Đại sứ nhân quyền Thụy Điển thăm Việt Nam

Đại sứ Thụy Điển đặc trách về Nhân quyền, Dân chủ và Pháp quyền, Cecilia Ruthström Ruin, vừa có chuyến thăm Hà Nội trong nỗ lực vận động thúc đẩy nhân quyền ở Việt Nam. Ảnh chụp từ màn hình VOA
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Đại sứ Thụy Điển đặc trách về Nhân quyền, Dân chủ và Pháp quyền, Cecilia Ruthström Ruin, vừa có chuyến thăm Hà Nội trong hai ngày, trong nỗ lực vận động thúc đẩy nhân quyền ở Việt Nam.

“Đại sứ đã gặp gỡ và đối thoại với nhiều bộ ngành, đoàn ngoại giao, nhân viên đại sứ quán, đại diện khối doanh nghiệp và các đối tác khác, nơi bà chia sẻ quan điểm của chúng tôi về các vấn đề quốc tế, khu vực và song phương liên quan đến nhân quyền”, Đại sứ quán Thụy Điển tại Hà Nội cho biết trên Facebook hôm 22/3.

Đại sứ Ruin cũng đã đến thăm Viện Quyền Con Người tại Học viện Chính trị Quốc gia HCM, tại đây bà thuyết trình trong một tọa đàm với chủ đề: “Nhân quyền trong chính sách đối ngoại của Thụy Điển”.

Vị đại sứ đặc trách nhân quyền viết trên Twitter rằng bà có “những ngày quý giá ở Hà Nội với các cuộc trao đổi về nhiều vấn đề nhân quyền với các đối tác Việt Nam”.

Chuyến công du của bà diễn ra trong bối cảnh Việt Nam là thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2023-2025.

Đại sứ quán Thụy Điển cho biết bà chia sẻ với giới chức Việt Nam quan điểm của Thụy Điển về các vấn đề nhân quyền, các vấn đề song phương, khu vực và đa phương.

Tại buổi tiếp bà Ruin hôm 21/3, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Việt Nam Nguyễn Khánh Ngọc bày tỏ mong muốn rằng Thụy Điển sẽ tiếp tục ủng hộ Việt Nam thực hiện tốt vai trò tại các diễn đàn quốc tế và trong mối quan hệ với Liên minh châu Âu, đặc biệt trong bối cảnh Thụy Điển đang giữ vị trí chủ tịch luân phiên của EU, theo cổng thông tin Bộ Tư pháp.

Chuyến thăm Việt Nam của bà Ruin diễn ra vài tuần sau khi các nghị viên EU tổ chức hội thảo xem xét mức độ vi phạm nhân quyền và quyền lợi của người lao động Việt Nam sau hơn hai năm chính quyền nước này thực thi Hiệp định Thương mại Tự do giữa EU và Việt Nam (EVFTA).

Tại cuộc hội thảo hôm 28/2, các diễn giả lên tiếng báo động rằng việc vi phạm nhân quyền, quyền tự do nhóm họp và quyền của người lao động Việt Nam tiếp tục bị chính quyền vi phạm ở mức ngày càng tồi tệ, đồng thời hối thúc các nghị viên EU gây sức ép mạnh hơn đối với chính quyền Hà Nội.

“Chúng tôi kỳ vọng Đại sứ Thụy Điển đưa ra những tuyên bố cứng rắn về vấn đề nhân quyền” khi công du Việt Nam, nhất là khi Thụy Điển hiện là chủ tịch luân phiên Hội đồng EU, ông Sébastien Desfayes, Chủ tịch Uỷ ban Thụy Sĩ-Việt Nam (Consunam), một tổ chức nhân quyền có trụ sở ở Geneva, viết cho VOA hôm 23/3.

Ông Desfayes nêu nhận định: “Khi Việt Nam được bầu vào Hội đồng Nhân quyền LHQ, chế độ Hà Nội đã đưa ra những cam kết quan trọng. Những cam kết này phải được thực hiện và cộng đồng quốc tế phải đảm bảo rằng những cam kết đó được thực hiện.”

Nguồn: VOA

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tình trạng đáng báo động, cán bộ nhà nước ngày càng giàu có, sống xa hoa bất thường so với mức lương nhận lãnh. Ảnh minh họa: FB Manh Dang

Có cần quan tâm đến thời cuộc hay không?

– Nếu bạn vẫn ung dung trả 100.000 đồng để mua xăng dù vẫn biết trong đấy chỉ có 45.000 đồng là giá xăng, nhưng có đến 55.000 đồng là thuế phí các loại, chưa kể đến yếu tố chúng ta là một quốc gia xuất khẩu dầu hỏa,

– Nếu bạn chấp nhận như lẽ đương nhiên khi con cái bạn rời ghế nhà trường mà không thể kiếm được việc làm, hoặc đi làm nhưng không thích ứng được với công việc vì sự đào tạo kém cỏi của hệ thống giáo dục,

-…

Ảnh minh họa: Foreign Affairs

Những bài học lịch sử về Nga của Tập Cận Bình

Là con trai của một người có liên quan nhiều đến quan hệ giữa đất nước mình với Moscow, Tập Cận Bình hiểu rõ lịch sử. Lịch sử đã dạy cho ông bài học về những nguy hiểm của việc vội vàng liên kết lẫn việc thù địch toàn diện. Giờ đây, Tập muốn được hưởng lợi từ chiếc bánh – tiến đủ gần đến Nga để gây rắc rối cho phương Tây, nhưng không quá gần đến mức buộc Trung Quốc phải phân tách hoàn toàn.

Người dân sống dọc suối Prek Ta Hing nằm ở huyện Koh Thom, tỉnh Kandal, nơi sẽ được mở rộng khi kênh đào Funan Techo được xây dựng, chụp ngày 29 tháng 2 năm 2024. Ảnh: CamboJA/ Pring Samrang

Đồng bằng Sông Cửu Long đang chết

Tất cả báo chí chính thống trong nước đã im bặt, không nhắc một chữ nào tới kênh đào Techo Phù Nam nữa. Điều này cho thấy cho dù Campuchia là một nước nhỏ hơn ở bên cạnh Việt Nam, nhưng họ rất hiểu cách chống lại Việt Nam như thế nào.

Và như thế, tương lai u ám đang diễn ra. Đồng bằng Sông Cửu Long đang chết.

Nhà báo Huy Đức (Trương Huy San)

Ai xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của ai?

Không còn nghi ngờ gì, điều 331 Bộ luật Hình sự là điều luật nổi danh nhất trong hệ thống pháp luật nước ta hiện nay. Đã có nhiều ý kiến trên mạng đòi xóa bỏ điều luật này. Đáp lại bằng các bài viết đăng tải trên báo chính thống, “người tuyên giáo” đưa ra lập luận: Nhiều quốc gia khác cũng quy định tội danh này, không chỉ mình Việt Nam. Và họ đưa ra ba dẫn chứng…