Còn ai liêm khiết?

Sau Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ trong hàng "tứ trụ" đã "xin thôi giữ các chức vụ được phân công và nghỉ công tác.” Ảnh: Nhac Nguyên/ AFP
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ông Nguyễn Phú Trọng muốn đốt lò, chống tham nhũng nhưng những nhân vật “lừng lẫy” bị trảm đều là các lãnh đạo cốt yếu của đảng và của chính phủ!

Nhân vật mới nhất, ông Vương Đình Huệ, mới được đồng ý cho thôi chức ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Trung ương đảng khóa 13, chủ tịch Quốc hội khóa 15, “theo nguyện vọng cá nhân.”

Nội bộ đảng thối nát và tham nhũng. Các “sân sau” của các quan chức thuộc hàng “tứ trụ” đều tham nhũng và tha hoá hay gọi bằng ngôn ngữ của người cộng sản là “tự diễn biến” và “tự chuyển hoá.” Các tập đoàn kinh tế được bảo kê bởi các quan chức, tha hồ vơ vét và làm giàu một cách bất chính. Cướp đất của dân rồi kinh doanh bất động sản để thu về những khối tài sản khổng lồ. Đốn rừng, cướp tài nguyên và phá hoại môi trường,… không có gì mà các thế lực chính trị chùn bước. Cứ như thể phải vơ vét bằng mọi giá, kẻo không kịp nữa…

Khi quyền lực chính trị tập trung vào một đảng cầm quyền và một số nhân vật lãnh đạo thì nguy cơ tham nhũng và độc tài là điều hiển nhiên. Đảng cộng sản Việt Nam thâu tóm mọi quyền lực từ năm 1975, gần 50 năm độc tài toàn trị thì sự “tự chuyển biến” và “tự tha hoá” là một qui luật hiển nhiên. Chẳng có ai cưỡng nổi sự cám dỗ của quyền lực, danh vọng và đồng tiền trong một cơ chế tập trung quyền lực như tại Việt Nam.

Hiện trạng chính trị tại Việt Nam là sự thối rữa từ các cấp. Lũng đoạn và thao túng chính trị luôn hiện diện, bất chấp pháp luật. Các thế lực ngầm tồn tại như loạn Sứ quân. Họ hùng cứ một cõi, cho đàn em tung hoành và quấy nhiễu!

Thông tin bị nhiễu loạn. Đấu đá nội bộ nhằm tranh giành ảnh hưởng trong bộ máy cầm quyền nên mới có chuyện các lãnh đạo chủ chốt trước khi bị trảm nhưng thông tin đã rò rỉ, ngập tràn mạng xã hội, từ trong và ngoài nước.

Ông Trọng muốn đánh tham nhũng nhưng nội bộ đảng bê bát và các quan chức lại là những kẻ phạm tội nhiều nhất. Còn mấy ai liêm khiết trong số những tay chân thân tín của ông để có thể gánh vác sứ mệnh ưu việt của cái gọi là chủ nghĩa xã hội mà người cộng sản mãi hô hào và kiên định theo đuổi?

Quyền lực tối thượng sẽ rơi vào bộ máy an ninh để đàn áp tối đa những tiếng nói đối lập và thanh trừng các thế lực vây cánh trong nội bộ đảng? Đó là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Hay trong tương lai gần, Việt Nam sẽ biến chuyển theo mô hình dân chủ trá hình, kiểu Putin và nước Nga. Tập trung quyền lực vẫn hội tụ nơi một nhân vật lãnh đạo và một đảng chính trị duy nhất (đảng cộng sản). Bầu cử lấy lệ và đàn áp, khủng bố đối lập và gian dối trong bầu cử có thể sẽ là mô hình chính trị tại Việt Nam trong thời gian tới. Một mô hình dân chủ độc tài nơi bọn tài phiệt đỏ vẫn thao túng nền kinh tế Việt Nam dưới sự “cho phép” của chính quyền.

Đó chắc chắn không phải là nguyện vọng của người dân Việt Nam.

Độc tài toàn trị, tập trung quyền lực không thể là giải pháp cho một xã hội tự do, dân chủ và nhân bản.

Ai cũng biết nhưng bài học ấy lại là sự xa xỉ đối với dân tộc Việt Nam.

Khốn nạn thật…

Nguồn: FB Lâm Bình Duy Nhiên

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tình trạng đáng báo động, cán bộ nhà nước ngày càng giàu có, sống xa hoa bất thường so với mức lương nhận lãnh. Ảnh minh họa: FB Manh Dang

Có cần quan tâm đến thời cuộc hay không?

– Nếu bạn vẫn ung dung trả 100.000 đồng để mua xăng dù vẫn biết trong đấy chỉ có 45.000 đồng là giá xăng, nhưng có đến 55.000 đồng là thuế phí các loại, chưa kể đến yếu tố chúng ta là một quốc gia xuất khẩu dầu hỏa,

– Nếu bạn chấp nhận như lẽ đương nhiên khi con cái bạn rời ghế nhà trường mà không thể kiếm được việc làm, hoặc đi làm nhưng không thích ứng được với công việc vì sự đào tạo kém cỏi của hệ thống giáo dục,

-…

Ảnh minh họa: Foreign Affairs

Những bài học lịch sử về Nga của Tập Cận Bình

Là con trai của một người có liên quan nhiều đến quan hệ giữa đất nước mình với Moscow, Tập Cận Bình hiểu rõ lịch sử. Lịch sử đã dạy cho ông bài học về những nguy hiểm của việc vội vàng liên kết lẫn việc thù địch toàn diện. Giờ đây, Tập muốn được hưởng lợi từ chiếc bánh – tiến đủ gần đến Nga để gây rắc rối cho phương Tây, nhưng không quá gần đến mức buộc Trung Quốc phải phân tách hoàn toàn.

Người dân sống dọc suối Prek Ta Hing nằm ở huyện Koh Thom, tỉnh Kandal, nơi sẽ được mở rộng khi kênh đào Funan Techo được xây dựng, chụp ngày 29 tháng 2 năm 2024. Ảnh: CamboJA/ Pring Samrang

Đồng bằng Sông Cửu Long đang chết

Tất cả báo chí chính thống trong nước đã im bặt, không nhắc một chữ nào tới kênh đào Techo Phù Nam nữa. Điều này cho thấy cho dù Campuchia là một nước nhỏ hơn ở bên cạnh Việt Nam, nhưng họ rất hiểu cách chống lại Việt Nam như thế nào.

Và như thế, tương lai u ám đang diễn ra. Đồng bằng Sông Cửu Long đang chết.

Nhà báo Huy Đức (Trương Huy San)

Ai xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của ai?

Không còn nghi ngờ gì, điều 331 Bộ luật Hình sự là điều luật nổi danh nhất trong hệ thống pháp luật nước ta hiện nay. Đã có nhiều ý kiến trên mạng đòi xóa bỏ điều luật này. Đáp lại bằng các bài viết đăng tải trên báo chính thống, “người tuyên giáo” đưa ra lập luận: Nhiều quốc gia khác cũng quy định tội danh này, không chỉ mình Việt Nam. Và họ đưa ra ba dẫn chứng…