Covid, Nga và Trung Quốc: Ba trọng tâm chuyến thăm Châu Âu của TT Mỹ Biden

Tổng Thống Mỹ Joe Biden vẫy tay chào trước khi bước vào chiếc Air Force One hôm 1/6/2021. Ảnh: Mandel Ngan/ AFP
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Kể từ ngày 10/06/2021, Tổng Thống Mỹ Joe Biden công du Châu Âu, trong bối cảnh Washington cần phải làm dịu quan hệ Mỹ-Âu, vốn thường gặp trắc trở dưới thời chính quyền Donald Trump. Bên cạnh đó, trung thành với quan điểm đa phương của ông, Tổng Thống Biden sẽ tìm cách tập hợp các đồng minh trong nhóm G-7, khối NATO và Liên Hiệp Châu Âu, để đối phó với ba thách thức chính: Covid-19, Nga và Trung Quốc.

Theo ghi nhận của hãng tin Anh Reuters, vấn đề nóng bỏng mà cường quốc số một hành tinh phải giải quyết là dịch bệnh Covid-19 đang tàn phá thế giới. Các biến thể mới của virus gây dịch bệnh, số tử vong tăng cao ở một số quốc gia, hồ sơ này sẽ chiếm một ví trị quan trọng trong chương trình nghị sự của các cuộc họp mà ông Biden tham dự từ Thứ Sáu 11/06, cùng với vấn đề biến đổi khí hậu, củng cố chuỗi cung ứng toàn cầu và nhất là bảo đảm sao cho phương Tây tiếp tục duy trì lợi thế công nghệ so với Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Nhu cầu tập hợp đồng minh đã được chính Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Nhà Trắng Jake Sullivan xác nhận với các phóng viên tại cuộc họp báo hôm qua, 07/06: “Về cơ bản, chuyến đi sẽ phát huy các yếu tố nền tảng trong chính sách đối ngoại của Tổng Thống Joe Biden nhằm tập hợp các nền dân chủ trên thế giới để giải quyết những thách thức lớn nhất của thời đại chúng ta.

Các cuộc họp theo phương châm mới – “Nước Mỹ đã trở lại” – sẽ là dịp để Tổng Thống Biden cố thuyết phục các đồng minh, từng bị vỡ mộng trong những năm tháng Donald Trump, vốn đang muốn thấy những hành động rõ ràng và bền vững từ phía Hoa Kỳ.

Vấn đề Nga sẽ chiếm vị trí hàng đầu tại hội nghị thượng đỉnh G-7 ở Cornwall, Anh Quốc, và những ngày sau đó, khi Biden gặp các nhà lãnh đạo châu Âu và các đồng minh NATO tại Bruxelles, trước khi tới Genève để gặp Tổng Thống Vladimir Putin.

Mỹ hiện đang xem xét cách phản ứng mạnh hơn chống lại Nga sau hai vụ việc: Các cuộc tấn công bằng mã độc đòi tiền chuộc gần đây mà tin tặc bị nghi là từ Nga, và việc Putin công khai hỗ trợ Belarus sau khi nước này có hành vi không tặc đối với một chuyến bay của hãng hàng không Châu Âu Ryanair.

Tổng Thư Ký NATO Jens Stoltenberg đã gặp Biden tại Nhà Trắng vào hôm qua và đã xác nhận với các phóng viên sau đó rằng, những thách thức mà các đồng minh sẽ đối đầu tại các hội nghị thượng đỉnh của họ sẽ là Nga và Trung Quốc, bên cạnh những thách thức khác.

Trọng tâm Trung Quốc đã được tổng thư ký NATO nêu bật, khi ông cho rằng một Trung Quốc đang trỗi dậy với đà tăng cường quân sự nhanh chóng đang trở thành vấn đề, vì lẽ “họ (Trung Quốc) không chia sẻ các giá trị của chúng ta (phương Tây).

Ông Stoltenberg giải thích là Mỹ cũng như NATO đều đã thấy “cách họ đàn áp các cuộc biểu tình dân chủ ở Hong Kong, cách họ đối phó với người thiểu số… và cách họ cưỡng chế các nước láng giềng… như Đài Loan.” Đối với lãnh đạo NATO: “Chúng ta cần đứng lên vì trật tự dựa trên luật pháp.

Theo nhận định của nhật báo Mỹ The Washington Post ngày 07/06, một cuộc thăm dò dư luận mới nhất tại Châu Âu đã cho thấy thái độ ủng hộ đáng kể của công luận châu Âu đối với phần lớn chương trình nghị sự đã nêu của Tổng Thống Biden, bao gồm hành động vì khí hậu, đầu tư vào an ninh mạng và lập trường mạnh mẽ hơn chống lại Trung Quốc: 62% người được hỏi muốn chính phủ của họ có quan điểm cứng rắn hơn với Bắc Kinh về nhân quyền.

Trọng Nghĩa

Nguồn: RFI

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Phó Tổng Thống Lại Thanh Đức (William Lai, trái) và bà Tiêu Mỹ Cầm (Hsiao Bi-khim), đại diện Đài Loan tại Mỹ, trong liên danh đại diện đảng DPP đương quyền ứng cử cuộc bầu cử tổng thống đầu năm 2024. Ảnh: Sam Yeh/AFP via Getty Images

Đài Loan bầu tổng thống: Chiến tranh hay hòa bình?

Chỉ một tháng nữa 23,5 triệu dân Đài Loan sẽ đi bỏ phiếu bầu tổng thống và Quốc Hội. Bắc Kinh đe nẹt người Đài Loan sẽ phải chọn “chiến tranh hay hòa bình,” trong khi giới quan sát quốc tế nhận định, cuộc bầu cử này là một bước ngoặt sẽ quyết định tương lai Đài Loan, hoặc sẽ củng cố chủ quyền quý giá của đảo quốc, hoặc sẽ gia tăng xung đột, thậm chí chiến tranh, giữa hai bờ eo biển.

Tàu khu trục Mỹ USS Milius trong cuộc hải hành ở eo biển Đài Loan hôm 16/4/2023. Ảnh: AP

Mỹ và các đồng minh châu Á “sẵn sàng đứng lên” bảo vệ ổn định tại eo biển Đài Loan

Kết thúc cuộc họp ba bên Mỹ – Nhật – Hàn tại Seoul vào sáng nay 09/12/2023, Cố vấn An Ninh Quốc Gia Nhà Trắng của Mỹ, Jake Sullivan khẳng định Washington và các đồng minh sẵn sàng “đứng lên” vì “ổn định hòa bình tại eo biển Đài Loan, vì quyền tự do lưu thông hàng hải tại Biển Đông và Hoa Đông.”

Hội luận trực tuyến chủ đề "75 năm Quốc Tế Nhân Quyền: Góc nhìn khác về hiện tình Việt Nam" lúc 9:30 tối thứ Sáu ngày 8/12/2023

Hội luận trực tuyến “75 năm Quốc Tế Nhân Quyền: Góc nhìn khác về hiện tình Việt Nam”

Hội luận trực tuyến chủ đề “75 năm Quốc Tế Nhân Quyền: Góc nhìn khác về hiện tình Việt Nam” lúc 9:30 tối thứ Sáu ngày 8/12/2023 với sự góp mặt của các diễn giả: Luật sư Nhân quyền Nguyễn Văn Đài, cựu Tù nhân Lương tâm Paulus Lê Sơn và cựu TNLT Nguyễn Viết Dũng do MC Thanh Lan điều hợp.

Không gian Xã hội dân sự và các quyền tự do, dân chủ Việt Nam bị đóng kín, theo kết quả báo cáo khảo sát của liên minh quốc tế CIVICUS tổng kết năm 2023. Ảnh chụp màn hình VOA

Báo cáo: Quyền tự do dân chủ ở Việt Nam ‘bị đóng kín’ trong năm 2023

Không gian dân sự được định nghĩa là “sự tôn trọng luật pháp, chính sách và thực tiễn đối với các quyền tự do lập hội, nhóm họp và biểu đạt ôn hòa cũng như mức độ mà nhà nước bảo vệ các quyền cơ bản này.”

Năm nay Việt Nam chỉ đạt 13/100 điểm, sau cả Cuba 14/100 điểm. Đây là năm thứ 6 liên tiếp Hà Nội bị liệt vào danh sách đen này kể từ lần đầu tiên xếp hạng vào năm 2018.