Cố Thứ Trưởng Lê Hải An là nạn nhân của TBT Nguyễn Phú Trọng

Hiện trường - nơi Thứ Trưởng Bộ GD-ĐT Lê Hải An bị ngã từ lầu 8 rơi xuống đất.
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Từ Hiệu trưởng Đại Học Mỏ, ông Lê Hải An đã được đảng cất nhắc lên làm thứ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo vào tháng Mười Một, 2018. Đây cũng là thời điểm Hội Nghị Trung Ương lần thứ 9 khóa 12 chốt danh sách 205 ứng viên, để Bộ Chính Trị tuyển chọn đưa vào danh sách bầu trung ương đảng khóa 13 dự trù diễn ra vào tháng Giêng, 2021. Trong danh sách 205 người này có tên Thứ Trưởng Lê Hải An.

Nói cách khác, từ trách vụ mang tính chất chuyên môn về hầm mỏ, tháng Mười Một, 2018 ông Lê Hải An được chuyển sang hoạt động chính trị trong vai trò thứ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, chuẩn bị bước vào trung ương đảng khóa 13 (2021-2016) và thay thế Bộ Trưởng Phùng Xuân Nhạ về hưu, đảm trách vai trò bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo vào khoảng tháng Tư, 2021.

Ai là người sắp xếp cho ông Lê Hải An tiến thân vào con đường chính trị với một tương lai tươi sáng như vậy?

Không ai khác hơn là ông Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Tổ Chức Trung Ương Đảng và ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí Thư đảng – hai nhân vật cầm chịch ủy ban nhân sự đại hội 13. Sự kiện ông Phạm Minh Chính thay mặt Ban Bí Thư đến viếng lễ tang ông Lê Hải An vào sáng 21 tháng Mười vừa qua cho thấy mối liên hệ này. Nói cách khác, người ở vị trí đảng cao nhất đến viếng lễ tang ông Lê Hải An chính là ông Phạm Minh Chính, đủ thấy tầm quan trọng và vị trí của ông Lê Hải An được đưa về nắm Bộ Giáo Dục & Đào Tạo như thế nào.

Nếu như ông Lê Hải An biết nhẫn nhịn chờ thời, có lẽ cái chết chưa đến. Nắm ghế thứ trưởng Bộ Giáo Dục & Đào Tạo chưa được 10 tháng, ông Lê Hải An đã ký một quyết định mang số 878 vào ngày 21 tháng Tám, 2019, về việc xem xét xử lý kỷ luật 13 cán bộ cao cấp trong Bộ Giáo Dục & Đào Tạo liên quan đến vụ nâng điểm hàng trăm thí sinh trong kỳ tốt nghiệp Trung học phổ thông tại ba tỉnh Sơn La, Hà Giang và Hòa Bình.

13 cán bộ này không phải là những nhân viên bình thường, họ là những cán bộ cao cấp của Bộ gồm: 1/Mai Văn Trinh (Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng), 2/Sài Công Hồng (Cục phó Cục Quản lý chất lượng); 3/Nguyễn Duy Kha (Trưởng phòng quản lý thi, Cục Quản lý chất lượng); 4/Hà Xuân Thành (Phó giám đốc phụ trách Trung tâm khảo thí quốc gia, Cục Quản lý chất lượng), 5/Nguyễn Sơn Hải (Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin); 6/Nguyễn Huy Bằng (Chánh thanh tra Bộ); 7/Tống Duy Hiền (Phó chánh thanh tra Bộ); 8/Trịnh Minh Trường (Phó Trưởng phòng thanh tra chuyên ngành); 9/Lê Văn Vương (Phó trưởng phòng thanh tra hành chánh); 10/Thẩm Thị Minh Hằng (Thanh tra viên); 11/Nguyễn Ngọc Chính (Thanh tra viên); 12/Lê Thị Kim Dung (Vụ trưởng Vụ Pháp chế); 13/Vũ Đình Chuẩn (Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học).

Chắc chắn quyết định kỷ luật 13 cán bộ cao cấp nói trên của Thứ Trưởng Lê Hải An đã tạo rúng động trong nội bộ của Bộ Giáo Dục & Đào Tạo, và nếu không có ai chống lưng ở phía sau ông Lê Hải An đã không dám phiêu lưu trong việc thách đố một phe nhóm trong Bộ.

Quả nhiên, quyết định kỷ luật của ông Lê Hải An đã bị hủy bỏ bởi quyết định cao hơn của ông Bộ Trưởng Phùng Xuân Nhạ vào ngày 9 tháng Chín. Quyết định của ông Nhạ không những hủy bỏ quyết định 878 của ông Lê Hải An mà còn xóa luôn quyết định 245/QĐ-BGDĐT trong việc thành lập Hội đồng kỷ luật để xử 13 cán bộ nói trên. Nói cách khác, quyết định của ông Phùng Xuân Nhạ, Bộ Trưởng Giáo Dục & Đào Tạo đã không chỉ cứu 13 cán bộ thoát khỏi lò đốt tham ô, mà còn khẳng định sự chiến thắng của phe nhóm tham ô nhũng lạm nâng điểm thí sinh nêu trên. Vì thế, sau quyết định của Bộ Trưởng Phùng Xuân Nhạ, đã hình thành hai nhóm kình chống nhau. Một bên là ủng hộ ông Lê Hải An, và bên kia là nhóm 13 cán bộ bị kỷ luật.

Nhưng sự việc không dừng ở đó. Nhóm 13 cán bộ của Bộ bị kỷ luật nhận thấy là nếu ông Lê Hải An được sự hậu thuẫn của ông Trọng tiếp tục thăng tiến và trở thành bộ trưởng vào năm 2021 thì sinh mệnh và quyền lợi của nhóm họ có thể bị ném vào lò đốt của ông Trọng. Kế hoạch triệt hạ ông Lê Hải An đã được dựng lên từ đó. Nói cách khác, từ ngày 9 tháng Chín đến ngày 17 tháng Mười, ông Lê Hải An ở trong tầm ngắm của phe nhóm 13 cán bộ bị kỷ luật, và có thể của cả ông Bộ Trưởng Phùng Xuân Nhạ.

Một vài chi tiết đáng nghi ngờ về cái chết của ông An bao gồm:

Thứ nhất, lúc ông Lê Hải An rớt từ lầu 8 vào 7 giờ 30 sáng ngày 17 tháng Mười, toàn bộ máy Camera của Bộ đều không hoạt động. Tức là có kẻ nào đó đã phá hủy trước khi sự việc diễn ra.

Thứ hai, đám tang của ông Lê Hải An được tổ chức vội vã và hỏa thiêu do chính ông Phùng Ngọc Nhạ làm trưởng ban, trong khi Bộ Công An chưa công bố kết quả điều tra về nguyên nhân cái chết. Phe ông Nhạ muốn đặt mọi sự đã rồi nên cho làm đám tang sớm.

Qua sự kiện nói trên, chiến dịch đốt lò chống tham nhũng của ông Trọng đã hủy hoại cuộc đời ông Lê Hải An. Bởi nếu như ông An biết dừng lại và không đụng đến bộ máy tham ô nổi tiếng trong Bộ Giáo Dục & Đào Tạo, thì ông đã không có kết cuộc quá buồn như vậy.

Ông Trọng đã chỉ cho đàn em về vụ đốt lò; nhưng đã không chỉ cách phòng vệ khi mà lò đốt bị vô hiệu hóa. Rốt cuộc ông Lê Hải An đã trở thành nạn nhân đầu tiên của ông Tổng Tịch Nguyễn phú Trọng, trong cuộc chạy đua vào trung ương đảng cho nhiệm kỳ 13.

Trung Điền

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Thông báo (trái) của cơ quan an ninh điều tra Hà Nội bắt tạm giam bà Nguyễn Thúy Hạnh (phải) và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2. Ảnh: Sài Gòn Nhỏ

Tiếp tục giam bà Nguyễn Thúy Hạnh, Hà Nội muốn nói điều gì?

Hà Nội đã im lặng hành động, thay cho một tuyên bố sắc lạnh, rằng các tổ chức xã hội dân sự và các cá nhân liên kết với nhau sẽ không có giá trị gì với bộ máy đàn áp đang có quá nhiều lợi thế. Trước sự sững sờ của mọi người, ngày 22/3, công an đã tới viện pháp y tâm thần để đưa quyết định kéo dài thời gian tạm giam thêm đối với bà Nguyễn Thúy Hạnh, và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2.

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Ảnh minh họa: FB Nguyễn Tuấn

Bạn bè trên cõi mạng

Về nhà tôi nghĩ hoài về hiện tượng fb. Rất nhiều bạn tôi chưa bao giờ gặp ngoài đời, mà chỉ qua fb. Cũng chẳng sao. Tình bạn không phải chỉ là tiếp xúc hay tay bắt mặt mừng, mà có thể là tiếp xúc bằng trái tim và tâm hồn. Vậy là hạnh phúc rồi.