CSVN “quảng cáo” cho Hội thảo đàn áp tự do ngôn luận

Các nhà bất đồng chính kiến ôn hòa bị CSVN bắt giữ gần đây. Hàng trên, từ trái: Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, Lê Hữu Minh Tuấn; hàng trên, từ trái: Phạm Chí Thành, Trần Đức Thạch, Đinh Thị Thu Thủy. Ảnh: HRW
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 26 tháng Sáu, 2020 vừa qua, trước những hành động bắt bớ, khủng bố trắng trợn của an ninh CSVN nhắm vào những người cầm bút, Đảng Việt Tân đã tổ chức một buổi hội thảo trực tuyến về sự kiện CSVN gia tăng đàn áp tự do ngôn luận trong lúc thế giới đang bận tâm đối phó dịch COVID 19.

Buổi Hội Luận quy tụ các diễn giả quốc tế gồm Bà Maria Arena, Dân Biểu Quốc Hội Âu Châu – Chủ Tịch Tiểu Ban Nhân Quyền; Bà Judy Sgro, Dân Biểu Quốc Hội Canada – Chủ Tịch Uỷ Ban Thường Trực Thương Mại Quốc Tế;  Ông Alan Lowenthal, Dân Biểu Hạ Viện Hoa Kỳ – Đồng Chủ Tịch Ủy Ban Quốc Hội Về Việt Nam và ông Daniel Bastard, Phóng Viên Không Biên Giới – Trưởng Phòng Á Châu Thái Bình Dương.

Các diễn giả thảo luận về ba chủ điểm: 1/ Tình trạng gia tăng đàn áp tự do ngôn luận, tự do báo chí tại Việt Nam; 2/ Tại sao tự do báo chí là quan trọng và cần thiết; 3/ Cộng đồng Quốc Tế có thể làm gì để bảo vệ các nhà báo độc lập và tự do báo chí tại Việt Nam. Những nội dung thảo luận này đã coi như “rọi đèn” thẳng vào tử huyệt của chế độ.

(Xem video ở bên dưới – Có phụ đề Việt ngữ)

Do bị “rọi đèn” bất ngờ, ngay lập tức qua trang mạng canhco.net Ban Tuyên Giáo đã dùng một bài báo ký tên Hải Anh để bào chữa và giải độc cho Bộ Công An.

Được biết canhco.net là kênh điện tử của đám dư luận viên 50 xu, cánh tay nối dài đắc lực của Ban Tuyên Giáo Trung Ương. Chúng thường xuyên bảo vệ đảng bằng những luận điệu hàm hồ, xuyên tạc những nhà hoạt động bất đồng chính kiến là âm mưu chống đảng, xoá bỏ chủ nghĩa Mác-Lê, nền tảng tư tưởng của chế độ.

Sau nhà khi báo tự do Phạm Chí Dũng bị bắt giam cuối tháng Mười Một, 2019, công an đã dùng thủ đoạn bạo lực bắt tiếp cựu bộ đội Trần Đức Thạch, nhà văn Phạm Thành, nhà báo Nguyễn Tường Thuỵ và Lê Hữu Minh Tuấn – thành viên thứ ba của Hội Nhà Báo Độc Lập. Giữa khi mùa dịch Covid-19 vừa có dấu hiệu tạm lắng, đợt bắt bớ này đã tạo sự quan tâm đặc biệt của dư luận trong nước lẫn ngoài nước. Vì nó cho thấy một cách rõ ràng, đây là một hành động tước đoạt quyền tự do ngôn luận, vi phạm nhân quyền trầm trọng của đảng CSVN.

Đặc biệt gần đây, ngày 25 tháng Sáu để bịt miệng những tiếng nói tố cáo vụ giết người cướp đất của chính quyền Hà Nội ở Đồng Tâm, công an Hà Nội đã bắt giam 4 dân oan Dương Nội gồm chị Cấn Thị Thêu và hai con trai Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư và dân oan Nguyễn Thị Tâm. Họ là những nhà hoạt động đã lên tiếng tích cực nhất trong biến cố Đồng Tâm rạng sáng ngày 9 tháng Giêng, 2020.

Hành động này càng làm nổi bật sự dối trá và mâu thuẫn của đảng CSVN. Họ khoe khoang có tự do báo chí triệu lần hơn các nước khác, vì có đến hơn 800 tờ báo và đài phát thanh, đài truyền hình. Vừa qua trong khi đảng cho làm lễ kỷ niệm long trọng ngày Báo chí cách mạng thì người dân gọi thẳng là báo chí lề đảng hay báo chí quốc doanh. Tự do báo chí triệu lần hơn các nước khác nhưng đầu năm 2020, báo cáo của Tổ chức Phóng viên Không Biên Giới xếp Việt Nam vào nhóm 20 nước đội sổ là kẻ thù của tự do báo chí với thứ hạng 176 trên 180 nước.

Với chế độ độc tài toàn trị, những người cộng sản Việt Nam chỉ cần loại truyền thông một chiều nói và viết những gì đảng cho phép nói. Bộ mặt thật của báo chí cách mạng là được quyền nói như con vẹt để ca tụng chính sách, đường lối đảng bất chấp đúng sai, phải trái. Những người cầm bút có lương tâm phát biểu theo ý mình mà không theo ý đảng thì lập tức bị công an dùng thủ đoạn bịt miệng, gán ghép cho tội “tuyên truyền chống phá chế độ,”

Trở lại buổi hội luận về tự do ngôn luận đã thu hút sự quan tâm của dư luận trong và ngoài nước.  Các diễn giả đều là những người thực sự quan tâm theo dõi, nghiên cứu về tình trạng đàn áp nhân quyền tại Việt Nam trong nhiều năm qua. Do đó những diễn giả ấy đều đi đến một kết luận giống nhau là không thể để cho CSVN tiếp tục muốn bắt ai thì bắt, muốn đàn áp ai thì đàn áp.

Ngày nay, nếu CSVN muốn phát triển đất nước và hội nhập vào thế giới văn minh để được đối xử như các quốc gia đang phát triển khác, trước hết phải tôn trọng quyền tự do ngôn luận, tức là quyền phát biểu ý kiến của người dân, cho dù ý kiến đó ngược lại ý kiến người cầm quyền, nhưng phù hợp với nguyện vọng chung của cộng đồng. Kế đến là tôn trong tự do báo chí, quyền lập hội, quyền biểu tình, quyền tự do ứng cử và bầu cử. Đó chính là những điều kiện căn bản nhất để đánh giá Việt Nam có thực hiện được cải cách dân chủ hay chỉ đổi mới cơ chế bằng lời nói.

Một quốc gia muốn trở thành quốc gia phát triển mà không có tối thiểu việc tôn trọng các quyền căn bản nói trên thì sự phát triển đó nếu có, chỉ nhằm phục vụ lợi ích của một thiểu số thống trị. Chính vì vậy một mặt hết lời ca tụng những thành tựu của chính sách đổi mới kinh tế thị trường hơn 30 năm qua, nhưng Việt Nam vẫn loay hoay với định hướng chính trị độc tài của bóng ma chủ nghĩa Mác-Lê.

Bài báo của tác giả Hải Anh còn đề cập đến việc cho rằng các ông Phạm Chí Dũng và Nguyễn Tường Thuỵ đã lợi dụng tự do báo chí để chống phá chế độ, viết nhiều bài báo tố cáo chính quyền cộng sản đi ngược lại quyền lợi nhân dân, vận động dư luận áp lực lên nhà cầm quyền. Lý luận này cho thấy CSVN lúc nào cũng rất sợ những tiếng nói phản biện, phê phán chính sách sai lầm của đảng Cộng Sản. Như vụ xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm thực chất chỉ là âm mưu cướp đất của thành uỷ và UBND Thành Hồ, vụ ô nhiễm môi trường biển của Formosa Hà Tĩnh, vụ đàn áp bà con Đồng Tâm hay vụ án oan tù nhân Hồ Duy Hải… và hàng ngàn vụ cưỡng đoạt tài sản đất đai khác của người dân.

Đó là những thảm kịch thời đại mà kẻ thủ ác không ai khác hơn đảng CSVN, cần phải đưa ra trước công luận. Tại sao một người công dân Việt Nam lại không có quyền nêu lên những trăn trở của mình, mà khi đề cập đến chính sách sai lầm của chính quyền lại bị chính quyền gọi đó là chống phá chế độ? Trong khi ở những quốc gia tiến bộ, tiếng nói phản biện của người dân được lắng nghe và đề cao. Chính nhờ lắng nghe những ý kiến phê phán của người dân, xã hội mới bớt những thảm kịch do chính chế độ tạo ra.

Cuộc Hội thảo về đàn áp tự do ngôn luận được mở ra trong mùa dịch bệnh Covid-19 còn nhằm mục đích để cho chính giới quốc tế có dịp nhìn thấy rõ hơn dã tâm đàn áp tư tưởng của cộng sản. Chẳng những vậy, hội thảo còn cho thấy CSVN rất gian manh khi lợi dụng lúc toàn thế giới bận tâm lo chống dịch, chúng âm thầm đi bắt nguội những ai dám lên tiếng phản biện.

Nói tóm lại, cuộc hội thảo vừa qua trên mạng xã hội là một cảnh báo cho cộng đồng thế giới phải chú ý đến những đòn trù dập quyền tự do ngôn luận trong khi CSVN đang muốn che giấu những bất ổn xã hội  để lập tổ đón đại bàng FDI.

Phạm Nhật Bình

(Có phụ đề Việt Ngữ)

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Việt Nam cần chú trọng và thúc đẩy phát triển khu vực kinh tế tư nhân. Ảnh: FastWork

Cần chú trọng và đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam*

Theo thông tin chính thức từ VTV1, với 5 triệu hộ kinh doanh và khoảng 1 triệu doanh nghiệp, khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện tạo ra 41 triệu việc làm, đóng góp cho ngân sách 30% và chiếm hơn 51% GDP.

Nhưng nếu xét về khả năng tiếp cận cũng như tỷ lệ phân bổ nguồn lực, kinh tế tư nhân mới chỉ như vị thế của đứa con ngoài giá thú, thậm chí là con bị bỏ rơi.

Nhà thơ Trần Đức Thạch và lời sám hối của người lính 

Là cựu chiến binh, từng trải qua những năm tháng khốc liệt, ông hiểu sâu sắc nỗi đau của chiến tranh và bi kịch của một dân tộc bị dẫn dắt bởi ý thức hệ sai lầm. Là một nhà thơ, ông chọn cách cất lên tiếng nói trung thực dù biết rằng nó sẽ phải trả giá – và quả thật, ông đã bị bắt, bị tù đày lần hai ở tuổi 70. Nhưng ông không hối hận vì đã can đảm đối diện sự thật và sống thật với lòng mình.

Logo đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) thấy được dán trên tấm kính của trạm dừng xe buýt tại thủ đô Washington. Phía xa xa là tòa nhà Quốc Hội Mỹ. Ảnh: Alex Wong/ AFP/ Getty Images

VOA, RFA là tiếng nói độc lập, khách quan cho người ở Việt Nam

…Nhiều người đã bày tỏ sự ngạc nhiên lẫn tiếc nuối khi hai đài truyền thông lớn này phải đóng cửa. Theo họ, việc này tựa như một món quà đầy bất ngờ và hậu hỉ cho những chế độ độc tài vẫn đang tồn tại trên thế giới như Trung Cộng, Việt Nam, Bắc Hàn, Miến Điện, Cambodia, Lào… Vì đã mất đi những nguồn thông tin, tiếng nói mang tính chất độc lập, khách quan và uy tín để đối trọng lại với nguồn thông tin một chiều đầy giả dối.

Báo Công An lại xuyên tạc về Việt Tân qua cái gọi ‘phản bác’ Văn kiện 50

Thay vì tiếp nhận những ý kiến đóng góp của Việt Tân một cách cầu thị, nhà cầm quyền CSVN vẫn duy trì một góc nhìn thù địch và lặp lại những tuyên truyền xuyên tạc lạc hậu về Việt Tân. Ngày 17 tháng Ba, 2025, báo Công An Nhân Dân, một tờ báo thuộc Bộ Công an đã viết bài với mục đích “phản bác” Văn kiện 50 Việt Tân công bố tháng Hai, 2025.