Công lý đã bị tử hình?

Tử tù Lê Văn Mạnh (ảnh phải) và cảnh người thân của anh than khóc tức tưởi bên nấm mộ mới đắp
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 22 tháng Chín, 2023, nhà cầm quyền Việt Nam đã cho thi hành án tử hình với Lê Văn Mạnh, người đã trải qua 7.000 ngày biệt giam, bị tra tấn, ép cung nhưng vẫn không ngừng kêu oan ở cả 3 cấp xét xử, sau 7 phiên tòa, kể cả giám đốc thẩm nhưng vẫn cương quyết phủ nhận cáo buộc “hiếp dâm, giết người” từ phía cơ quan điều tra.

Luật sư Lê Luân chia sẻ trên trang Facebook cá nhân “Trong quá trình nghiên cứu hồ sơ (vào năm 2015), các luật sư chúng tôi thực sự nhận thấy…các vấn đề được coi là sai sót, vi phạm nghiêm trọng về mặt tố tụng, bao gồm việc chứng minh và việc đánh giá các chứng cứ buộc tội trong vụ án này.” Giống như vụ án của Hồ Duy Hải, Nguyễn Văn Chưởng, vụ án của Lê Văn Mạnh là một trong những vụ án điển hình cho thấy sự tùy tiện, lạm quyền và vô nhân tính của cả hệ thống tư pháp lẫn hành pháp của nhà cầm quyền Việt Nam.

Mặc cho 27 cơ quan đại diện ngoại giao của các nước thành viên EU cùng các cơ quan đại diện ngoại giao của Canada, Na Uy và Vương Quốc Anh hôm 20/9 đưa ra một tuyên bố chung kêu gọi nhà chức trách Việt Nam ngừng thi hành bản án đối với ông Mạnh, án tử hình đã được thực hiện bằng hình thức tiêm thuốc độc. Một kết cục quá mức bi thảm không chỉ riêng đối với Lê Văn Mạnh mà còn cho cả gia đình người tử tù này.

Cha mẹ, anh chị em của Lê Văn Mạnh là những người đã đi kêu oan cho con em của họ suốt 19 năm, lê la khắp các chốn công quyền …từ Thanh Hóa ra đến Hà Nội, màn trời chiếu đất, khổ đau trùng trùng, khánh tận cùng cực, cầu xin mọi sự cứu giúp để tìm kiếm cơ hội sống cho con nhưng vẫn không thể cứu được con. Hình ảnh họ ngã gục bên mộ phần của Lê Văn Mạnh khiến cho bất cứ ai còn lương tri không khỏi đau xót. Cái chết của Mạnh không chỉ là một mạng người mà còn hủy hoại cả một gia đình. Hơn thế nữa, như lời nhận xét của Luật sư Lê Công Định viết trên trang Facebook cá nhân “Công lý đã bị tử hình.”

Có vẻ như để tránh “đêm dài lắm mộng,” tránh những sai lỗi và tội ác hệ thống bị phanh phui có thể ảnh hưởng tới những nhân vật giờ đây đã là quan chức cỡ bự, hệ thống tư pháp Việt Nam quyết định “thanh lý chốt sổ” những vụ án đã kéo dài quá lâu, gây chú ý của xã hội lẫn công luận quốc tế… Bất chấp điều đó để lại những vết nhơ không bao giờ rửa sạch trong hồ sơ nhân quyền và suy giảm nghiêm trọng niềm tin – vốn đã cùng kiệt nơi người dân vào chế độ.

Nhưng đối với giới chức Việt Nam, điều duy nhất chúng quan tâm là lợi quyền và thăng tiến của bản thân chứ không bao giờ tồn tại khái niệm “uy tín chế độ” hay uy tín của đảng. Và việc tước đoạt sinh mạng một vài mạng dân đen hay hơn thế cũng không khiến chúng mảy may chút động lòng. Ở xã hội này, bất kể người dân nào cũng có thể là Lê Văn Mạnh, Hồ Duy Hải, Nguyễn Văn Chưởng…

Đêm qua, khi đọc những tin tức về Mạnh, tay chân tôi run rẩy, nghẹn thở giống y như lần tôi nghe tin về thằng bé Sáu bán rau tôi quen bị công an rượt đuổi, đạp té chết khi mới 18 tuổi hay khi xem những tấm ảnh hiện trường của vụ cháy chung cư ở Hà Nội.

Tôi không biết nhiều về Mạnh cũng như vụ án mà cậu bị kết tội “hiếp dâm, giết người.” Nhưng tôi biết khá nhiều những trường hợp bị án oan, bị bức cung, nhục hình và những thủ đoạn, cách thức tra tấn và hỏi cung trong ngành an ninh. Giá như tôi có thể tin rằng Mạnh thực sự phạm tội như cáo trạng để cho trái tim mình bớt trĩu nặng. Rồi tôi cũng tự an ủi rằng, Mạnh lìa xa cõi đời này có lẽ còn tốt hơn nếu tiếp tục thêm 5 năm, 10 năm trong lao tù. 42 năm ở cõi thế nhưng có đến gần 20 năm Mạnh đã trải qua tất cả những đày đọa thân xác, tinh thần khủng khiếp, ghê tởm nhất ở chốn địa ngục trần gian đó.

Một câu hỏi rất lớn là tại sao trước đề nghị của 27 cơ quan ngoại giao đại diện các nước EU, Canada, Anh, Na Uy và ngay cả mới đây, trong chuyến công du lịch sử tới Việt Nam, Tổng thống Joe Biden cũng nhắc đến vấn đề nhân quyền với Hà Nội nhưng giới chức Việt Nam vẫn quyết định tử hình Lê Văn Mạnh ở thời điểm này?

Trước đó, ngày 15 tháng Chín, công an Việt Nam đã bắt giam bà Ngô Thị Tố Nhiên, Giám đốc điều hành Tổ chức Sáng kiến về chuyển đổi năng lượng Việt Nam (VIETSE)  …loạt động thái này rõ ràng sẽ gây ra bất lợi rất lớn cho Việt Nam trên trường quốc tế trong bối cảnh hiện nay.

XEM THÊM:

Với việc tử hình Lê Văn Mạnh, Hà Nội hoặc thế lực đang khuynh loát hệ thống công an trị đã gửi một thông điệp máu đến các quốc gia Tây Phương đang chìa bàn tay hữu hảo ra với Việt Nam. Dù có thể vì những lợi ích và chiến lược xoay trục Châu Á mà các chính trị gia có thể chấp nhận những khác biệt về hệ thống chính trị, giảm bớt yêu cầu tuân thủ các giá trị phổ quát về nhân quyền.

Tuy nhiên, trước việc thi hành án tử hình với những bản án đầy oan khuất như Lê Văn Mạnh (có thể sẽ tiếp tục với Hồ Duy Hải, Nguyễn Văn Chưởng) thì công luận quốc tế sẽ không để yên cho chính phủ các nước ủng hộ một thể chế độc tài phi nhân tính, coi sinh mệnh như cỏ rác và tự do của người dân làm món hàng trao đổi như nhà cầm quyền CSVN.

Sau vụ cháy chung cư thảm khốc lấy đi 56 sinh mạng ở Hà Nội thì cái chết của Lê Văn Mạnh là sự kiện bi thương tiếp nối. Chúng ta chỉ có thể cầu nguyện cho những linh hồn khổ đau ấy được đến một thế giới khác tốt đẹp hơn. Rồi sao nữa? Để chờ đợi đến lượt chính chúng ta hoặc con em chúng ta trở thành những nạn nhân thê thảm của một xã hội mục nát và băng hoại, nơi mà Công lý đã bị tử hình từ lâu?

Hàng triệu cuộc đời lầm than kêu khóc oan khiên cũng chỉ như tiếng dế kêu, không thể át được những ồn ào, xa hoa, phô trương của dòng đời cuồn cuộn phồn thực và rác rưởi. Và rồi những cái chết tiếp tục chìm trong quên lãng. Tôi muốn nói lời với Luật sư Lê Công Định, rằng Công lý chưa từng tồn tại trên mảnh đất hình chữ S bởi lẽ đất nước này bị cai trị bởi một băng đảng lưu manh. Công lý đã bị chết yểu khi chưa kịp khai sinh ở nơi đây!

Tùng Phong

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Đơn vị Thủy quân lục chiến Mỹ đến căn cứ Darwin của Úc ngày 04/04/2012. Ảnh minh họa: Reuters/ Bộ Quốc phòng Úc

Mỹ củng cố căn cứ miền bắc Úc làm tiền đồn hướng ra Biển Đông

Quân đội Mỹ đang xây dựng cơ sở hạ tầng ở miền bắc nước Úc nhằm giúp họ triển khai lực lượng ở Biển Đông nếu xảy ra khủng hoảng với Trung Quốc. Thông tin được hãng tin Anh Reuters đăng ngày 26/07/2024 sau khi nghiên cứu nhiều tài liệu và phỏng vấn một số quan chức quốc phòng Mỹ và Úc.

Dựa vào kết quả phân tích các văn bản đấu thầu, hãng tin Anh cho biết nhiều công trình được Mỹ âm thầm xây dựng tại hai căn cứ này để hỗ trợ máy bay ném bom B-52, chiến đấu cơ tàng hình F-22, máy bay tiếp nhiên liệu.

TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi họp báo sau lễ bế mạc đại hội 13 của ĐCSVN tại Hà Nội ngày 1/2/2021. Ảnh: Manan Vatsyayana/ AFP

Ông Trọng để lại ĐCSVN ở thế chín muồi cho sự cai trị độc tài

Lãnh đạo đảng từ năm 2011, ông Trọng đã cố gắng làm sống lại một thế chế, đang sa lầy trong các cuộc tranh đoạt cá nhân, tìm kiếm lợi ích và tiến thân trong giai đoạn đầu những năm 2010.

Tham nhũng tràn lan đến mức công chúng không còn ‘tâm phục, khẩu phục.” Tư tưởng và đạo đức đã đã không còn được xem trọng. Các phong trào dân chủ đe dọa sự độc quyền về quyền lực của đảng. Khu vực tư nhân không chỉ giàu có mà còn mong muốn có nhiều quyền lực chính trị hơn.

Nhưng cái thể chế mà ông Trọng nỗ lực chữa trị đã được để lại với hiện trạng như thế nào?

Ảnh minh họa - Công nhân làm việc tại Xí nghiệp may Hà Quảng, Quảng Bình (trang mạng Nhiếp ảnh và Đời sống)

Reuters: Mỹ hoãn quyết định nhạy cảm về ‘nền kinh tế thị trường’ của Việt Nam đến tháng 8

Bộ Thương mại Mỹ cho biết hôm thứ Tư rằng họ đã trì hoãn một quyết định khó khăn về việc có nên nâng cấp tình trạng kinh tế thị trường của Việt Nam thêm khoảng một tuần cho đến đầu tháng 8, với lý do “lỗi phần mềm CrowdStrike.”

Một quyết định về việc nâng cấp mà Hà Nội đã tìm kiếm từ lâu đã đến hạn vào thứ Sáu 26/7. Việc nâng cấp này bị các nhà sản xuất thép Mỹ, tôm vùng Vịnh và nông dân mật ong phản đối, nhưng được hỗ trợ bởi các nhà bán lẻ và một số nhóm kinh doanh khác.

Việc nâng cấp trên sẽ làm giảm các khoản thuế chống bán phá giá đối với [hàng] nhập khẩu Việt Nam do tình trạng hiện tại của Việt Nam đang được Mỹ coi là nền kinh tế phi thị trường.

Chủ tịch nước Tô Lâm đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hà Nội ngày 20/6/2024. Ảnh: Reuters

Sau quốc tang là điều gì cho Tô Lâm?

Là một quốc gia ảnh hưởng của Nho giáo, vấn đề tang chế của bậc đế vương luôn thu hút sự quan tâm của “bàn dân thiên hạ.” Việc ai chủ trì lễ tang, ai đọc điếu văn sẽ là một dấu hiệu cực kỳ quan trọng chuyển tải thông điệp về việc người kế nhiệm.

Câu chuyện phe phái tranh giành quyền lực đã được bàn tán nhiều năm, lại tiếp tục được hâm nóng ngay từ bây giờ, khi người quan trọng nhất đang nằm trong nhà tang lễ và các thủ tục cho chuẩn bị một lễ quốc tang đang được tiến hành.

Trong những ngày này, người dân dán mắt vào từng động thái xoay quanh đám tang để “dò đoán” thái độ của từng nhân vật cấp cao.