Chuyện thật nhưng tưởng như đùa: Hướng dẫn ứng cử viên viết tiểu sử và chương trình hành động

Quốc Hội, cơ quan được cho là "cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất nước CHXHCNVN", (điều 69, Hiến Pháp). Ảnh: Mạng Pháp Luật
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ông Bùi Văn Cường, Tổng Thư Ký Quốc Hội CSVN vừa họp báo cho biết là Hội Đồng Bầu Cử đã thiết lập xong danh sách các “ứng viên” đại biểu quốc hội khóa XV gồm có 868 người trong đó trung ương giới thiệu 203 người, địa phương giới thiệu 665 người. Nếu không gì thay đổi vào giờ cuối thì danh sách này sẽ đưa cho 184 đơn vị trên toàn quốc bầu chọn ra 500 đại biểu của Quốc Hội khóa XV vào ngày 23 tháng Năm, 2021.

Trong danh sách nói trên, ông Bùi Văn Cường đã “quên” báo cáo là có bao nhiêu người ngoài đảng tham gia ứng cử – có đạt được con số từ 25 đến 50 người như bà nguyên Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân loan báo hôm đầu tháng Hai, 2021 khi bắt đầu chuẩn bị danh sách ứng cử. Ông Cường chỉ báo cáo là có 9 người “tự ứng cử” không qua giới thiệu của các đoàn thể ngoại vi của đảng CSVN.

Nhưng điều đáng nói ở đây là hôm 24 tháng Tư vừa qua, Hội Đồng Bầu Cử tại TP.HCM đã thực hiện “màn kịch” có một không hai: Tổ chức hướng dẫn người ứng cử đại biểu quốc hội và hội đồng nhân dân thành phố viết tiểu sử và chương trình hành động. Chuyện mới nghe qua tưởng như đùa nhưng lại là chuyện có thật.

Trong cuộc họp có mặt các viên chức cao cấp của thành phố, Nguyễn Thị Quyết Tâm, nguyên Phó Bí Thư thành ủy đã đứng ra hướng dẫn các ứng cử viên xây dựng chương trình hành động sao cho đúng tầm, đúng chức năng nhiệm vụ. Phần viết tóm tắt tiểu sử được Sở Nội Vụ hướng dẫn, nhắc nhở ứng viên phải  ghi nguyện vọng ứng cử tại đơn vị bầu cử.

Tuy nhiên có những chi tiết xét ra rất cần nhưng lại không được nói tới, nhất là sự liên hệ giữa sinh quán, tình trạng cư trú tại địa phương nơi ứng cử viên nộp đơn ứng cử. Trong cuộc bầu cử Quốc Hội khoá XV, người ta cũng không thể giải thích được tại sao Thủ Tướng Phạm Minh Chính người Thanh Hóa lại được đảng giới thiệu về ứng cử tại thành phố Cần Thơ. Dĩ nhiên cử tri Cần Thơ đa số chưa hề biết Phạm Minh Chính là ai, nhưng đến ngày cứ nhắm mắt bỏ phiếu vì ông Chính được đảng sắp xếp giới thiệu, tất nhiên phải đắc cử. Phải chăng đây là lý do mà Hội Đồng Bầu Cử bày ra trò “hướng dẫn” viết tiểu sử và chương trình hành động của ứng viên cho phù hợp với nhu cầu của từng địa phương.

Thông thường trong một xã hội tự do dân chủ, công dân muốn ra ứng cử vào một trách vụ gì, nhất là các trách vụ đại diện dân như đại biểu quốc hội ở cấp trung ương hay nghị viên thành phố ở cấp địa phương, họ đều phải biết hai điều căn bản:

1/ Biết người dân trong khu vực bầu cử đang quan tâm điều gì nhất. Một ứng cử viên có tâm huyết, muốn phục vụ dân tất nhiên phải hiểu rõ tâm tình và nguyện vọng người dân trong đơn vị mình ứng cử mới có thể đáp ứng và tranh đấu trước nghị trường;

2/ Ứng cử viên phải biết nói những gì hợp với lòng dân để người dân trong khu vực mình muốn đại diện bỏ phiếu cho mình. Từ hai nền tảng này người ứng cử sẽ tìm hiểu tâm lý cử tri và thảo ra một chương trình hành động chi tiết để trình bày, thuyết phục cử tri, kể cả lúc tranh luận với những ứng cử viên khác mà không cần phải có chính quyền hướng dẫn. Nhưng những cuộc bầu cử như bầu cử quốc hội ở Việt Nam thì khác, tuy được tuyên truyền là tự do dân chủ hơn nhiều nước.

Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, người dân quan tâm đến cái gì nhất ứng cử viên không cần biết, mà đảng muốn gì mới là điều quan trọng. Câu khẩu hiệu mà chế độ thường hay dùng là “lòng dân – ý đảng” như một câu thần chú được sử dụng mỗi khi đảng muốn vận động người dân vào một việc gì đó. Vì thế để ứng cử viên nói và hành động đúng nhất điều đảng muốn, nên mới sinh ra màn Mặt Trận Tổ Quốc đề cử ứng cử viên theo mô hình “hiệp thương.” Tức là các đoàn thể của đảng sẽ ngồi lại với nhau bàn bạc, dàn xếp bên trong hậu trường, để chọn lọc những ứng viên dễ bảo hầu đóng đúng vai trò mà đảng muốn.

Và sau khi danh sách ứng viên đã được xác định, các ứng viên này phải bảo đảm ăn nói làm sao cho đúng ý đảng nên  đảng phải bày ra trò “dạy kèm” là hướng dẫn cách viết tiểu sử và chương trình hành động, để chứng tỏ với người dân là mọi thứ đều có đảng và nhà nước lo.

Tóm lại, việc đảng tổ chức  “tập huấn” cho các ứng viên đại biểu quốc hội cách viết tiểu sử và chương trình hành động, thêm  một lần nữa cho thấy đảng CSVN đã rất tốn công sức và tiền bạc để biến 500 đại biểu quốc thành một dàn hợp xướng theo ý đảng cần, quả là sự kỳ công. Và sự kỳ công này chỉ có dưới thiên đường xã hội chủ nghĩa mà thôi.

Phạm Nhật Bình

 

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Thông báo (trái) của cơ quan an ninh điều tra Hà Nội bắt tạm giam bà Nguyễn Thúy Hạnh (phải) và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2. Ảnh: Sài Gòn Nhỏ

Tiếp tục giam bà Nguyễn Thúy Hạnh, Hà Nội muốn nói điều gì?

Hà Nội đã im lặng hành động, thay cho một tuyên bố sắc lạnh, rằng các tổ chức xã hội dân sự và các cá nhân liên kết với nhau sẽ không có giá trị gì với bộ máy đàn áp đang có quá nhiều lợi thế. Trước sự sững sờ của mọi người, ngày 22/3, công an đã tới viện pháp y tâm thần để đưa quyết định kéo dài thời gian tạm giam thêm đối với bà Nguyễn Thúy Hạnh, và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2.

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Ảnh minh họa: FB Nguyễn Tuấn

Bạn bè trên cõi mạng

Về nhà tôi nghĩ hoài về hiện tượng fb. Rất nhiều bạn tôi chưa bao giờ gặp ngoài đời, mà chỉ qua fb. Cũng chẳng sao. Tình bạn không phải chỉ là tiếp xúc hay tay bắt mặt mừng, mà có thể là tiếp xúc bằng trái tim và tâm hồn. Vậy là hạnh phúc rồi.