‘Còn cái lai quần của dân cũng vét!’

Vựa thu mua phế liệu, nơi mưu sinh của người nghèo, bên cạnh các tòa nhà hào nhoáng ở Hà Nội. Ảnh: Hoang Dinh Nam/Getty Images
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tối 25 Tháng Ba, 2020, Thượng Viện Hoa Kỳ đã thông qua dự luật về ngân khoản giải cứu kinh tế trị giá $2.000 tỷ để hỗ trợ nền kinh tế đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch COVID-19.

Trong khi đó, bên kia nửa vòng trái đất, CSVN cũng đã loan báo một số tiền an sinh xã hội trị giá $2,6 tỷ (62 ngàn tỷ đồng) nhằm giúp khoảng 20 triệu người dân bị ảnh hưởng từ trận dịch này, đồng thời đảng và nhà nước cũng không quên vận động quần chúng để vơ vét thêm một món tiền hỗ trợ khác nhắm từ hầu bao của dân.

Xưa nay, những việc từ lớn đến nhỏ, CSVN đều kéo nhân dân chia sẻ, gánh vác với mình, không cho đây là nhiệm vụ của nhà cầm quyền.

Ngay việc ngân khố quốc gia thiếu hụt, cộng sản ngay từ đầu đã biết cách tận dụng phương cách moi tiền của dân.

Năm 1945 Hồ Chí Minh phát động “Tuần Lễ Vàng” kêu gọi người dân đóng góp cho ngân sách quốc gia, và đã thu được tổng cộng 60 triệu đồng và 370 kg vàng. Từ đó CSVN có chủ trương từ việc lớn đến nhỏ, làm gì cũng phải có sự đóng góp của dân, một lối bóc lột khéo léo có nghệ thuật của các chính quyền cộng sản, với khẩu hiệu “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong!”

Một mặt đề cao, ve vuốt người dân, một mặt thẳng tay với người dân trong việc thu thuế, khiến lòng dân không khỏi liên tưởng so sánh đến việc thu thuế dưới thời Pháp thuộc.

Báo Tuổi Trẻ (25 Tháng Bảy, 2013) cho rằng, người nông dân ngoài phải nộp các khoản lệ phí theo quy định của nhà nước còn phải nộp 30 đến 50 khoản khác không nằm trong danh mục, chủ yếu do chính quyền địa phương tự đặt ra.

Thuế do dân đóng góp, nhưng nhất nhất mọi việc xây dựng hạ tầng cơ sở xã hội như làm đường, bắc cầu, xây trường học, xây trụ sở ấp xã đều bắt dân tham gia, đóng góp. Trong những dịp Lễ Tết, nhiệm vụ của công an, dân phòng là lo cho chuyện an ninh của phường khóm, đảng cũng vận động dân nghèo góp tiền thêm cho lực lượng này ăn nhậu!

Để có tiền xây trụ sở xã, UBND xã Diễn Hoàng, Nghệ An đã huy động người dân đóng góp. Phường Quỳnh Xuân, Nghệ An bắt dân đóng tiền xây trường mầm non, nếu nộp tiền chậm phải trả thêm tiền lời.

Làm đường sá giao thông là trách nhiệm của chính phủ, vì chính phủ đã thu đủ loại thuế của dân, như khi đường sá hư hỏng, việc đi lại của dân chúng gặp khó khăn, thì dân (Di Linh, Lâm Đồng) phải làm đơn kiến nghị lên chính quyền xin sửa đường, UBND mới xem xét, quyết định. Quyết định đó là con đường này sẽ được xây dựng theo hình thức “nhà nước và nhân dân cùng làm,” trong đó nhà nước hỗ trợ 70% kinh phí, nhân dân đóng góp 30% số tiền còn lại. Thì ra, khi ăn thì đảng và nhà nước giành ăn, nhưng khi làm thì “nhà nước và nhân dân cùng làm!”

Tại quận Bình Thạnh, Sài Gòn nhiều gia đình bị bêu tên ngay đầu hẻm vì không đóng tiền làm đường kịp như quy định. Có cái chế độ nào mà bóc lột dân ngang ngược như thế này không?

Nhiều địa phương, có cả trăm thứ tiền thu trên đầu mỗi học sinh, mà giáo viên chủ nhiệm là người phải đứng ra đòi nợ, gồm: tiền học phí, bảo hiểm y tế, tiền bảo hiểm thân thể, tiền phiếu liên lạc, nước uống, tiền giấy thi… Trong chế độ này, cho con đến trường không còn là chuyện miễn phí nữa.

Thì ra “nộp thuế để xây dựng và bảo vệ đảng,” là thu tiền cho đảng, vì đảng, nên đảng có quyền sử dụng tiền thuế cho bất cứ việc gì có lợi cho đảng như xây tượng đài “bác”, xây bệnh viện to lớn, phục vụ cho sức khỏe của cán bộ cao cấp đảng, xây nghĩa địa “hoành tráng” để chôn đảng, xây văn phòng máy lạnh cho đảng làm việc, chứ không sử dụng tiền thuế có lợi cho dân như làm đường, xây cầu cống hay giúp dân nghèo khó!

Bây giờ đến chuyến chống dịch và chuyện “Nhà nước và nhân dân cùng làm!” Cũng với lối tuyên truyền khua chiêng, gõ mõ, chính phủ CSVN mở một đợt tuyên truyền lớn, phát động toàn dân ủng hộ công tác phòng, chống dịch COVID-19. Thực tế không nghe số tiền vận động thu được trong quần chúng, sẽ được dùng vào việc gì trực tiếp và thiết thực, mà chỉ nghe nói chung chung.

Trong lễ phát động toàn dân ủng hộ phòng, chống nạn dịch COVID-19 ở Hà Nội, chúng ta thấy nhiều nhân vật chính quyền lên sân khấu bỏ một phong bì vào thùng lạc quyên, không biết là bao nhiêu, nhưng đây là một màn kịch rẻ tiền diễn dở, và được diễn đi diễn lại nhiều lần trong quá khứ.

Cũng cơ hội này chính phủ lại dở trò ăn xin, đến cả giới khố rách áo ôm. Bây giờ không phải là lúc nghèo đói như thời gian “chống Mỹ cứu nước” nữa, mà đã tới giai đoạn bơ sữa, nhà biệt thự, biệt điện, xe đời mới, con du học, vợ đi Nam Hàn sửa sắc đẹp. Chưa thấy ai trong đảng, nhà nước hy sinh chút tài sản cá nhân để đóng góp, mà chỉ thấy đảng huy động toàn dân, kiếm từng kg gạo, vài triệu bạc trong cái chiến dịch rầm rộ “chung sức, đồng lòng chống dịch COVID-19.”

Trong tình thế này mà còn lợi dụng sự khờ dại, nông cạn của quần chúng, đi thu góp:

– Cụ bà 98 tuổi mang 1 kg gạo, 50 quả trứng tới ủng hộ chống dịch COVID-19.

– Năm cụ bà neo đơn gom hết tiền “hậu sự” ủng hộ chống dịch, chống hạn.

– Cụ bà ủng hộ 50.000 đồng từ tiền bán gà để chống COVID-19.

– Học sinh 11 tuổi vùng sâu “nuôi” heo đất để ủng hộ chống dịch COVID-19.

– Xúc động nữ sinh lớp 7 “mổ heo,” viết thư ủng hộ chống dịch COVID-19.

Trên đây toàn là những nhân vật xấu số trong xã hội này, những người chắc chắn chết không có hòm chôn, đi học thì chân trần, không có cầu, phải lội qua sông, nhưng có thể được chính quyền tuyên dương, tặng cho cái hình “bác Hồ” về treo lên vách, ngắm cho đỡ đói.

Chúng ta đã nghe món tiền $2,6 tỷ (62 ngàn tỷ đồng) của CSVN dự định đem giúp 20 triệu người lỡ vận trong giai đoạn này thì ưu tiên cho những “gia đình có công với cách mạng,” trong khi đó cơ quan tuyên truyền đem toàn những “bà mẹ anh hùng,” “nữ biệt động Sài Gòn…” ra để vinh danh… Ngoài chuyện này ra, còn chuyện gì cần đem khoe nữa, hỡi đảng?

Ngày xưa “nữ anh hùng” Út Tịch, có câu nói được ca ngợi, là “còn cái lai quần cũng đánh,” bây giờ là thời giàu sang tột đỉnh, thì “còn cái lai quần của dân cũng vét!”

Huy Phương

Nguồn: Người Việt

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi họp báo sau lễ bế mạc đại hội 13 của ĐCSVN tại Hà Nội ngày 1/2/2021. Ảnh: Manan Vatsyayana/ AFP

Ông Trọng để lại ĐCSVN ở thế chín muồi cho sự cai trị độc tài

Lãnh đạo đảng từ năm 2011, ông Trọng đã cố gắng làm sống lại một thế chế, đang sa lầy trong các cuộc tranh đoạt cá nhân, tìm kiếm lợi ích và tiến thân trong giai đoạn đầu những năm 2010.

Tham nhũng tràn lan đến mức công chúng không còn ‘tâm phục, khẩu phục.” Tư tưởng và đạo đức đã đã không còn được xem trọng. Các phong trào dân chủ đe dọa sự độc quyền về quyền lực của đảng. Khu vực tư nhân không chỉ giàu có mà còn mong muốn có nhiều quyền lực chính trị hơn.

Nhưng cái thể chế mà ông Trọng nỗ lực chữa trị đã được để lại với hiện trạng như thế nào?

Ảnh minh họa - Công nhân làm việc tại Xí nghiệp may Hà Quảng, Quảng Bình (trang mạng Nhiếp ảnh và Đời sống)

Reuters: Mỹ hoãn quyết định nhạy cảm về ‘nền kinh tế thị trường’ của Việt Nam đến tháng 8

Bộ Thương mại Mỹ cho biết hôm thứ Tư rằng họ đã trì hoãn một quyết định khó khăn về việc có nên nâng cấp tình trạng kinh tế thị trường của Việt Nam thêm khoảng một tuần cho đến đầu tháng 8, với lý do “lỗi phần mềm CrowdStrike.”

Một quyết định về việc nâng cấp mà Hà Nội đã tìm kiếm từ lâu đã đến hạn vào thứ Sáu 26/7. Việc nâng cấp này bị các nhà sản xuất thép Mỹ, tôm vùng Vịnh và nông dân mật ong phản đối, nhưng được hỗ trợ bởi các nhà bán lẻ và một số nhóm kinh doanh khác.

Việc nâng cấp trên sẽ làm giảm các khoản thuế chống bán phá giá đối với [hàng] nhập khẩu Việt Nam do tình trạng hiện tại của Việt Nam đang được Mỹ coi là nền kinh tế phi thị trường.

Chủ tịch nước Tô Lâm đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hà Nội ngày 20/6/2024. Ảnh: Reuters

Sau quốc tang là điều gì cho Tô Lâm?

Là một quốc gia ảnh hưởng của Nho giáo, vấn đề tang chế của bậc đế vương luôn thu hút sự quan tâm của “bàn dân thiên hạ.” Việc ai chủ trì lễ tang, ai đọc điếu văn sẽ là một dấu hiệu cực kỳ quan trọng chuyển tải thông điệp về việc người kế nhiệm.

Câu chuyện phe phái tranh giành quyền lực đã được bàn tán nhiều năm, lại tiếp tục được hâm nóng ngay từ bây giờ, khi người quan trọng nhất đang nằm trong nhà tang lễ và các thủ tục cho chuẩn bị một lễ quốc tang đang được tiến hành.

Trong những ngày này, người dân dán mắt vào từng động thái xoay quanh đám tang để “dò đoán” thái độ của từng nhân vật cấp cao.

Tô Lâm sẽ lên tổng bí thư?

Theo quy định thì ông Tô Lâm đương nhiên sẽ là trưởng ban lễ tang, thế nhưng điều đáng lưu ý là trưởng ban tổ chức lễ tang lại là ông Lương Cường – Thường trực Ban Bí thư.

Đây là một chỉ dấu cho thấy phe quân đội đang tìm cách cân bằng lại tương quan quyền lực đối với ông Tô Lâm. Và như thế, cuộc quyết đấu quyền lực giữa phe quân đội và phe công an đang bắt đầu. Phe nào giành ưu thế hay là sẽ thoả hiệp thì chúng ta phải tiếp tục chờ đợi ở Hội nghị Trung ương 10 sắp tới.