Chung quy cũng tại ông Hồ

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Cuộc đời ông Hồ là một chuỗi dài dối trá và tội ác.

Lúc trẻ, bất tài, bỏ nước ra đi kiếm ăn thì lại nói là “ra đi tìm đường cứu nước”. Cứu gì không biết, chỉ biết từ khi đất nước có tay ông Hồ nhúng vào thì ngày càng thê thảm. Hòn Ngọc Viễn đông biến thành đống rác, thua kém cả anh láng giềng Campuchia, và với đám đệ tử và hậu duệ ăn hại của ông Hồ thì e rằng khoảng cách với Campuchia sẽ ngày càng dài ra.

Xin học trường Tây không được, ông Hồ biến giận dỗi thành căm thù, và vớ ngay lấy con dao chủ nghiã cộng sản đem về băm đất nước này nát như tương, khiến hàng triệu thanh niên chết thảm.

Ông Hồ “hy sinh” đời mình cho đại cuộc cứu nước, lê lết cuộc sống “độc thân” với những cô xẩm Tàu, cô đầm Pháp, cô gái Nga và vô số những cô bồ và vợ hờ Việt, để lại cho đời những lạnh tụ không cha, mang họ Nông, họ Nguyễn,… nhưng vẫn quảng cáo là mình còn “đồng nam”!

Chuyện lớn nói dối, chuyện nhỏ cũng không từ. Hút điếu thuốc thơm thì đã sao, nhưng không, cũng phải diễn màn hút thuốc vấn cho ra vẻ cần kiệm.

Rồi ông Hồ đi làm “Kách mệnh”. Rồi hô hào “Không gì quý hơn độc lập tự do”.

Độc lập đâu chẳng thấy, chỉ thấy không lệ thuộc Tàu thì Bác lại lệ thuộc Nga. Có lúc cả hai.

Tự do đâu chẳng thấy! “Trăm hoa đua nở” gì, chỉ thấy văn nghệ sĩ chết la liệt, và mấy trăm ngàn người bị giết vì Cải Cách Ruộng Đất, lén lút thủ tiêu,… khiến cả triệu người bỏ quê chạy bán sống bán chết vào Nam.

Nhưng chạy cũng không thoát. Dân chạy thì ông đuổi!

Miền Nam người dân sống hoà bình, độc lập, hạnh phúc, no ấm, thì ông Hồ rêu rao là chết đói, bị Mỹ xâm lược, cần giải phóng. Ông xua quân vào Nam làm cho hàng mấy triệu thanh niên 2 miền phải uổng mạng. Dân miền Bắc bị ông bịt tai, bịt mắt, bịt mồm nhiều năm nên chẳng biết gì, bị ông lừa vác súng đi giết đồng bào mình.

Đất, biển, đảo của Tổ Tiên thì ông dâng cho Tàu. Hoàng Sa, Trường Sa, Nam Quan, Bản Giốc nay còn đâu?

Và các đệ tử và hậu duệ của ông, cũng bằng gian trá, đã chiếm được miền Nam.

Thế là xong! Ai nhanh chân chạy thì thoát ra được nước ngoài. Ai chậm chân hay còn chưa mở mắt, ở lại, thì được mở mắt giùm (và nhiều người sau đó nhắm mắt vĩnh viễn luôn) trong các trại tù được gọi là “cải tạo”.

Rồi từ đó, đất nước thống nhất, quy về một mối dưới bàn tay sắt của các hậu duệ gian tham và khát máu của ông. Cái “Thế giới đại đồng” mà ông Hồ quảng cáo để lừa bịp người dân cũng bị đám hậu duệ quẳng vào thùng rác.

Chúng chỉ còn biết ăn, ăn, và ăn!

Cái Đảng mà ông Hồ dựng nên đã hiển hiện thành một Đảng với nhung nhúc một bầy giòi, tràn lan khắp mọi miền đất nước. Chúng ăn tợn, ăn hỗn, ăn ngân sách công quỹ, ăn nhà ăn đất, ăn ruộng vườn, ăn cầu đường cống rãnh, ăn tất tần tật, ăn không chừa thứ gì! Và, đất nước rách nát kiệt quệ, không còn đủ thức ăn, chúng quay ra… ăn thịt lẫn nhau!

Vài con sâu to đã bị ăn “virus lạ và hiếm” mất mạng!

Hôm nay, thấy ngày tàn đã đến, Đảng Cướp sợ “bể nồi cơm chung”, chúng la hoảng, gióng lại điệp khúc cũ “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

Chúng đã đui mù hết cả rồi hay sao mà không hiểu được rằng vì chúng đã “noi” rất tốt gương “dối trá, tàn ác và vô đạo đức” của ông Hồ chúng mới biến thành đán giòi và mới ra nông nỗi ngày hôm nay.

Chiếc mặt nạ đã rơi xuống để lộ bộ mặt thật, gian trá, ác độc, bán nước của đảng cướp của ông Hồ và các đệ tử, hậu duệ của ông.

Bọn cướp đang giết nhau, cho thấy ngày tàn của chúng đã điểm.

Đây là cơ hội cuối cùng để toàn dân “Đứng lên đáp lời sông núi”, dứt điểm Đảng Cướp, cứu quê hương thoát khỏi hiểm họa Bắc Thuộc Lần Thứ 5 đang đến, rất gần.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.