Công an lại ngụy biện vụ bắt giữ các nhà yêu nước

Các nhà hoạt động bất đồng chính kiến (từ trái): Phạm Thành, Nguyễn Tường Thụy, Phạm Chí Dũng và Trần Đức Thạch đang bị nhà cầm quyền CSVN giam giữ, tháng 5/2020. Ảnh: Youtube Việt Tân edited
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Cứ mỗi lần bị lên án trong những vụ bắt bớ các nhà hoạt động bất đồng chính kiến, luận điệu mà công an CSVN rêu rao để tự bào chữa bao giờ cũng là “ở Việt Nam không có tù nhân lương tâm mà chỉ có những người vi phạm pháp luật.”

Câu nói trên cho thấy là luận điệu nguỵ biện, đổi trắng thay đen, dùng sự xảo trá để khoả lấp cho hành động đàn áp người dân của chế độ độc tài. Phát biểu này còn cho thấy cán bộ CSVN mắc chung một chứng bệnh khó trị là não trạng bị xơ cứng, không còn biết đúng sai, phải quấy trước mọi vấn đề. Chứng xơ não ấy khiến những gì được chế độ coi là khác với họ, tất cả đều được liệt chung vào thành phần phản động và thù địch.

Chính vì cái nhìn lệch lạc như vậy nên đảng phải liên tục đối mặt với cao trào đấu tranh của người dân ngày càng lan rộng trong nhiều thập niên qua. Không chỉ sau năm 1975 với nhiều cuộc đấu tranh chống Trung Cộng bảo vệ  biển đảo, chống cướp đất cướp nhà, mà ngay từ sau khi cướp được chính quyền ở Miền Bắc cũng không khác gì. Cuộc nổi dậy của nông dân  Quỳnh Lưu, Nghệ An năm 1956 chống chính sách cai trị khắc nghiệt của cường hào ác bá mới là một điển hình vang dội.

Người ta còn nhớ trước đây vào tháng Bảy, 2012, nhà báo Phạm Chí Dũng đã bị bắt giam 6 tháng với tội danh “lật đổ chính quyền” và “tuyên truyền chống nhà nước” theo hai điều 79 và 88. Đến tháng Mười Một, 2019, công an đã lại bắt ông Phạm Chí Dũng, Chủ Tịch Hội Nhà Báo Độc Lập lần thứ hai theo Điều 117 Bộ Luật Hình Sự  sửa đổi. Sự kiện bắt bớ này không ngoài lý do CSVN lo sợ ngòi bút của Phạm Chí Dũng phanh phui vấn đề nhân sự của đảng khi chuẩn bị đại hội 13, là dịp để cán bộ chạy chức, chạy quyền, chạy ghế, cũng như đấu đá nhau kịch liệt.

Đến tháng Tư và tháng Năm năm nay, chúng bắt nhà thơ Trần Đức Thạch, nhà văn Phạm Thành và nhà báo Nguyễn Tường Thuỵ, người thay Phạm Chí Dũng điều hành ở Hội Nhà Báo Độc Lập. Đây không chỉ là những nhà trí thức yêu nước dùng ngòi bút đấu tranh ôn hoà, mà họ còn là những cựu chiến binh, cựu đảng viên.

Tại sao công an không nhìn thấy điều này: Tất cả 4 người này từng là cựu đảng viên nhưng họ đã từ bỏ đảng cộng sản và can đảm đứng lên vạch trần những sai trái của chế độ, nói lên tiếng nói của người dân. Dù chỉ là thiểu số, nhưng họ sớm thấy được những gì chế độ làm đã mang lại vô vàn tai hoạ cho dân tộc.

Cho dù trong thời gian gần đây, Việt Nam được đánh giá là thành công hơn so với nhiều nước khác trong việc ngăn chặn coronavirus, nhưng sự kiện công an bắt bớ tràn lan những người không cùng chính kiến với đảng Cộng Sản Việt Nam vừa qua không làm thay đổi bản chất độc quyền tư tưởng của người cầm quyền.

Hội Nhà Báo Độc Lập của ông Phạm Chí Dũng, hay Hội Anh Em Dân Chủ của Luật Ssư Nguyễn Văn Đài và những hội dân sự khác đang tồn tại chỉ là những tổ chức quần chúng, hoạt động trong chiều hướng những hội xã hội dân sự ôn hoà.

Tiếng nói của họ là cầu nối thiết yếu giữa cộng đồng và chính quyền, góp phần xây dựng đất nước. Họ không phài là tổ chức chính trị, không trang bị vũ khí để gọi là “lật đổ chính quyền” một cách khôi hài như công an gán ghép. Vũ khí của họ nếu có chỉ là ngòi bút và ý kiến phản biện mà bất cứ nhà cầm quyền nào, dân chủ hay độc tài, đều phải lắng nghe nếu muốn xây dựng và phát triển đất nước.

Việc cố tình gán ghép cho phong trào xã hội dân sự một ý nghĩa chính trị thù địch nào đó là một sai lầm tệ hại, làm tê liệt và triệt hạ ý chí đề kháng của dân tộc Việt Nam trước hiểm hoạ xâm lăng của Trung Cộng.

Nếu những nhà hoạt động vừa bị bắt nêu trên sống theo kiểu mũ ni che tai, quay lưng trước nỗi đau của bà con dân oan, các tử tù oan ức, những gia đình bị bất công, bị đè nén trước cường quyền thì chắc chắn họ đã có một đời sống vật chất khá hơn.

Mặt khác, nếu họ tiếp tục đứng trong hàng ngũ đảng, tuyệt đối phục tùng mọi mệnh lệnh, họ còn có thể leo lên những vị trí không thua hàng cán bộ cao cấp khác. Nhưng họ đã dám vứt bỏ tất cả, dám đấu tranh và chấp nhận tù tội. Chính vì vậy, nhà văn Phạm Thành đã bình tĩnh nhắn lại khi bị bắt: “Tôi không sao đâu, mong mọi người trong phong trào vững tâm tiếp bước. Đừng lo lắng cho tôi.” Vậy họ không yêu đất nước, yêu đồng bào thì là gì?

Trong thời đại nhiễu nhương, chết chóc và đầy dẫy bất công do đảng CSVN gây ra cho dân tộc suốt nhiều thập niên, họ chính là những người dũng cảm. Họ là những người mà dân tộc Việt Nam ca ngợi và biết ơn, nêu lên một tấm gương sáng chói cho sự xả thân. Vì họ đã dám hy sinh hạnh phúc cá nhân và gia đình để đi tìm mùa xuân tự do, dân chủ cho dân tộc.

Vì thế, cho dù công an cố tình bôi tro, trát trấu và vu cáo các nhà yêu nước như Phạm Chí Dũng, Phạm Thành, Trần Đức Thạch và Nguyễn Tường Thuỵ cũng chỉ làm sáng thêm ý chí của những con người dám hiên ngang đối đầu với bạo lực mà thôi.

Phạm Nhật Bình

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi họp báo sau lễ bế mạc đại hội 13 của ĐCSVN tại Hà Nội ngày 1/2/2021. Ảnh: Manan Vatsyayana/ AFP

Ông Trọng để lại ĐCSVN ở thế chín muồi cho sự cai trị độc tài

Lãnh đạo đảng từ năm 2011, ông Trọng đã cố gắng làm sống lại một thế chế, đang sa lầy trong các cuộc tranh đoạt cá nhân, tìm kiếm lợi ích và tiến thân trong giai đoạn đầu những năm 2010.

Tham nhũng tràn lan đến mức công chúng không còn ‘tâm phục, khẩu phục.” Tư tưởng và đạo đức đã đã không còn được xem trọng. Các phong trào dân chủ đe dọa sự độc quyền về quyền lực của đảng. Khu vực tư nhân không chỉ giàu có mà còn mong muốn có nhiều quyền lực chính trị hơn.

Nhưng cái thể chế mà ông Trọng nỗ lực chữa trị đã được để lại với hiện trạng như thế nào?

Ảnh minh họa - Công nhân làm việc tại Xí nghiệp may Hà Quảng, Quảng Bình (trang mạng Nhiếp ảnh và Đời sống)

Reuters: Mỹ hoãn quyết định nhạy cảm về ‘nền kinh tế thị trường’ của Việt Nam đến tháng 8

Bộ Thương mại Mỹ cho biết hôm thứ Tư rằng họ đã trì hoãn một quyết định khó khăn về việc có nên nâng cấp tình trạng kinh tế thị trường của Việt Nam thêm khoảng một tuần cho đến đầu tháng 8, với lý do “lỗi phần mềm CrowdStrike.”

Một quyết định về việc nâng cấp mà Hà Nội đã tìm kiếm từ lâu đã đến hạn vào thứ Sáu 26/7. Việc nâng cấp này bị các nhà sản xuất thép Mỹ, tôm vùng Vịnh và nông dân mật ong phản đối, nhưng được hỗ trợ bởi các nhà bán lẻ và một số nhóm kinh doanh khác.

Việc nâng cấp trên sẽ làm giảm các khoản thuế chống bán phá giá đối với [hàng] nhập khẩu Việt Nam do tình trạng hiện tại của Việt Nam đang được Mỹ coi là nền kinh tế phi thị trường.

Chủ tịch nước Tô Lâm đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hà Nội ngày 20/6/2024. Ảnh: Reuters

Sau quốc tang là điều gì cho Tô Lâm?

Là một quốc gia ảnh hưởng của Nho giáo, vấn đề tang chế của bậc đế vương luôn thu hút sự quan tâm của “bàn dân thiên hạ.” Việc ai chủ trì lễ tang, ai đọc điếu văn sẽ là một dấu hiệu cực kỳ quan trọng chuyển tải thông điệp về việc người kế nhiệm.

Câu chuyện phe phái tranh giành quyền lực đã được bàn tán nhiều năm, lại tiếp tục được hâm nóng ngay từ bây giờ, khi người quan trọng nhất đang nằm trong nhà tang lễ và các thủ tục cho chuẩn bị một lễ quốc tang đang được tiến hành.

Trong những ngày này, người dân dán mắt vào từng động thái xoay quanh đám tang để “dò đoán” thái độ của từng nhân vật cấp cao.

Tô Lâm sẽ lên tổng bí thư?

Theo quy định thì ông Tô Lâm đương nhiên sẽ là trưởng ban lễ tang, thế nhưng điều đáng lưu ý là trưởng ban tổ chức lễ tang lại là ông Lương Cường – Thường trực Ban Bí thư.

Đây là một chỉ dấu cho thấy phe quân đội đang tìm cách cân bằng lại tương quan quyền lực đối với ông Tô Lâm. Và như thế, cuộc quyết đấu quyền lực giữa phe quân đội và phe công an đang bắt đầu. Phe nào giành ưu thế hay là sẽ thoả hiệp thì chúng ta phải tiếp tục chờ đợi ở Hội nghị Trung ương 10 sắp tới.