CSVN tự tố cáo?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngay trong thời gian dịch bệnh hoành hành khắp nước, mối quan tâm của đảng CSVN không phải là sinh mạng người dân mà là đại hội đảng lần thứ 13 sẽ diễn ra vào đầu năm 2021. Trong khi đó, dư luận nói chung không quan tâm đến bất cứ chuyện gì của đảng trong lúc này, kể cả chuyện được cho là trọng đại của ông Nguyễn Phú Trọng chung quanh đại hội 13.

Tổng bí thư đảng giấu kín hoạt động của mình trong suốt hơn 2 tháng và chỉ xuất hiện ngày 30 tháng Ba, bằng một văn bản kêu gọi toàn dân, toàn quân đoàn kết sau lưng đảng để chiến thắng đại dịch. Dĩ nhiên đây là lời kêu gọi suông, nói để cho thấy sự hiện của chủ tịch nước trong cơn đại dịch còn tác dụng vào người dân phải nói là không có.

Hiện nay, trong nội bộ đảng cộng sản đang ráo riết chuẩn bị đại hội cấp cơ sở để chọn cán bộ lãnh đạo cấp địa phương. Những người này khi từ cơ sở bò lên tới trung ương, hẳn nhiên phải trải qua nhiều đợt sàng lọc mà chỉ có những nhân vật biết người biết ta với Ban Tổ Chức trong tổ chức đảng mới lọt qua. Cuối cùng Tiểu ban nhân sự của ông Trọng sẽ là cánh cửa hẹp mở ra cho các hạt giống đỏ trình diện trước hội nghị trung ương 12, dự trù trong tháng Năm, 2020. Để sau đó các cán bộ chiến lược này bước vào trung ương đảng, được phân phát những chiếc ghế tiền định, giữ những vị trí trọng yếu trong đảng và chính phủ.

Trong chiến dịch đốt lò, vấn đề nhân sự là then chốt trong mọi then chốt nên ông Trọng đặt nặng việc gạn lọc không phải để chống việc chạy chức, chạy quyền mà là để không cho lọt những người của phe nhóm cài cắm vào trong thành phần nhân sự mà phe ông Trọng chọn. Lý do, đây là nhiệm kỳ chót của mình, nên ông Trọng chỉ muốn người của phe nhóm mình nắm chặt quyền lực từ trung ương xuống địa phương, để ông Trọng hạ cánh an toàn ít nhất là 5 năm trước mặt.

Như thế, nếu dư luận quần chúng coi đó chỉ là trò hề của đám thư lại cộng sản ham mê quyền lực trong đảng thì cũng không có gì đáng trách. Kinh nghiệm cho họ thấy, qua hơn 10 đại hội đảng, sự chuyển giao quyền lực diễn ra giữa các đồng chí với nhau hầu hết bằng đấu đá tiền đại hội với đủ mọi hình thức. Và hầu hết những kẻ cầm quyền ấy, sau này tất cả đều tỏ ra bất xứng với nguyện vọng quần chúng.

Cho nên vì sợ dư luận quên rằng Việt Nam đang có đảng lãnh đạo, nên trên tờ Quân Đội Nhân Dân, đã đăng một bài viết ký tên Nguyễn Sơn, dùng câu chuyện “nắn dòng dư luận” để nhắc khéo về đại hội đảng. Nhưng đồng thời tác giả cũng không quên dùng miệng lưỡi tuyên giáo để chửi bới “các đối tượng thù địch, phản động, phần tử cơ hội chính trị” đang nhân dịp này xuyên tạc đường lối đảng, nói xấu đại hội.

Chưa có một chính quyền nào trên thế giới lại nhìn thấy trong cộng đồng nhân dân mình có quá nhiều thành phần chống lại nền móng, đường lối tư tưởng đảng như ở Việt Nam. Vì sao có tình trạng bất bình ngày càng sâu sắc của những người đang nằm dưới sự lãnh đạo của đảng cầm quyền như thế?

Xét trong giòng chảy lịch sử đất nước Việt Nam, từ ngày người Pháp đặt nền đô hộ, sự xuất hiện của đảng CSVN chỉ một lần duy nhất nắm được ngọn cờ do triệt để lợi dụng được lòng yêu nước của toàn dân năm 1945. Nhưng cái kết quả đạt được thật không xứng đáng với công lao xương máu toàn dân đổ ra khi đảng đặt bút ký chia đôi đất nước năm 1954. Chính điều này đã làm lộ bộ mặt tay sai cộng sản quốc tế và nhất là tay sai Trung Cộng của lãnh đạo cộng sản lúc bấy giờ. Vì khi chấp nhận vỹ tuyến 17 làm ranh giới hai miền, đảng CSVN cũng đồng thời chấp nhận sự lệ thuộc Trung Cộng lâu dài.

Một đảng cầm quyền phản bội dân tộc lộ liễu như thế và nay đang tiếp tục phản bội bằng nhiều cách trước kẻ thù truyền kiếp của dân tộc, hẳn nhiên chỉ biết củng cố quyền lợi chính mình. Và cũng hẳn nhiên, đảng cầm quyền ấy cũng ra sức củng cố sự tồn tại độc quyền của mình trong giòng chảy lịch sử, bất chấp có thể đưa đến hiểm hoạ Bắc thuộc thêm một lần nữa.

Đại hội của một đảng còn sống trên nền tảng ngoại lai và tôn thờ một lý thuyết đã lỗi thời, thật ra lâu nay đã bị người dân coi như không phải chuyện của dân của nước mà chỉ là chuyện nội bộ của đảng đó. Nó chỉ là cơ hội trong nhiều cơ hội để đánh bóng chiếc ghế thống trị lâu dài, nơi mà con em lãnh đạo được nâng lên hàng lãnh đạo kế thừa và tự nhận là hồng phúc dân tộc. Để rồi một thời gian sau, chúng biến đất nước thành hang ổ của một bầy sâu giỏi tài đục khoét.

Cho nên dù có nắn dòng dư luận đến đâu để đề cao sự quan trọng của đại hội đảng 2021, bài báo cùa tác giả Nguyễn Sơn cho thấy một nội dung lòng vòng mà người đọc chỉ thấy toàn là chuyện tự tố cáo những sai trái của đảng trước dư luận. Làm như thế tưởng đâu có thể nâng đảng lên thành vị cứu tinh dân tộc, mà trái lại càng dìm đảng xuống tận đáy bùn.

Có thể nói những nội dung mà tác giả Nguyễn Sơn phóng bút, trên thực tế không chỉ là nắn dòng dư luận mà nói cho đúng hơn là tô đậm thêm dòng dư luận. Vì chính nhờ đó mà người dân Việt Nam mới thấy rõ hơn đảng CSVN đã sai lầm và thất bại như thế nào và vì sao dư luận đã lên án đảng một cách nặng nề.

Phạm Nhật Bình

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.