Cướp, cướp nữa bàn tay không ngưng nghỉ

Các chóp bu đảng CSVN khóa 13.
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Như một qui luật, sau mỗi kỳ hội nghị trung ương “thành công tốt đẹp,” y như rằng bộ máy “ăn không từ một thứ gì của dân” sớm ban hành các qui định tăng thêm hàng loạt mức thuế, phí mới. Đương nhiên, chúng bao giờ cũng cao hơn mức cũ. Hội Nghị Trung Ương 5 lần này cũng không phải ngoại lệ. Sau cuộc tranh quyền đoạt vị giữa các nhóm lợi ích được các “bố già” trong Bộ Chính Trị CSVN “hiệp thương” tạm thời. Dù các phe nhóm tìm mọi sơ hở, bới móc sai phạm của nhau trong cuộc cung đấu tàn độc. Nhưng các “nhóm lợi ích” và phe nhóm lại nhanh chóng tìm được tiếng nói chung trong công cuộc “vặt lông vịt để vịt không kêu.”

Trong khoảng 2 thập kỷ trở lại đây, có thể nhận thấy có 5 lĩnh vực hàng hóa và dịch vụ thiết yếu mà giới chức cộng sản ưa thích lựa chọn tăng thuế, phí mỗi khi đảng và nhà nước hết tiền và sau mỗi kỳ đại hội. Đơn giản, vì bất kể người dân nào cũng phải sử dụng, tiêu dùng những mặt hàng và dịch vụ thiếu yếu này và chúng đều do các công ty và hệ thống dịch vụ công mà CSVN độc quyền kiểm soát, chi phối, kinh doanh.

1- Giá xăng dầu và các sắc thuế, phí gián thu thông qua xăng dầu;
2- Thuế thu nhập cá nhân và bảo hiểm xã hội (BHXH);
3- Viện phí và quĩ bảo hiểm y tế (BHYT);
4- Học phí và các khoản thu liên quan đến giáo dục đào tạo;
5- BOT và các loại thuế phí đường bộ, cao tốc, cũng như việc đào tạo, tổ chức thi và cấp bằng lái.

Năm nhóm thuế phí trên đây là những lựa chọn hàng đầu luôn được đám đày tớ nhân dân lựa chọn để “vặt lông” đàn vịt hơn 90 triệu con đến cọng lông cuối cùng.

Mới đây, Bộ Giáo Dục đề nghị tăng giá học phí ở khối trường công đến 5 lần so với mức thu cũ cùng với việc tăng giá gấp 2, 3 lần học liệu, sách giáo khoa trong năm học tới với lý do “sách mới khổ to, giấy đẹp.”

Tờ Tiền Phong, đã nhắc lại nhận xét của đại biểu Quốc Hội khóa 12 Phạm Thị Minh Hiền về một bộ sách giáo khoa có quá nhiều lỗi cơ bản về nguyên tắc biên soạn, bản quyền và ngữ liệu. Bộ sách được biên soạn với đội ngũ GS, TS hùng hậu, tiêu tốn hàng chục ngàn tỷ đồng để “cải cách, thay mới” và kết quả là “một lốp xe đầy những mảnh chắp vá.” Cũng cái “lốp xe đầy mảnh chắp vá” đó, sau 2 năm, đã tăng giá gấp 2, 3 lần với lý do “khổ to, giấy tốt.”

Một quốc gia đang phát triển, với thu nhập bình quân đầu người chỉ cao hơn Myanmar trong khu vực Đông Nam Á nhưng mỗi năm người dân phải trả hàng ngàn tỷ đồng để mua một thứ sản phẩm giáo dục ngày càng tệ hại với mức giá tăng theo cấp số lần theo lòng tham của đám quan chức giáo dục. Ngay cả bà nghị nổi tiếng là người “hiền” như bà Nguyễn Kim Thúy phải lên tiếng “Dư luận đã đặt câu hỏi liệu có những vụ Việt Á trong lựa chọn sách giáo khoa hay không?”

Bộ Y Tế đột ngột dừng thanh toán bảo hiểm y tế đối với các xét nghiệm sử dụng máy mượn, máy đặt và người bệnh phải tự thanh toán các khoản xét nghiệm này khiến cho hóa đơn viện phí bị đội lên gấp nhiều lần. Việc dừng đột ngột việc thanh toán BHYT cho các xét nghiệm sử dụng máy mượn máy đặt của các hãng sinh phẩm tại các bệnh viện đã và đang gây ra một cuộc khủng hoảng ở các bệnh viện công khi mà phần lớn các máy xét nghiệm và chuẩn đoán hình ảnh quan trọng đều do các hãng bán sinh phẩm, test kit, phim chụp cho các bệnh viện mượn.

Trong y học hiện đại, việc chẩn đoán bệnh đều phải dựa vào thiết bị. Nếu BHXH ngừng thanh toán với các xét nghiệm này, đồng nghĩa với việc hệ thống y tế công cộng sẽ phải dừng hoạt động. Còn nếu hoạt động thì mọi chi phí sẽ đổ lên đầu người dân với hóa đơn thanh toán viện phí có thể tăng theo cấp số lần. Đây thực sự là một quyết định cực kỳ vô nhân tính của BHXH Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.

Ngày 1 tháng Sáu, giá xăng đã tiến sát mức giá “kỷ lục mọi thời đại” 32.000 đồng sau 9 lần tăng giá trong năm nay. Ở mức giá như hiện tại 31.578 đồng/lít, giá xăng của Việt Nam đang cao gấp 3 lần so với giá xăng ở Malaysia (khoảng 11.300 đồng/lít qui đổi) và cao hơn mức giá xăng trung bình ở Hoa Kỳ khoảng (28.000 đồng/lít qui đổi). Nếu so sánh trong tương quan thu nhập người dân thì có lẽ là mức giá xăng ở Việt Nam và Lào là hai nước có giá xăng cao nhất thế giới. Tuy vậy, giới chức CSVN nhắc lại điệp khúc “giá xăng Việt Nam thấp hơn thế giới” với một sự trơ tráo đáng kinh ngạc.

Những phát ngôn “vừa thần kinh vừa khốn nạn” của đám quan chức CSVN có lẽ không bao giờ nói hết. Đám “lợn đội mũ phớt” mang danh bộ trưởng, thủ tướng này ngày càng thể hiện một sự ngu dốt đến khó tin. Bộ Trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên mới đây có phát biểu rằng “Ép giá xăng thấp có thể gây hại lớn cho nền kinh tế.” Lý do mà Diên đưa ra thật không thể hiểu nổi theo nhận thức kinh tế bình thường.

“…Theo ông Diên, hiện nay, Việt Nam là đối tác thương mại của rất nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ. Nếu ta ép giá đầu vào thì sẽ vướng phải các vụ kiện về hành vi chống bán phá giá, chống trợ cấp, thậm chí còn bị kiện về hành vi thao túng tiền tệ. Ngoài ra, việc này còn xảy ra tình trạng buôn lậu xăng dầu qua biên giới…” – vtc.vn.

Với một tỷ trọng chiếm tới 60% giá bán lẻ, các thuế phí tính trên đầu lít xăng dầu bao gồm thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường, quĩ bảo trì đường bộ, thuế tiêu thụ đặc biệt, quĩ bình ổn, VAT và lợi nhuận phân phối… Việc điều chỉnh các mức thuế phí không bao giờ có ý nghĩa “ép giá” hay trợ giúp. Nó chỉ có ý nghĩa giảm bớt gánh nặng đầu vào của doanh nghiệp trong bối cảnh mỗi năm có khoảng 120.000 doanh nghiệp rời khỏi thị trường như hiện nay.

Lời phát biểu của Diên bộ trưởng quả thực thể hiện Diên vừa ngu dốt về chuyên môn vừa vô sỉ tới kinh ngạc. Cũng có thể thực sự Diên không có nhận thức đầy đủ về phát biểu của ông ta. Cũng phải thôi với tấm bằng mua lịch sử đảng và “cao cấp lý luận” của mình, kinh nghiệm của Diên chỉ nằm trong lĩnh vực phong trào đoàn đội, nay phải mặc cái áo quá rộng thì sẽ còn nhiều những phát ngôn “vừa ngu vừa tỏ ra nguy hiểm” như thế này.

Mức giá xăng dầu hiện tại đối với thu nhập người dân vốn dĩ teo tóp đi rất nhiều sau 2 năm dịch bệnh là một gánh nặng tàn bạo. Nếu mỗi gia đình lao động có 2 chiếc xe gắn máy thì chi phí xăng xe đã chiếm 12-20% thu nhập gia đình. Theo quan sát của người viết, giá xăng dầu cứ tăng thêm 1000 vnđ/lít thì bình quân các mặt hàng và dịch vụ thiết yếu tăng thêm 2%. Bên cạnh đó, các yếu tố lạm phát nhập khẩu, đứt gãy chuỗi cung ứng và sự lũng đoạn của đám cá mập con buôn bất lương khiến cho các mặt hàng nhu yếu phẩm bao gồm lương thực thực phẩm, dầu ăn, bột ngọt, đường đến sữa bột, quần áo, tã bỉm, phân bón, vật tư nông nghiệp, vật tư xây dựng… đã tăng từ 30% đến 80%.

Mức lạm phát thực tế từ lâu đã là hai con số chứ không phải những phép tính CPI chỉ có giá trị trên báo cáo của giới chức CSVN. Vấn đề ở đây là 2/3 lượng xăng dầu sử dụng ở Việt Nam đang nhập khẩu từ Singapore và Malaysia nơi mà giá nhập khẩu chỉ khoảng 11.000 vnđ/lít theo giá qui đổi nếu không cộng các mức thuế phí hiện hành. Với mức giá xăng như hiện tại sẽ hủy hoại mọi nỗ lực phục hồi kinh tế, đẩy doanh nghiệp nội địa phá sản hàng loạt.

Từ những phát biểu của đám “lợn đội mũ phớt” đeo hàm bộ trưởng của CSVN còn cho thấy thực tế những mục tiêu kinh tế vĩ mô chỉ là trò hề, các chương trình phục hồi kinh tế xã hội, các gói cứu trợ chỉ là bánh vẽ, là “chiếc áo choàng của hoàng đế.” Nền kinh tế có cái đuôi “định hướng xã hội chủ nghĩa” hoàn toàn nằm trong tay những nhóm lợi ích, trong tay của bầy “kền kền Đỏ.”

Câu hỏi đặt ra là tại sao chúng lại chọn thời điểm dường như rất nhạy cảm khi hơi nóng từ “cái lò” đang ngùn ngụt lửa bởi đống “củi” Việt Á? Tại sao khi xã hội đang rơi vào một cuộc khủng hoảng dân sinh thê thảm khi có tới 3,7 triệu người phải rút sổ BHXH một lần trong 5 năm qua vì tuyệt đường sinh sống. Nhiều gia đình cùng quẫn vì nợ nần, vì bế tắc mà cha mẹ bế con nhảy cầu, đầu độc cả nhà để giải thoát khỏi kiếp đầy đọa ở xứ “thiên đường xã hội chủ nghĩa”… những bi kịch hãi hùng đầy rẫy khắp mọi nơi trên mảnh đất hình chữ S này chưa bao giờ nhiều đến thế thì bầy “kền kền Đỏ CSVN” vẫn say máu không ngừng rúc rỉa, bòn rút sức dân?

Chúng biết rõ đây không phải là lúc thích hợp đưa ra những chính sách tận thu vô nhân tính như vậy. Nhưng chúng vẫn “cướp, cướp nữa bàn tay không ngừng nghỉ,” để nhét đầy chặt túi tham, đổ vào những dự án tượng đài, những công trình không bao giờ được sử dụng, những con đường đắt nhất hành tinh, những quảng trường, khu đô thị mênh mông chỉ để cỏ dại mọc… để chia chác, để hoàn vốn cái ghế mà chúng vừa bỏ tiền ra mua sau kỳ đại hội “thành công tốt đẹp” vừa qua. Đơn giản vì lòng tham của bầy kền kền Đỏ và cái túi “ngân sách” không bao giờ có đáy.

Tân Phong

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.