Công an VN bác tin đồn ‘cấm xuất cảnh’ tỷ phú Vượng, xác định 10 người tung tin

Tỷ phú đô-la Phạm Nhật Vượng. Ảnh: Talk Vietnam
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Một đại diện Bộ Công an Việt Nam cho hay hôm 11/7 rằng bộ này xác định được ít nhất có 10 người tung tin thất thiệt là tỷ phú đình đám Phạm Nhật Vượng bị cấm xuất cảnh và những người này sẽ bị nhà chức trách xử lý.

Nhiều báo quốc doanh, trong đó có Tuổi Trẻ, Thanh Niên và Pháp Luật Thành Phố Hồ Chí Minh, dẫn lời người phát ngôn Bộ Công an, Trung tướng Tô Ân Xô, cho biết một trong số 10 người tung tin đồn có tên là Tô Vĩ Hoàn, 38 tuổi, ở Hà Nội. Những người còn lại sống ở 7 tỉnh, thành khác, nhưng bộ chưa đưa ra danh tính của 9 người đó.

Theo tướng Xô, Hoàn và 9 người bị cáo buộc đã tung tin thất thiệt liên quan đến Tập đoàn Vingroup, trong đó có tin đồn rằng chủ của tập đoàn là tỷ phú Phạm Nhật Vượng bị cấm xuất cảnh. Hành vi của họ “ảnh hưởng đến uy tín, quyền lợi, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, tác động xấu đến thị trường chứng khoán”, các bản tin dẫn lời ông Xô cho hay.

Vingroup, tập đoàn được xem là lớn nhất của người Việt ở Việt Nam, có tổng tài sản lên đến hơn 427 nghìn tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt trên 159 nghìn tỷ đồng. Tập đoàn có mảng kinh doanh chính là bất động sản báo lỗ hơn 7.500 tỷ đồng trong năm 2021 với lý do phải chi nhiều khoản ngoài kế hoạch vì dịch COVID-19, cũng như vì đóng cửa hoạt động chế tạo ô tô chạy xăng.

Tính đến tháng 4 năm nay, chủ của tập đoàn, ông Phạm Nhật Vượng, tiếp tục duy trì vị thế người giàu nhất Việt Nam trong nhiều năm, với khối tài sản của riêng ông đạt 6,2 tỷ đô la, mặc dù tài sản của ông bị sụt giảm đáng kể so với mức 7,4 tỷ đô la mà ông có vào cuối năm 2021. Với số tiền đó, ông Vượng đứng thứ 411 trong số các tỷ phú hàng đầu thế giới, theo bảng xếp hạng của tạp chí Forbes, Mỹ.

Tin đồn ông Vượng bị cấm xuất cảnh đã lan truyền trên mạng xã hội trong những ngày cuối tuần, theo quan sát của VOA. Vào ngày đầu tuần, 11/7, giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam ghi nhận các mã cổ phiếu chủ chốt thuộc tập đoàn Vingroup sụt giảm từ gần 2,5% đến hơn 5% vì tin đồn, nhưng sau đó đã phục hồi khi công an bác tin đồn. Mặc dù vậy, vào cuối phiên giao dịch, các mã cổ phiếu của Vingroup vẫn mất giá từ xấp xỉ 1% đến hơn 3%.

Theo tìm hiểu của VOA, trong một cuộc giao lưu giữa tỷ phú Vượng với tập đoàn viễn thông hùng mạnh Viettel thuộc quân đội Việt Nam hồi tháng 7/2016, khi được cử tọa hỏi về nỗi sợ lớn nhất về tương lai kinh doanh, ông Vượng trả lời rằng: “Chúng ta làm ở Việt Nam vô cùng nhiều nỗi sợ hãi, vô cùng nhiều khó khăn, không thể kể hết được … đột nhiên có ai đấy khó ở cũng chết. Những nỗi sợ hãi vô hình ấy nó là thường xuyên, mà chúng ta phải cố gắng củng cố cả về câu chuyện pháp lý, cả về câu chuyện xã hội, v.v… để làm sao giảm thiểu thôi”.

Vẫn trong câu trả lời, tỷ phú Vượng nói tiếp rằng: “Nỗi sợ hãi lớn nhất, đúng, là bây giờ Vingroup là doanh nghiệp tư nhân rất lớn, trong con mắt nhiều người. Thế thì như vậy là ‘ơ thế chẳng hóa là bọn này ăn cắp ăn trộm được hay sao’. Họ đâu cần quan tâm đấy là công sức, đấy là trí tuệ, đấy là cả một nỗ lực vô cùng lớn của cả một hệ thống”. Sau đó, ông Vượng đưa ra các ví dụ minh họa về những khó khăn mà ông và tập đoàn phải giải quyết trong quá trình kinh doanh, trong đó có những dự án “mua xong, vứt đi, mất hàng trăm, thậm chí hàng nghìn tỷ”.

Kết thúc câu trả lời, ông nói: “Tôi tin rằng là với cái tâm của mình như thế, rồi những việc mình làm cho xã hội, thì chắc chắn mình có sự ủng hộ rất lớn trong xã hội, và không phải một vị nào đó khó ở thì làm gì được mình”.

Việc xuất hiện tin đồn có lệnh cấm xuất cảnh hoặc lệnh bắt giam các doanh nhân hay quan chức đình đám ở Việt Nam không phải là hiếm trong những năm gần đây, trong bối cảnh chiến dịch chống tham nhũng của đảng cộng sản được đẩy mạnh.

Các tin đồn này thường bị Bộ Công an hoặc một nhà chức trách Việt Nam lên tiếng bác bỏ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy trong một số trường hợp, chỉ ít ngày sau khi tin đồn bị phủ nhận, các cơ quan nhà nước thực sự đã truy tố, bắt giam những nhân vật được nêu tên. Gần đây nhất, đó là trường hợp tỷ phú Trịnh Văn Quyết và những người lãnh đạo tập đoàn Tân Hoàng Minh.

Nguồn: VOA

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa bởi Paul Nelson/RFA.

Thêm một ông phải về: Vương Đình Huệ!

Việc ông Huệ bị phế truất khiến cho con đường trở thành tổng bí thư ĐCSVN của ông Tô Lâm có nhiều cơ hội hơn. Giờ đây chỉ còn hai ứng cử viên khác đủ điều kiện cho chức vụ này, đó là bà Trương Thị Mai và Thủ tướng Phạm Minh Chính. 

… Những gì đã được làm nhằm chính danh hóa/hợp pháp hóa ĐCS lấm bẩn bởi tham nhũng, giờ đây, đã khiến đảng này trở nên mất uy tín hơn trong mắt người dân – những người nhìn thấy vấn nạn tham nhũng đã xảy ra trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao như thế nào.

Sau Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ trong hàng "tứ trụ" đã "xin thôi giữ các chức vụ được phân công và nghỉ công tác.” Ảnh: Nhac Nguyên/ AFP

Còn ai liêm khiết?

Hiện trạng chính trị tại Việt Nam là sự thối rữa từ các cấp. Lũng đoạn và thao túng chính trị luôn hiện diện, bất chấp pháp luật. Các thế lực ngầm tồn tại như loạn Sứ quân. Họ hùng cứ một cõi, cho đàn em tung hoành và quấy nhiễu!

Thông tin bị nhiễu loạn. Đấu đá nội bộ nhằm tranh giành ảnh hưởng trong bộ máy cầm quyền nên mới có chuyện các lãnh đạo chủ chốt trước khi bị trảm nhưng thông tin đã rò rỉ, ngập tràn mạng xã hội, từ trong và ngoài nước.

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.