Công an: Chọn đối đầu hay đối thoại với dân

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tính từ ngày 6 tháng 4, 2016 đến nay đã tròn một năm kể từ ngày Công ty Formosa Hà Tĩnh xã thải chất độc hại tàn phá môi trường biển Việt Nam. Nhưng cho tới nay nhà cầm quyền CSVN vẫn không thừa nhận đó là một thảm họa của đất nước mà chỉ là “sự cố” môi trường và nay đã… được khắc phục tự nhiên.

Trong khi đó hàng trăm ngàn ngư dân Miền Trung là những người trực tiếp gánh chịu nhiều thiệt hại nhất nên không có gì lạ khi họ phải gồng mình trong mưa nắng đi đòi công lý và quyền sống cho con cháu mình. Những cuộc tuần hành hàng ngàn người trong thời gian qua thể hiện quyết tâm không gì lay chuyển nổi nguyện vọng bảo vệ quyền lợi chính đáng của chính mình và chấm dứt sự hiện diện của công ty Formosa. Họ phải đối đầu với một lực lượng công an, an ninh hung bạo chưa từng thấy và dù tranh đấu ôn hòa họ vẫn phải chịu đổ máu dưới những ngón đòn dùi cui, roi điện.

Mới đây nhất, vào ngày 3 tháng 4, hàng trăm người dân đã mang theo lưới và dụng cụ đánh cá kéo ra tổ chức một cuộc biểu tình chặn Quốc lộ 1 giữa phường Kỳ Phương và xã Kỳ Nam thuộc thị xã Kỳ Anh. Mục đích duy nhất của ngư dân là đòi hỏi được bồi thường thỏa đáng và chính quyền phải chấm dứt thái độ lập lờ cũng như đòi công ty Formosa phải chấm dứt hoạt động đầu độc môi trường. Cùng ngày, hàng ngàn người dân 2 xã Thạch Kim và Thạch Bằng đã tràn vào trụ sở Ủy ban nhân dân huyện Lộc Hà. Cuộc tuần hành nổ ra khi công an xã đánh đập và nổ súng vào dân đêm hôm trước.

Hai cuộc biểu tình ấy thực sự đã làm cho lực lượng an ninh vất vả đối phó khi khả năng người biểu tình có thể tràn chiếm một ủy ban huyện diễn ra suốt nhiều giờ, đặt chính quyền huyện Lộc Hà trong thế bị động. Trong thế bị động này, thay vì đưa ra những chính sách đối thoại mềm dẻo với dân chúng, bộ máy an ninh đã tung ra những đối sách mang tính thách đố người dân.

JPEG - 89.3 kb
Hai cuộc biểu tình diễn ra hôm 3/4/2017 đã đặt chính quyền địa phương vào thế bị động.

Thứ nhất là vào ngày 10 tháng 4, Bộ trưởng công an Tô Lâm, tung ra chỉ thị cấp tốc chỉ đạo Công an các địa phương từ nay phải tích cực hơn nữa trong việc “phòng ngừa, phát hiện và ngăn chặn” những sự kiện tương tự.

Thứ hai là ngày 12 tháng 4, Thượng tá Trần Hải Trung, thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra – Công an Hà Tĩnh, tung ra quyết định mang số 18/CSĐT-PC44, khởi tố vụ án hình sự “Gây rối trật tự công cộng và bắt giữ người trái pháp luật” xảy ra tại xã Thạch Bằng, huyện Lộc Hà vào ngày 3 tháng 4.

Cả hai quyết định của ông Tô Lâm mang tính trung ương và ông Trần Hải Trung mang tính địa phương đều có chung một tham vọng là “sẵn sàng đối đầu và triệt hạ” những phản ứng bất bình của người dân như từ trước đến nay, chứ không chấp nhận đối thoại như Chủ tịch ủy ban nhân dân Huyện Lộc Hà đã tuyên bố khi đối chất trước 2 ngàn người dân hôm mồng 3 tháng 4.

Cả hai quyết định nói trên cho thấy là lực lượng công an CSVN đã không học được gì từ những phản ứng bất mãn rất chính đáng của người dân suốt một năm qua về vụ Formosa mà họ chỉ đơn thuần coi đó là “phản động” vì không chịu nghe lời đảng và nhà nước.

Rõ ràng là qua cuộc biểu tình chặn Quốc lộ 1 giữa phường Kỳ Phương và xã Kỳ Nam thuộc thị xã Kỳ Anh và hơn 2 ngàn dân chúng xã Thạch Kim và Thạch Bằng tràn vào trụ sở huyện Lộc Hà đã vượt quá giới hạn chịu đựng của người dân về những hứa hẹn đền bù, kể cả những tuyên bố “biển đã sạch” của nhà cầm quyền CSVN.

Nói cách khác, bộ máy công an nói riêng và tập thể lãnh đạo các cấp của đảng CSVN vẫn còn ngủ mơ để tin rằng bạo lực sẽ đè bẹp mọi phản ứng chống đối của người dân. Họ không học gì bài học Đông Âu, Bắc Phi và mới đây nhất là tại Venezula, vẫn tiếp tục sống trong não trạng “đảng là thần thánh và nhân dân chỉ là những con thiu thân” trong thời đại mạng xã hội.

Qua hai biến cố nói trên, những ai chờ đợi sự “biết điều” để đối thoại với dân của lãnh đạo CSVN nên suy nghĩ lại: Chỉ có sự đoàn kết và số đông của tập thể mới làm cho chế độ độc tài rúng động.

Chính số đông không chỉ nói lên sự đoàn kết và đồng lòng của các nạn nhân mà còn là vũ khí sắc bén khuất phục kẻ thù phải từ bỏ mọi thủ đoạn chống đỡ, chấp nhận đối thoại với người dân.

Bài học hiện đang xảy ra sau biến cố Lộc Hà, tuy không liên hệ gì đến thảm họa Formosa nhưng cho thấy là sự đồng tâm phản kháng quyết liệt của bà con nông dân xã Đồng Tâm, Huyện Mỹ Đức, Hà Nội khi thấy rõ sự tráo trở của chính quyền trong việc đền bù.

Việc bắt giữ gần 40 công an để buộc chính quyền thành phố Hà Nội phải trả tự do cho 15 công dân xã Đồng Tâm bị công an bắt cóc hôm 15 tháng 4, đã cho thấy sức mạnh của số đông.

JPEG - 97.7 kb
Hình ảnh cảnh sát cơ động bị người dân Đồng Tâm bắt giữ. Ảnh: Facebook

Nói tóm lại, qua hơn 1 năm biến động của thảm họa Formosa, lãnh đạo đảng CSVN vẫn không thay đổi bản chất tráo trở vì họ nghĩ rằng bộ máy công an dư khả năng trấn áp. Nhưng biến cố Lộc Hà và gần đây nhất là vụ Đồng Tâm cho chúng ta tin rằng chính sự đoàn kết và số đông đã và đang buộc lãnh đạo CSVN phải chọn giữa đối đầu hay đối thoại để sớm chấm dứt những thảm kịch của đất nước đã kéo dài quá lâu.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tuyến cáp quang biển nối kết Internet Việt Nam với thế giới. Ảnh: Internet

Đáng lo

Tôi có một người bạn thường về làm ăn ở Việt Nam. Anh nói một trong những vấn đề đáng lo nhất ở Việt Nam là các cán bộ, nếu không muốn nói là, tất cả các cán bộ, đều không tha thiết làm việc gì cả nếu chúng không có lợi cho bản thân họ. Lợi ích cho quốc gia? Mặc kệ! Mỗi người chỉ biết lo, trước hết, cho lợi ích của chính họ.

Văn Bút Mỹ (Pen America) kêu gọi TT Biden nêu vấn đề tự do biểu đạt khi gặp gỡ Tô Lâm. Ảnh: Getty Images

Văn Bút Mỹ kêu gọi TT Biden nêu vấn đề tự do biểu đạt với Tô Lâm

“Chúng tôi cũng kêu gọi Tổng thống Biden và chính phủ Hoa Kỳ đưa vấn đề nhân quyền vào trọng tâm của quan hệ ngoại giao với Việt Nam và vận động trả tự do cho những người vẫn đang bị giam giữ bất công,” bà Anh-Thu Vo, Giám đốc nghiên cứu và vận động của PEN America, đưa ra kiến nghị.

Người Việt Nam biểu tình phản đối TBT - Chủ tịch nước Tô Lâm trước trụ sở LHQ ở New York hôm 22/9/2024. Nguồn: RFA/ Facebook Việt Tân

Tổ chức phi chính phủ gửi thư ngỏ đề nghị Mỹ và các nước phương Tây cấm vận TBT Tô Lâm

Các nhóm tham gia bức thư ngỏ bao gồm Việt Tân, Hội Anh Em Dân Chủ, ACAT tại Bỉ, Pháp và Đức đã liệt kê trong bức thư năm điểm đáng chú ý về vấn đề vi phạm nhân quyền mà ông cựu Bộ trưởng Công an Tô Lâm đã thực hiện bao gồm: Bắt cóc quốc tế, sử dụng bạo lực với dân, đàn áp những người bảo vệ nhân quyền và các nhà hoạt động xã hội, bắt các nhà hoạt động phải sống lưu vong, kẻ thù của Internet.

Các nhà hoạt động môi trường bị bắt khi đang cố gắng bảo vệ chuyên ngành của mình (Trong số đó, có người đã ra tù). Ảnh: Dự án 88

Khi chủ tịch nước Việt Nam thăm Liên Hiệp Quốc, việc “cân bằng lượng khí thải carbon” biến mất ở nhà

Dù cuộc gặp giữa Biden và (Tô) Lâm có thuận lợi đến đâu theo quan điểm của công chúng Việt Nam, Lâm nhiều nhất cũng chỉ giành được một cái bắt tay với Biden khi cả hai đều ở New York để tham dự “Hội nghị Thượng đỉnh về Tương lai” (Summit of the Future) của Liên Hiệp Quốc trong tuần này.