việt Tân từ Úc về nước hoạt động) 12 năm tù, anh Nguyễn Văn Viễn (thành viên Hội Anh Em Dân Chủ) 11 năm tù, và anh Trần Văn Quyền (một người hoạt động xã hội và nhân quyền) 10 năm tù.

Nhưng ngoài dịp QTNQ, với tình trạng đàn áp đang gia tăng tại VN, chúng ta thật sự cần duy trì nỗ lực vận động thường xuyên hơn nữa. Điều cần quan tâm là chỉ trong vòng 15 năm qua, tình hình xã hội và đất nước VN đã thay đổi rất nhiều, ngay cả chế độ CSVN cũng thay đổi nhưng là để họ tồn tại chứ không phải để giúp dân. Đặc biệt với sự phát triển của mạng điện tử (internet) và mạng xã hội (thí dụ: Facebook), quần chúng trong nước đã được đọc, nghe và nhìn những gì chế độ muốn che giấu. Nhờ vậy mà đồng bào trong nước đã tự phát tranh đấu cho những vấn đề xã hội và quyền lợi thiết thân. Điều này khiến chế độ đang mất dần kiểm soát xã hội và vì thế họ buộc phải gia tăng đàn áp.

Do đó, chúng ta cần tích cực tác động dư luận quốc tế hơn nữa. Để làm việc này hữu hiệu, ngoài chính giới, chúng ta cần chú tâm vận động giới truyền thông quốc tế để họ loan tải rộng rãi tin tức vi phạm nhân quyền tại VN, báo động tình trạng đàn áp với những bản án rất nặng để gây sự chú ý của chính giới ngoại quốc; vận động các định chế quốc tế điển hình là Liên Hiệp Quốc và các tổ chức nhân quyền. Những bộ phận này không những có khả năng tạo áp lực nhân quyền lên CSVN mà họ còn là đồng minh của chúng ta để vận động chính giới.

Và cần tận dụng các đạo luật như chống tra tấn, luật Magnitsky, v.v… để tạo thành áp lực cụ thể đặc biệt lên thành phần công an CSVN.

NVCuộc gặp gỡ tổ chức Quan Sát Nhân Quyền [HRW] tại Berlin mới đây có đem lại kết quả gì không, thưa ông?

Ông Đỗ Hoàng Điềm: Đây là cuộc gặp gỡ trong tuần qua giữa phái đoàn người Việt và đại diện tổ chức Human Rights Watch tại Đức. Phái đoàn VN gồm có Bác Sĩ Hoàng Thị Mỹ Lâm và ông Trịnh Đỗ Tôn Vinh đại diện Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại Đức; Luật Sư Nguyễn Văn Đài (Hội AEDC), và bà Nguyễn Thị Thanh Vân; và ông Nguyễn Ngọc Đức (Đảng Việt Tân).

Như đã nói ở trên, cuộc gặp gỡ là một phần của nỗ lực vận động sự hợp tác của các tổ chức nhân quyền quốc tế. Trong buổi này, trường hợp bắt giữ nhiều người tại VN đã được nêu lên để kêu gọi sự hợp tác vận động cho họ từ Human Rights Watch. Ngoài ra, ông Nguyễn Ngọc Đức đã chia sẻ sự kiện ông bị tình báo CSVN phục kích tạt acid tại Campuchia vào Tháng Chín, 2017, gây thương tích trầm trọng cho ông phải mất hơn hai năm mới bắt đầu bình phục. Chính ông Nguyễn Ngọc Đức là nhân chứng sống cho sự tàn ác của chế độ CSVN và cho thấy chế độ không ngần ngại dùng những biện pháp dã man để tiêu diệt những ai chống lại họ.

NVVới tình thế hiện tại, cuộc tranh đấu của giới trẻ Hong Kong (HK) có tác động gì đến cuộc tranh đấu cho nhân quyền tại Việt Nam không? Làm sao để Việt Tân chuyển lửa cho giới trẻ VN? Đã có những hoạt động gì chưa, thưa ông?

Ông Đỗ Hoàng Điềm: Những gì đang xảy ra tại Hong Kong (HK) hiển nhiên đã tác động và tạo hứng khởi cho giới trẻ và tất cả những ai quan tâm tại VN. Tuy nhiên, chúng ta cần thực tế để thấy hoàn cảnh của HK và VN khác nhau rất xa như HK đã được hưởng cả trăm năm sống trong khung cảnh tự do, dân chủ. Người dân HK đã có truyền thống sinh hoạt bảo vệ dân quyền và nhân quyền từ bao nhiêu lâu nay rồi. Tại HK, các đảng phái đối lập đảng CS được họat động công khai và họ chiếm khá nhiều ghế trong bộ phận lập pháp của HK. Ngoài ra còn có báo, đài phát thanh và truyền hình độc lập để loan tải tin tức trung thực đến người dân. VN của chúng ta thì hoàn toàn thiếu hẳn những yếu tố thuận lợi này. Vì vậy, tuy tình hình HK có tạo hứng khởi nhưng điều kiện chưa có đủ để có những ảnh hưởng lớn ngay lập tức lên VN hay châm lửa cho những hình thức đấu tranh tương tự xảy ra tại VN.

Tuy nhiên, như đã nói ở trên, bối cảnh đất nước đã thay đổi rất nhiều trong vòng 15 năm qua và chế độ CSVN đã nhìn thấy nguy cơ họ bị mất dần kiểm soát.

Trong khung cảnh đó, Đảng Việt Tân đang tập trung hoạt động vào năm hướng công tác chính.

Trước hết là quảng bá phương thức đấu tranh bất bạo động để giúp mọi người vượt qua sự sợ hãi, cùng nhau liên kết thành sức mạnh tranh đấu cho các nguyện vọng của mình. Và xa hơn nữa, chính sức mạnh này là yếu tố then chốt để giựt sập chế độ độc tài. Trực tiếp tham gia hoặc hỗ trợ những đòi hỏi chính đáng của người dân qua các lãnh vực xã hội và dân sinh. Đây là một lãnh vực hoạt động quan trọng để giúp bảo vệ quyền lợi của đồng bào, huy động sự tham gia của quần chúng, và đẩy mạnh hoạt động xã hội dân sự làm nền tảng xây dựng dân chủ trên đường dài.

Kế đến là tận dụng mạng điện tử và mạng xã hội làm phương tiện thực thi các quyền tự do ngôn luận, tự do tiếp cận thông tin và kể cả tự do lập hội. Đặc biệt vận động áp lực quốc tế đối với Luật An Ninh Mạng mới bắt đầu áp dụng vào đầu năm 2019. Đây là một lãnh vực hoạt động nhằm xói mòn khả năng kiểm soát của chế độ độc tài.

Ngoài ra, cần vận động các tổ chức phi chính phủ, chính giới và bộ ngoại giao các quốc gia áp lực CSVN phải tôn trọng nhân quyền, đặc biệt nhắm vào việc giải tỏa bớt áp lực đối với phong trào dân chủ và gia đình của những người đang bị chế độ giam cầm. Tận dụng các luật lệ quốc tế để tạo áp lực đối với các hành động đàn áp, bạo hành của guồng máy công an (thí dụ như luật Magnitsky tại Hoa Kỳ).

Sau cùng là tiếp tục đẩy mạnh xây dựng hạ tầng cơ sở của Việt Tân tại Việt Nam cũng như ở hải ngoại. Hạ tầng cơ sở này vừa là guồng máy nhân sự, vừa là các phương tiện hoạt động. Điều đáng khích lệ là mặc dù chế độ gia tăng đàn áp trong những năm gần đây nhưng số người tham gia đấu tranh không giảm mà trái lại vẫn tiếp tục gia tăng.

NVCó điều gì muốn nói thêm trong cuộc phỏng vấn này không, thưa ông?

Ông Đỗ Hoàng Điềm: Cảm ơn báo Người Việt đã tạo cơ hội cho chúng tôi chia sẻ quan điểm và nhân đây xin thưa với quý vị rằng không một tổ chức nào lại có thể đơn phương giải quyết được vấn nạn của đất nước. Nếu chúng ta quan tâm đến tình trạng bất công tại VN, những điều bất toàn trong xã hội, những hủy hoại môi sinh và tương lai của đất nước thì hãy cùng nhau chung sức đấu tranh để xây dựng lại đất nước. Nhưng để xây dựng đất nước thì chính chế độ CSVN và chính sách cai trị độc tài của họ là chướng ngại to lớn đang cản đường chúng ta. Chúng ta dứt khoát phải phá bỏ sự cai trị độc tài đó, xây dựng dân chủ thì mới có điều kiện canh tân đất nước.

Và đây là ước nguyện của Đảng Việt Tân. Chúng tôi mong rằng những ai cùng chia sẻ ước nguyện đó hãy cùng nhau chung vai đấu tranh chấm dứt chế độ độc tài CSVN, xây dựng dân chủ để canh tân đất nước.

NVCám ơn ông đã dành thời giờ trả lời phỏng vấn của Người Việt.

Nguyễn Việt Linh

Nguồn: Người Việt

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam

Một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam, tám tổ chức nhân quyền Việt Nam và quốc tế sẽ cùng tổ chức một hội thảo vào ngày 6 tháng 5 năm 2024 để báo động tình trạng vi phạm nhân quyền đang tiếp diễn ở Việt Nam hiện nay.

Hội thảo “Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng tại Việt Nam & hành động để tranh đấu cho nhân quyền” sẽ quy tụ các chuyên gia và nhà hoạt động nhân quyền.

Lãnh đạo Hoa Kỳ (giữa), Nhật Bản (phải) và Philippines họp thượng đỉnh tại Washington DC hôm 11/4/2024. Ảnh: Reuters

Thế trận an ninh mới ở Á châu: Việt Nam có thể bình thản được bao lâu?

Cuộc gặp thượng đỉnh ba bên Mỹ – Nhật Philippines hôm 11/4/2024 được nhận định đã truyền đi nhiều tín hiệu về một thế trận mới ở Châu Á nói chung và Biển Đông nói riêng. Tổng thống Philippines Marcos nói “nó sẽ thay đổi cục diện trong khu vực, ở xung quanh Biển Đông, ở ASEAN, ở châu Á.”

… Ba nước tuyên bố bảo vệ các nguyên tắc của Luật biển Quốc tế đối với Biển Đông, lên án các hành động hung hăng của Trung Quốc đối với Philippines tại bãi Cỏ Mây hơn một năm qua. 

Tổng Thống Joe Biden (giữa) đón ông Fumio Kishida (phải), thủ tướng Nhật, và ông Ferdinand Marcos Jr, tổng thống Philippines, tại Toà Bạch Ốc, 12/4/2024. Ảnh: Andrew Caballero-Reynolds/AFP via Getty Images

Biden nỗ lực tăng cường liên minh Mỹ-Nhật-Philippines chống Trung Quốc

Hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa Mỹ, Nhật Bản và Philippines gửi đi một thông điệp mạnh mẽ tới Trung Quốc, nhấn mạnh rằng hành động của Bắc Kinh bị xem là “sự đe dọa an ninh” và xem Trung Quốc là “kẻ ngoài lề trong khu vực.”

Các nhà lãnh đạo đồng minh nhấn mạnh cam kết tuân thủ luật pháp quốc tế ở Biển Đông và tuyên bố tuần tra chung ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, thể hiện mặt trận thống nhất chống lại hành vi hung hãn của Trung Quốc.

Máy gặt lúa và đập lúa luôn. Tuy không hiện đại như bên Nhật hay các nước Âu châu, nhưng nó làm được việc và giảm gánh nặng cho nông dân. Trong tương lai thì chắc sẽ hoàn thiện hơn và những cái máy này sẽ có thương hiệu. Ảnh: FB Nguyễn Tuấn

Cơ giới hoá nông nghiệp… chậm còn hơn không*

Nhưng chậm còn hơn không. Tôi nghĩ nông dân Việt Nam rất sáng tạo và nếu môi trường thuận lợi, họ chẳng thua kém bất cứ ai. Bằng chứng là trong thời gian qua, quá trình cơ giới hoá đều do nông dân thực hiện, chứ không phải do các vị “sư sĩ” làm. Nông dân sáng chế ra máy móc và ứng dụng ngay trên những cánh đồng họ canh tác, chứ chẳng nhờ vào ‘đề tài cấp quốc gia’ nào.