Chưa bao giờ người dân lại cô đơn đến thế!

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

1.Thú thực là tôi đã khóc khi nghe và nghĩ đến Sông Tranh. Trong thời buổi nước mắt (không… cá sấu) là thứ xa xỉ, phải nói thật là cảm xúc chia sẻ với nỗi khổ của nghững người dân nghèo Quảng Nam đang ngày đêm “sống trong sợ hãi” cũng chưa làm tôi bật khóc; song tôi đã trào nước mắt vì uất nghẹn trước sự vô cảm, vô trách nhiệm của những người có trách nhiệm khi họ nói về Sông Tranh.

Bia miệng sẽ để đời câu nói không có tính người của bà Ngô Thị Lư, Đoàn nghiên cứu Viện Vật lý Địa cầu: “Người dân quá kém hiểu biết, chỉ mới nghe động là đã dắt trâu bò, gói ghém đồ đạc bỏ chạy. Chính quyền nên giáo dục lại dân.”

Lòng dân thêm một lần “rung chấn” với phát ngôn: “Dân nên chia sẻ và hy sinh cho thủy điện!” của ông Trần Văn Hải, Trưởng ban Quản lý dự án thủy điện 3.

Xã hội nổi giận trước sự ráo hoảnh “đá bóng trách nhiệm” của quan chức Bộ Công thương về việc phê duyệt “cái gọi là báo cáo tác động môi trường” được làm theo phương pháp “copy and paste”: “Ở đây, Bộ TNMT phải chịu trách nhiệm trong việc xây dựng báo cáo”.

Và dư luận nhếch mép cười ruồi trước lời khuyên “Người dân và chính quyền tỉnh Quảng Nam phải tin vào kết luận của các nhà khoa học vì đó là… chân lý” của ông Phó Trưởng ban xây dựng Tập đoàn… “Điên nặng”.

2. Khi nghe những phát ngôn này, trong tôi bật lên những câu hỏi:

Tại sao một nhà khoa học (chẳng biết có thật không?!) được nuôi dậy bằng tiền của nhân dân lại có thể quay lại xỉ vả dân như vậy?

Tại sao ông Trưởng ban Quản lý lại có thể mở mồm đòi hỏi thêm ở nhân dân sự hy sinh? Nhân dân đã hy sinh như thế còn chưa đủ hay sao?

Tại sao vị quan chức bộ kia lại có thể điềm nhiên phủi tay với cái báo cáo “thơm mùi mỡ hành” và là liều thuốc đầu độc nhân dân, mà cấp dưới của mình làm “đầu bếp”?

Và tại sao ông Phó ban nọ không tự vấn, vì sao nhân dân lại không tin vào kết luận của các “nhà khoa học”?

3. Nhìn từ Sông Tranh, người ta thấy rằng, chưa bao giờ sự vô cảm lại… vô cảm đến thế! Chưa bao giờ người dân lại nhiều trách nhiệm đến thế! Và chưa bao giờ người dân lại cô đơn đến thế!

Thuỷ điện Sông Tranh là một vở bi kịch đang được hài kịch hoá.

Khi đến tận cùng nỗi đau, người ta thường trở lên hài hước.

Và khi đến tận cùng nỗi đau, người ta cũng rất dễ vùng lên!

Nguồn: http://quechoa.vn/

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Ảnh minh họa: FB Nguyễn Tuấn

Bạn bè trên cõi mạng

Về nhà tôi nghĩ hoài về hiện tượng fb. Rất nhiều bạn tôi chưa bao giờ gặp ngoài đời, mà chỉ qua fb. Cũng chẳng sao. Tình bạn không phải chỉ là tiếp xúc hay tay bắt mặt mừng, mà có thể là tiếp xúc bằng trái tim và tâm hồn. Vậy là hạnh phúc rồi.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban Nhân sự đại hội đảng XIV chủ trì phiên họp đầu tiên của Tiểu ban hôm 13/3/2024 tại trụ sở Trung ương đảng. Ảnh: Vietnam Plus

Từ trường hợp ông Võ Văn Thưởng nhìn về công tác nhân sự

Nhưng thống kê lại chuỗi cán bộ cấp cao bị kỷ luật trong thời gian qua, phân tích bản chất, tìm đến nguyên nhân cốt lõi, thì đi đến kết luận rằng, công cuộc chống tham nhũng cần phải đẩy mạnh, tiến hành triệt để, nhưng phải cần đến các biện pháp khác có khả năng tiệu diệt nguyên nhân gốc rễ của quốc nạn tham nhũng.