Có đáng hoang mang với thông tin về “cục máu đông”?

Các thông tin liên quan vắc xin ngừa Covid Covidshield của AstraZeneca có thể gây ra tác dụng phụ hiếm gặp: "cục máu đông." Ảnh: FB Vu Hong Nguyen
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Dạo này mình thấy các bạn antivaxxer lại nhoi lên như vớ được vàng sau thông tin “AstraZeneca thừa nhận vắc xin Covishield có thể gây ra tác dụng phụ hiếm gặp” (Nguyên văn tiếng Anh là: “It is admitted that the AstraZeneca vaccine can, in very rare cases, cause thrombosis with thrombocytopenia syndrome.”)

Qua miệng lưỡi của các antivaxxer thì vaccine này như một liều thuốc độc, các ca đột quỵ trên toàn quốc trong thời gian qua cũng được quy chụp về tội đồ này! Những người đã từng chích ngừa vaccine này trước đó thì hoang mang, lo lắng, mong kiếm thuốc giải, mong được chữa lành…

Thực sự thì điều này chẳng có gì phải lo sợ đâu bà con ơi! Vì sao như vậy? Hãy đọc thử những thông tin và con số sau đây từ những nguồn tin cậy:

– Tỉ lệ bị cục máu đông do vaccine COVID-19 của AstraZeneca là khoảng 2 trong 100 ngàn người (~0,002%) đối với người 60 tuổi trở lên và khoảng 2-3 trong 100 ngàn người (~0,002-0,003%) đối với người dưới 60 tuổi.

– Tỉ lệ người mắc COVID-19 bị cục máu đông là khoảng 6-26% ở tĩnh mạch và khoảng 0,7-3,7% ở động mạch. Người bị bệnh COVID-19 nặng thì tỉ lệ này còn cao hơn.

– Sự hình thành cục máu đông liên quan đến vaccine COVID-19 xảy ra khi có đủ 5 yếu tố sau:

  1. trong khoảng 4-42 ngày sau liều vaccine đầu tiên,
  2. cục máu đông hình thành ở tĩnh mạch hoặc động mạch (thường ở não hoặc bụng),
  3. lượng tiểu cầu giảm (<150 tỉ tiểu cầu/lít máu),
  4. dương tính với phức hợp PF4 (platelet factor-4),
  5. tăng lượng protein D-dimer.

Trong thời đại dịch, vaccine COVID-19 nói chung và Covishield (tên gọi khác là ChAdOx1 nCov19) của AstraZeneca nói riêng đã giúp kìm hãm sự lây lan của virus đáng kể và giúp giảm tỉ lệ mắc bệnh, trở nặng khi mắc COVID-19, đồng nghĩa với giảm nguy cơ bị cục máu đông như kể trên. Do vậy, cũng không bất ngờ khi các phân tích số liệu của chuyên gia cho thấy vaccine này đã giúp cứu sống khoảng 6,3 triệu người trong năm đầu tiên triển khai vắc xin toàn cầu.

Khả năng gây phản ứng phụ của Covishield không phải đến bây giờ mới được phát hiện và thừa nhận mà đã được tìm thấy từ tháng 4 năm 2021. Tuy nhiên các số liệu ở nhiều nơi đều cho thấy phản ứng phụ nguy hiểm này là “rất hiếm.” Vì thế so với nguy cơ cao khi mắc bệnh COVID-19 thì việc sử dụng vaccine này vẫn được khuyên dùng. Khi có nhiều loại vaccine hơn (như vaccine của Moderna, Pfizer) thì vaccine này đã được giới hạn sử dụng ở người lớn hơn 60 tuổi (nhóm ít bị phản ứng phụ này).

Vậy các bạn đã chích vaccine này trước đó có nên lo sợ không? Câu trả lời là không nhé.

Nếu các bạn sợ cục máu đông hình thành trong cơ thể, thì mình nghĩ các bạn nên biết rằng các yếu tố khác sau đây còn nguy hiểm hơn đang ở chung quanh, bạn nên sợ chúng hơn!

– Xơ vữa động mạch.
– Các bệnh về tim như: rung tâm nhĩ (Atrial fibrillation), suy tim, bệnh về van tim.
– Tiểu đường
– Ung thư
– Béo phì
– Cholesterol cao
– Có thai
– Ngồi yên quá lâu (do công việc, chuyến bay dài hoặc nằm trên giường liên tục)
– Sử dụng thuốc lá
– Sử dụng thuốc tránh thai có chứa estrogen
– Sử dụng hormone thay thế cho các triệu chứng mãn kinh
– Tuổi già (trên 60)
– Gia đình có tiền sử đông máu.

Nói tóm lại, các bạn đừng vì các thông tin thiếu đầu đuôi như thế này rồi bị khuếch đại lên bởi mấy cái miệng antivaxxer mà hoang mang sợ hãi. Cứ ráng sống heo thì (healthy), ăn vừa, ngủ đủ, tập thể dục và yêu đời là được.

Bài viết liên quan trước đó:

Ngày 9 tháng 4 năm 2021, Nguyên nhân gây chết người “hiếm gặp” của vaccine AstraZeneca (https://www.facebook.com/vu.nguyen.758/posts/4423207584360245)

Bảo trọng nhe bà con.

TS. Nguyễn Hồng Vũ
Viện Nghiên cứu City of Hope, California, USA
Cố vấn khoa học Ruy Băng Tím

Tài liệu tham khảo:

https://www.health.gov.au/…/advic…/clinical-guidance/tts

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8566665/ (Risk-benefit analysis of the AstraZeneca COVID-19 vaccine in Australia using a Bayesian network modelling framework)

https://www.hematology.org/…/vaccine-induced-immune…

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC9006089/ (COVID-19 related thrombosis: A mini-review)

Nguồn: FB Vu Hong Nguyen

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Người dân sống dọc suối Prek Ta Hing nằm ở huyện Koh Thom, tỉnh Kandal, nơi sẽ được mở rộng khi kênh đào Funan Techo được xây dựng, chụp ngày 29 tháng 2 năm 2024. Ảnh: CamboJA/ Pring Samrang

Đồng bằng Sông Cửu Long đang chết

Tất cả báo chí chính thống trong nước đã im bặt, không nhắc một chữ nào tới kênh đào Techo Phù Nam nữa. Điều này cho thấy cho dù Campuchia là một nước nhỏ hơn ở bên cạnh Việt Nam, nhưng họ rất hiểu cách chống lại Việt Nam như thế nào.

Và như thế, tương lai u ám đang diễn ra. Đồng bằng Sông Cửu Long đang chết.

Nhà báo Huy Đức (Trương Huy San)

Ai xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của ai?

Không còn nghi ngờ gì, điều 331 Bộ luật Hình sự là điều luật nổi danh nhất trong hệ thống pháp luật nước ta hiện nay. Đã có nhiều ý kiến trên mạng đòi xóa bỏ điều luật này. Đáp lại bằng các bài viết đăng tải trên báo chính thống, “người tuyên giáo” đưa ra lập luận: Nhiều quốc gia khác cũng quy định tội danh này, không chỉ mình Việt Nam. Và họ đưa ra ba dẫn chứng…

4 thượng nghị sĩ Hoa Kỳ kêu gọi Washington ưu tiên nhân quyền trong quan hệ song phương với Hà Nội, ngày 26/6/2024

Bốn thượng nghị sĩ Mỹ kêu gọi ưu tiên nhân quyền trong quan hệ với Việt Nam

Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Ben Cardin, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, cùng với các Thượng nghị sĩ Chris Coons, Chris Van Hollen và Jeff Merkley gửi thư cho Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, kêu gọi Bộ Ngoại giao giải quyết đầy đủ các mối lo ngại về nhân quyền ngày càng gia tăng và nên lồng ghép các ưu tiên nhân quyền vào mối quan hệ song phương Mỹ-Việt.

Người gìa ở Hà Nội. Ảnh minh họa: AFP

Lương hưu chỉ tăng một nửa so với lương công chức là bất công!

“Bản thân tôi có 25 năm đóng bảo hiểm xã hội, mà khi về hưu năm 2019 đến nay, mỗi tháng tôi nhận được 6.100.000 đồng, sống giữa thành phố Sài Gòn đắt đỏ. Thử hỏi người về hưu với đồng lương hưu như thế thì chống chọi với cuộc sống như thế nào?

… Tôi không biết rằng những ông bà có trách nhiệm dựa trên cơ sở nào mà ấn định con số 15% cho người lãnh lương hưu. Vì cái đồng lương hưu đó là do cơ quan, xí nghiệp sử dụng lao động đóng, và đồng tiền này quỹ bảo hiểm xã hội thu giữ không phải là đồng tiền chết mà nó là đồng tiền sinh lời.” – Ông Đinh Kim Phúc, một công chức đã nghỉ hưu.