Đại dịch COVID-19 là cơ hội để Việt Nam thoát Trung

Đại dịch Covid-19 là cơ hội để Việt Nam thoát Trung.
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Dịch COVID-19 đang hoành hành tại Trung Quốc, dẫn đến việc giao thương ngưng trệ, khiến nhiều hãng xưởng tại Việt Nam thiếu nguyên liệu có nguy cơ dừng sản xuất, đóng cửa nhà máy. Trong khi đó, nông dân cũng đang thua lỗ vì các mặt hàng nông sản khó kiếm đầu ra. Có lẽ, đến lúc Việt Nam cần mở rộng chuỗi cung ứng thay vì phụ thuộc Trung Quốc quá nhiều như hiện nay.

Không thể phủ nhận Trung Quốc là nhà cung ứng linh kiện giá rẻ cho ngành sản xuất, cũng là thị trường dễ tính đối với nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam. Tuy nhiên, việc làm ăn với quốc gia này cũng mang lại nhiều rủi ro cho nền kinh tế Việt Nam.

Việc phụ thuộc nguyên liệu, linh kiện Trung Quốc là yếu tố quan trọng khiến ngành công nghiệp sản xuất tại Việt Nam không thể phát triển nổi. Thực tế này từng được dư luận biết đến qua sự than phiền của một tập đoàn nước ngoài, rằng Việt Nam không thể sản xuất nổi một con ốc vít đúng tiêu chuẩn. Trong khi đó, công nghệ phụ trợ là yếu tố quan trọng để các tập đoàn công nghệ quyết định nơi đặt nhà máy.

Ngoài ra, hợp tác với Trung Quốc chứa đựng nhiều rủi ro trong bối cảnh giữa Việt Nam – Trung Quốc đang có các tranh chấp chủ quyền. Vào thời điểm hai nước có xung đột, như vụ đặt giàn khoan HD 981 hay vụ Bãi Tư Chính,… Trung Quốc thường ngăn chặn việc giao thương qua biên giới, khiến hàng hoá Việt Nam phải đổ bỏ dẫn đến thiệt hại vô cùng lớn.

Đặc biệt, trong vài thập niên gần đây Trung Quốc là trung tâm bùng phát hàng loạt dịch bệnh nguy hiểm: SARS năm 2003, tả lợn châu Phi năm 2017 và nay là Covid-19. Mỗi lần dịch bệnh như vậy, Việt Nam lại bộc lộ rõ hơn sự phụ thuộc vào nền kinh tế Trung Quốc.

Đã đến lúc Việt Nam cần thay đổi sự lệ thuộc này bằng việc đẩy nhanh cải cách thể chế, tái cơ cấu nền kinh tế mạnh mẽ, mở rộng chuỗi cung ứng thông qua việc đa dạng hoá các đối tác như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Ấn Độ. Đồng thời mở rộng việc tìm kiếm các thị trường mới có giá trị cao như Châu Âu thông qua Hiệp định Tự do Thương mại và đầu tư Liên Âu – Việt Nam.

Ngô Đồng

XEM THÊM: Kinh tế Việt Nam bị đình trệ vì phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Thông báo (trái) của cơ quan an ninh điều tra Hà Nội bắt tạm giam bà Nguyễn Thúy Hạnh (phải) và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2. Ảnh: Sài Gòn Nhỏ

Tiếp tục giam bà Nguyễn Thúy Hạnh, Hà Nội muốn nói điều gì?

Hà Nội đã im lặng hành động, thay cho một tuyên bố sắc lạnh, rằng các tổ chức xã hội dân sự và các cá nhân liên kết với nhau sẽ không có giá trị gì với bộ máy đàn áp đang có quá nhiều lợi thế. Trước sự sững sờ của mọi người, ngày 22/3, công an đã tới viện pháp y tâm thần để đưa quyết định kéo dài thời gian tạm giam thêm đối với bà Nguyễn Thúy Hạnh, và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2.

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Ảnh minh họa: FB Nguyễn Tuấn

Bạn bè trên cõi mạng

Về nhà tôi nghĩ hoài về hiện tượng fb. Rất nhiều bạn tôi chưa bao giờ gặp ngoài đời, mà chỉ qua fb. Cũng chẳng sao. Tình bạn không phải chỉ là tiếp xúc hay tay bắt mặt mừng, mà có thể là tiếp xúc bằng trái tim và tâm hồn. Vậy là hạnh phúc rồi.