Cộng Sản Việt Nam được chọn vào Hội Đồng Nhân Quyền LHQ

Một khóa họp của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc tại Genève, Thụy Sĩ. Ảnh: Reuters/ Denis Balibouse
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tóm lược từ bản tin “Vietnam Wins Seat on UN Human Rights Council,” Sebastian Strangio, Diplomat, 12/10/2022

Vietnam Wins Seat on UN Human Rights Council – The Diplomat

Việc một quốc gia vi phạm nhân quyền như Việt Nam lại có thể giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vào cơ quan này nói lên cấu trúc nhân quyền quốc tế hiện nay có vấn đề.

Trong cuộc bỏ phiếu ngày hôm qua, Việt Nam đã nhận được 145 trong số 189 phiếu bầu, trở thành một trong 14 quốc gia được các thành viên của Đại Hội Đồng LHQ bầu vào nhiệm kỳ ba năm từ 1/1/2023 tới 31/12/2025 trong Hội Đồng Nhân Quyền LHQ (HĐNQLHQ), bất chấp những vi phạm thô bạo và trắng trợn của chế độ đối với các nguyên tắc nhân quyền.

Như Đài Á Châu Tự Do đưa tin, Việt Nam đã có “một nỗ lực tuyên truyền và vận động hành lang mạnh mẽ” để khỏa lấp thành tích vi phạm nhân quyền –  đối xử khắc nghiệt với các nhà bất đồng chính kiến và những người ủng hộ nhân quyền, kể cả các nhà hoạt động xã hội, môi trường và tôn giáo.

Trong vài năm qua, chế độ Cộng Sản Việt Nam (CSVN) đã tiến hành một cuộc đàn áp mạnh mẽ đối với các nhà báo độc lập, các nhà hoạt động chính trị và những người sử dụng mạng xã hội với cáo buộc tội phạm phi lý là “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước” và phát tán nội dung “chống nhà nước” lên mạng. Thậm chí, chế độ mới đây đã buộc tội và bỏ tù những nhà bảo vệ môi trường và bênh vực quyền chính trị với tội danh “trốn thuế.”

Hôm thứ Hai (10/10/2022), bốn  tổ chức  nhân quyền quốc tế nổi tiếng – Ân Xá Quốc Tế(Amnesty International), Article 19, Theo Dõi Nhân Quyền (Human Rights Watch), Ủy Ban Luật Gia Quốc Tế (International Commission of Jurists) – đã đưa ra một tuyên bố chung, kêu gọi: “Việt Nam cần ngay lập tức cam kết thực hiện các bước cụ thể để cải thiện thành tích vi phạm của họ như trả tự do cho các nhà bảo vệ nhân quyền đã bị giam giữ tùy tiện…,” nhưng những kêu gọi thức tỉnh này đối với CSVN ví như nước đổ lá môn.

Ba tổ chức phi chính phủ khác đã cùng nhau đưa ra một báo cáo về vi phạm nhân quyền của 14 quốc gia ứng cử viên, trong đó ghi nhận rằng các quyền con người căn bản ở Việt Nam không được cải thiện và CSVN còn phản đối các nghị quyết hỗ trợ các nạn nhân nhân quyền ở Belarus, Iran, Burundi và Syria.

Một nhóm các tổ chức phi chính phủ khác từ Hoa Kỳ, Châu Âu và Canada, trong đó có đảng Việt Tân – một đảng hoạt động vì dân chủ cho Việt Nam hơn 40 năm qua, đã kêu gọi các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc phản đối cuộc bầu cử của Việt Nam, cùng với Afghanistan, Algeria, Sudan và Venezuela.

Trong số 47 thành viên hiện tại của Hội Đồng Nhân Quyền LHQ cũng có những quốc gia vi phạm nhân quyền khác như Cuba, Eritrea, Venezuela, Sudan, Qatar và Libya, và ngay cả Nga trước khi bị trục xuất vào tháng Tư do cuộc xâm lược của nước nầy đối với Ukraine. Điều này nói lên cấu trúc nhân quyền quốc tế hiện nay có vấn đề.

Truyền thống đạo đức giả lâu đời của Hội Đồng Nhân Quyền LHQ với những thành phần vi phạm ngồi trong hội đồng này để phán xét nhân quyền chắc chắn là một sự phản bội và xúc phạm tới mục tiêu bảo vệ nhân quyền và cần phải thay đổi.

Trần Diệu Chân

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.