CSVN trong tầm ngắm của Bộ Tài Chánh Hoa Kỳ

REX/SHUTTERSTOCK/Telegraph
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Cuộc chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, đang làm thay đổi các trao đổi giữa Hoa Kỳ và Á Châu. Với việc áp thuế lên các sản phẩm của Trung Quốc, một hiện tượng căn bản đã bành trướng: di chuyển qua Việt Nam. Điều này sẽ làm thêm thâm hụt của Mỹ đối với nước này (Việt Nam, BBT VT). Trước mắt, chủ nhân của Tòa Bạch Ốc chưa tức giận. Nhưng tại Hoa Thịnh Đốn, Bộ Tài Chánh theo dõi sát xu hướng này.

Trong bốn tháng đầu năm 2019, ngành xuất cảng của Trung Quốc sang Hoa Kỳ và từ Hoa Kỳ qua Trung Quốc đã giảm sút. Sự thâm hụt của Hoa Thịnh Đốn đối với Bắc Kinh đã giảm 8% tức là 113 tỷ Mỹ kim, trong lúc đó tổng thâm hụt thì vẫn không thay đổi – tức là giữa 347 tỷ và 349 tỷ Mỹ kim.

Nhập cảng và thâm thụt thương mại của Hoa Kỳ năm 2019

Sự giảm sút thâm thủng của Hoa Kỳ với Trung Quốc đã được bù lại bởi sự đào sâu thâm thủng của Hoa Kỳ với các nước Á Châu khác. Với 16,8 tỷ Mỹ kim từ tháng Giêng đến tháng Tư năm 2019, sự thâm thủng với Việt Nam đứng thứ nhì tại Á Châu sau Trung Quốc, và Việt Nam đứng hàng thứ sáu trên thế giới. Chắc là nước này sẽ vượt quá con số 50 tỷ Mỹ kim trong năm 2019 nếu những đe dọa của Mỹ đối với Trung Quốc được mang ra thi hành.

Cuộc tranh chấp Trung Quốc-Hoa Kỳ đã l àm tăng tốc động thái di chuyển từ Trung Quốc, thật ra đã được phát động trước đây vì những gia tăng phí tổn lương bổng. Các xí nghiệp Trung Quốc có nhiều lựa chọn. Hoặc là họ tự động hóa, hoặc là họ phải di chuyển đến các tỉnh phía Tây của nước này, nơi đây các hạ tầng cơ sở đã được cải thiện và lương bổng cũng thấp hơn, hoặc là họ phải di chuyển ra nước ngoài.

Theo một cuộc điều tra được tiến hành năm 2017 với 640 xí nghiệp công nghệ nhẹ phía nam Quảng Châu, đa số dự trù tự động hóa, một thiểu số (6% trong ngành may mặc và 12% trong ngành giầy dép) nghĩ rằng sẽ rời vùng duyên hải và, trong những xí nghiệp này, một nửa dự tính di chuyển ra nước ngoài. Động thái di chuyển này chắc chắn đã gia tăng sau khi biện pháp tăng quan thuế 25% được ông Donald Trump báo trước trên 300 tỷ hàng nhập cảng, sẽ bao gồm hầu hết các hàng hóa được phân phối bởi Walmart.

Việt Nam là nước thu hút nhiều nhất

Việt Nam là nước thu hút nhiều nhất các xí nghiệp di chuyển khỏi Trung Quốc. Sự đổ dồn của các vụ di dời này giải thích tình trạng gia tăng gấp 4 lượng hàng xuất cảng của Việt Nam từ năm 2010 đến năm 2018. Ngày hôm nay, kim ngạch xuất cảng tượng trưng cho hơn 110% tổng sản phẩm nội địa (GDP).

Động thái này đã bắt đầu trong những năm 2000, khi các căng thẳng chính trị giữa Bắc Kinh và Tokyo đã thuyết phục các xí nghiệp Nhật Bản chấp nhận một sách lược mà Nomura đã gọi là “China plus one”. Nên biết, đầu tư tại Trung Quốc và trong một nước khác để không bỏ trứng vào chung một rổ, nhiều xí nghiệp đã chọn Việt Nam và họ thường cắm sào tại miền Bắc để dễ xuất cảng vào thị trường Trung Quốc.

Người Nhật đã được người Nam Hàn nối gót. Năm 2019, hơn 7.000 xí nghiệp Nam Hàn sử dụng 700.000 công nhân người Việt Nam. Chi phí lương bổng, trung bình 3.800 Mỹ kim một năm, tức là thấp hơn gấp ba lần tại Trung Quốc. Các xí nghiệp này bảo đảm gần 1/3 kim ngạch xuất cảng của Việt Nam.

Trong các xí nghiệp này, Samsung là nhà đầu tư lớn nhất. Công ty khổng lồ Nam Hàn lắp ráp tại Việt Nam phân nửa con số 300 triệu máy điện thoại Galaxy được bán ra trên thế giới và đã cuốn hút các hãng gia công. Cũng giống vậy, LG đang đóng cửa nhà máy của họ tại Pyeongtaek và khuếch trương nhà máy tại Hải Phòng, tại đây họ lắp ráp 11 triệu điện thoại thông minh.

Từ năm 2014, Nam Hàn là nước đầu tư đứng thứ nhất tại Việt Nam, trước cả Nhật, và bỏ xa Trung Quốc. Tuy nhiên, từ tháng Giêng đến tháng Năm, 2019, các đầu tư Trung Quốc đã gia tăng gấp 5 lần và đã vượt kim ngạch nhập nội của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Nam Hàn.

Phân tích các hàng nhập cảng đến từ Việt Nam cho thấy rằng các sản phẩm có liên quan tới những gia tăng quan thuế được thông báo, đã gia tăng 34%, tức là nhanh gấp ba lần các sản phẩm thuộc các hạng mục khác. Hậu quả là: thặng dư của Việt Nam đối với Hoa Kỳ đã lớn lên và cho thấy, từ nay có một rủi ro cho Hà Nội.

Trong tầm ngắm của Bộ Tài Chánh Hoa Kỳ

Từ những năm 1990, cứ mỗi 6 tháng, Bộ Tài Chánh Hoa Kỳ cho công bố một bản phúc trình về chính sách hối đoái của các đối tác thương mại của Hoa Kỳ. Đó là để xác định xem các quốc gia này có thao túng các tỷ lệ hối đoái của họ để tăng cường tính cạnh tranh của hàng xuất cảng của họ trên thị trường Hoa Kỳ. Tài liệu này phân tích các quốc gia đạt được một sự thặng dư thương mại ít nhất là 20 tỷ Mỹ kim đối với Hoa Kỳ. Đặc biệt, bộ này theo dõi các quốc gia mà cán cân chi phó thông thường vượt quá 3% GDP và đồng tiền không tăng giá đối với đồng Mỹ kim.

Với các quốc gia này, Bộ Tài Chánh đo lường những sự can thiệp của các ngân hàng trung ương trong việc mua đồng Mỹ kim để tránh sự tăng giá so với đồng Mỹ kim. Nếu số tiền tích lũy trong năm của các can thiệp do các ngân hàng trung ương của những quốc gia liên hệ vượt quá 2% GDP, Bộ Tài Chánh Hoa Kỳ suy luận rằng có khả năng thao túng. Sau cùng, nếu phúc trình đi đến kết luận đó, hành pháp Hoa Kỳ được phép áp dụng những biện pháp trừng phạt thương mại chống lại quốc gia bị tố cáo là thao túng tiền tệ của mình.

Trung Quốc trong thời gian dài, đã là đích ngắm chính của các phúc trình của Bộ Tài Chánh Hoa Kỳ. Tuy nhiên, trong các nhiệm kỳ của Tổng Thống Obama (2009 – 2017, BBT VT), bộ này đã chưa bao giờ kết luận có sự thao túng đồng yuan cả. Mặc cho những lời cáo buộc của ứng cử viên tổng thống Donald Trump, đã không có một bản phúc trình nào được công bố, kể từ khi ông trúng cử, đã kết luận là có sự thao túng, kể cả bản phúc trình hôm tháng Năm vừa qua. Dù vậy, đồng tiền Trung Quốc đã bị tuột giá 10% so với đồng Mỹ kim năm 2018, xóa đi tác động của việc tăng quan thuế. Một xu hướng sẽ tiếp tục trong năm nay, đến mức độ 7 yuan ăn một Mỹ kim có thể sẽ bị vượt qua.

Phúc trình mới nhất của Bộ Tài Chánh đã điền thêm tên các quốc gia mới của Á Châu là: Nhận Bản, Nam Hàn, Malaysia và Việt Nam. Ghi nhận sự bành trướng của thặng dư cán cân chi phó của Việt Nam đã vượt quá 5 điểm GDP năm 2018, bản phúc trình nhận xét rằng mặc dù đã áp dụng chế độ tỷ giá linh hoạt năm 2016, sự đối chiếu giữa tiền đồng so với đồng Mỹ kim ít bị thay đổi bởi vì Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam đã gia tăng các can thiệp trên thị trường ngoại hối để kiềm chế sự tăng giá của nó.

Nếu Việt Nam nằm trên tầm ngắm của Bộ Tài Chánh Hoa Kỳ, nước này cũng không chọc giận ông Donald Trump. Trái lại là đàng khác! Một tweet của tổng thống đã nhận xét rằng: “Có nhiều xí nghiệp đã rời bỏ Trung Quốc để qua Việt Nam và các nước khác. Đó là lý do Trung Quốc muốn có một thương lượng.” Tuy nhiên, nếu những chờ đợi của Tổng Thống Hoa Kỳ không được đáp ứng trong Hội Nghị G-20 tại Osaka trong những ngày 28 và 29 tháng Sáu sắp tới đây, chủ nhân Tòa Bạch Ốc có thể thay đổi ý kiến đối với Việt Nam!

Jean-Raphaël Chaponnière

Trần Đức Tường dịch

Nguyên bản Pháp ngữ: “Guerre commerciale: le Vietnam dans la ligne de mire du Trésor américain“, Asialyst Online

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.

Việt Nam sẽ trải qua cuộc chính biến trong thời gian tới?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ từ chức hay không sau khi trợ lý thân tín Phạm Thái Hà bị bắt? Tình hình chính trị Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới khi thượng tầng chính trị đang rối loạn? Liệu cuộc sát phạt giữa hai phe trong đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ khiến nền kinh tế, chính trị trong nước bất ổn? Và làm sao để có được nền tự do dân chủ cho Việt Nam…

Đó là những vấn đề được phân tích sâu hơn trong hội luận của RFA, mời quý vị cùng theo dõi: Ông Lý Thái Hùng – Chủ tịch Đảng Việt Tân và Luật sư Vũ Đức Khanh – Tổng Thư ký Liên minh Dân tộc Việt Nam.

Tại sao Tập và Biden chọn gửi thông điệp về Đài Loan vào cùng một ngày?

Gần chín năm sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử vào năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã bắt tay nhau một lần nữa tại Bắc Kinh hồi tuần trước.

Hôm đó là ngày 10/04/2024, và trong cùng ngày tại Washington, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đón tiếp Thủ tướng Nhật Fumio Kishida tại Nhà Trắng.

Phải chăng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi các cuộc thảo luận chính trị này được tổ chức trong cùng một ngày ở hai bên bờ Thái Bình Dương?

Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở Hà Nội. Ảnh: Reuters

Việt Nam giải thích về 24 tỷ USD cứu SCB, chuyên gia nói ‘thuốc chữa bệnh’ quan trọng hơn ‘thuốc bổ’

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hôm 19/4 lên tiếng nói rằng việc “bơm tiền” quy mô lớn là để cứu cho Ngân hàng SCB không sụp đổ, không làm ảnh hưởng đến hệ thống tài chính quốc gia và sự an toàn của hệ thống các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế của VOA cho rằng khoản bơm hàng chục tỷ đô la trên chỉ là liều “thuốc bổ,” tạm thời hồi sức cho một bệnh nhân đang lâm trọng bệnh, biện pháp tái cơ cấu được giám sát chặt chẽ và minh bạch mới là liều thuốc chữa bệnh cho SCB và cả hệ thống ngân hàng Việt Nam.