Ðài Truyền Hình Na Uy Phỏng Vấn Ðại Diện Việt Tân tại Hà Nội

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Bản Tin Báo Chí Ngày 8 tháng 11, 2004

JPEG - 20.9 kb
Nữ ký giả Anne Fredrikstad đài truyền hình TV2, Na Uy tiếp xúc cô Tâm Anh

Nhằm mục đích giúp thế giới hiểu rõ về tình trạng cai trị độc đoán và tình trạng nhân quyền bị chà đạp thô bạo đằng sau những trang điểm bề ngoài của chế độ CSVN, chị Tâm Anh, đảng viên Việt Tân, Ủy Viên Thanh Niên Sinh Viên Hà Nội, đã bí mật gặp gỡ và trả lời cuộc phỏng vấn của nữ ký giả Anne Fredrikstad thuộc đài truyền hình quốc gia (*) TV2 của Na Uy.

TV2 là một trong những nhóm phóng viên Âu Châu tháp tùng phái đoàn Na Uy, do Quốc Vương Harald và Hoàng Hậu Sonja dẫn đầu đến viếng thăm Việt Nam từ ngày 1 đến ngày 6 tháng 11 năm 2004, để tường trình về chuyến đi và tìm hiểu rộng rãi hơn về xã hội Việt Nam ngày nay.

Một phần trích đoạn của cuộc phỏng vấn này đã được TV2 đưa vào phần tin tức tối ngày 1-11 tại Na Uy và các tối sau đó. Ðoạn phim của ngày 1-11 với phụ đề tiếng Việt hiện được đăng tại trang nhà www.viettan.org.

JPEG - 24 kb
Cô Tâm Anh, đảng viên Việt Tân, Ủy Viên Thanh Niên Sinh Viên Hà Nội, trả lời phỏng vấn của đài TV2, Na Uy

Một ngày sau khi TV2 trình chiếu đoạn phim, Ngoại Trưởng Na Uy, cùng đi trong phái đoàn, công bố trước báo chí rằng ông vừa chính thức đặt vấn đề nhân quyền, đặc biệt là quyền tự do tôn giáo, với Nhà Nước CSVN.

Chị Tâm Anh đề nghị một trong những phương cách hữu hiệu để tập trung sự chú ý của thế giới vào tình trạng nhân quyền tại Việt Nam là hãy trao giải Nobel Hòa Bình cho một trong những vị đã và đang cống hiến đời mình tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam.

Đính kèm dưới đây là bản chuyển ngữ của đoạn tin ngày 1-11-2004.

Ðặng Thanh Chi
Phát Ngôn Nhân Ðảng Việt Tân

Ghi chú: (*) chữ “đài truyền hình quốc gia TV2 của Na Uy” được dùng để mô tả đây là đài phát hình trên toàn quốc gia Na Uy và không ám chỉ là đài của chính phủ. Chúng tôi rất tiếc nếu từ ngữ này đã gây ra những ngộ nhận. (Việt Tân – 27/11/2004)


Xem video clip của Đài TV2, Na Uy phỏng vấn Ðại Diện Việt Tân tại Hà Nội


- Low resolution (1.6Mb)


- High resolution (5.8Mb)


Bản chuyển ngữ phần tin tức ngày 1-11-2004

* từ giây 00 đến 10
Xướng ngôn viên nam: Nhà Vua và Hoàng Hậu Na Uy bắt đầu vào ngày hôm nay, thứ Hai 01.11.2004, cuộc viếng thăm 5 ngày tại nước cộng sản Việt Nam, nơi mà các đảng phái chính trị khác đều bị cấm đoán.

* từ giây 10 đến 19
Xướng ngôn viên nữ: Đúng vậy. Nhưng vẫn có một đảng chính trị đối lập ngày càng lớn mạnh đang có những hoạt động bí mật trong nước. Đài truyền hình TV2 đã gặp gỡ một trong số những người vẫn đang liều mình trong nguy hiểm để mưu cầu dân chủ cho quê hương.

* giây 23 đến 31
(nhạc đệm cảnh các cụ già đang tập thể thao)
Xướng ngôn viên: Hà Nội, thủ đô Việt Nam, đang trổi mình thức dậy. Khắp mọi ngã đường và công viên, người dân Việt đang tập thể dục buổi sáng chuẩn bị cho một ngày mới.

* từ giây 31 đến 39
(nhạc đệm và cảnh vua Harald của Na Uy bắt tay Trần Đức Lương)
Xướng ngôn viên: Hôm nay là lần đầu tiên có chuyến viếng thăm chính thức của vương quốc Na Uy với quốc gia cộng sản Việt Nam

* từ giây 40 đến 49
Xướng ngôn viên: Chủ tịch nước Việt Nam ngỏ lời chào mừng và bày tỏ mong muốn gia tăng giao dịch, nhưng ông không nhắc gì đến mặt trái của chế độ: Chỉ duy nhất có đảng cộng sản được phép hoạt động.

* từ giây 49 đến 1’00
Phóng viên Fredrikstad: Vì thế mà tôi đã ngấm ngầm tìm đến một trong số ít nhân vật đã dám và chịu nói. Nhưng cô ấy và những người bạn cùng tổ chức đã rất lo lắng rằng tôi đang bị nhà cầm quyền theo dõi.

* từ 1’00 đến 1’17
Phóng viên Fredrikstad: Tôi được loan báo liên tục về các nơi chốn tôi sẽ đến, cũng như tôi phải làm cách nào để bảo vệ sự an toàn chung. Tôi cũng đã phải mua một thẻ SIM mới cho điện thoại di động của tôi để tránh bị truy ra dấu vết. Sau vài giờ đồng hồ, tôi được gặp một cô gái. Cô ấy nói rằng nếu tông tích cô bị lộ thì cô khó bảo toàn được tính mạng.

* từ 1’18 đến 1’27
Chị Tâm Anh (nói tiếng Anh): Tôi có thể bị bắt hay bị giết hại bất cứ lúc nào. Một số chiến hữu của chúng tôi từng bị bắt hay bị chết vì những tai nạn đầy bí ẩn.

* từ 1’28 đến 1’37
Phóng viên Fredrikstad: Cô xưng là TAM ANH. Cô là đảng viên của một đảng bị cấm hoạt động nhưng càng ngày càng lớn mạnh là Việt Tân. Cô tranh đấu đòi hỏi sự tự do ngôn luận.

* từ 1’38 đến 1’46
Chị Tâm Anh (nói tiếng Anh): Đảng cộng sản VN rất tồi tệ. Họ không đếm xỉa gì đến nhân quyền. Và họ tìm mọi cách để loại trừ những người không cùng chính kiến.

* từ 1’47 đến 1’54
Phụ đề của TV2: Việt Tân được sự hỗ trợ của người Việt tỵ nạn, kể cả người Việt tại Na Uy

Phóng viên Fredrikstad: và cô Tam Anh đã kêu gọi thế giới và phái đoàn Na Uy hãy chứng tỏ trách nhiệm của mình qua việc đòi hỏi dân chủ cho Việt Nam

* 1’55 – hết
Chị Tâm Anh (nói tiếng Anh): Nếu Việt Tân tiếp tục được sự hậu thuẫn của quốc tế và nếu một trong những nhà tranh đấu cho dân chủ tại Việt Nam nhận được giải Nobel Hòa Bình, tôi nghĩ Việt Nam sẽ có dân chủ rất sớm.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tình trạng đáng báo động, cán bộ nhà nước ngày càng giàu có, sống xa hoa bất thường so với mức lương nhận lãnh. Ảnh minh họa: FB Manh Dang

Có cần quan tâm đến thời cuộc hay không?

– Nếu bạn vẫn ung dung trả 100.000 đồng để mua xăng dù vẫn biết trong đấy chỉ có 45.000 đồng là giá xăng, nhưng có đến 55.000 đồng là thuế phí các loại, chưa kể đến yếu tố chúng ta là một quốc gia xuất khẩu dầu hỏa,

– Nếu bạn chấp nhận như lẽ đương nhiên khi con cái bạn rời ghế nhà trường mà không thể kiếm được việc làm, hoặc đi làm nhưng không thích ứng được với công việc vì sự đào tạo kém cỏi của hệ thống giáo dục,

-…

Ảnh minh họa: Foreign Affairs

Những bài học lịch sử về Nga của Tập Cận Bình

Là con trai của một người có liên quan nhiều đến quan hệ giữa đất nước mình với Moscow, Tập Cận Bình hiểu rõ lịch sử. Lịch sử đã dạy cho ông bài học về những nguy hiểm của việc vội vàng liên kết lẫn việc thù địch toàn diện. Giờ đây, Tập muốn được hưởng lợi từ chiếc bánh – tiến đủ gần đến Nga để gây rắc rối cho phương Tây, nhưng không quá gần đến mức buộc Trung Quốc phải phân tách hoàn toàn.

Người dân sống dọc suối Prek Ta Hing nằm ở huyện Koh Thom, tỉnh Kandal, nơi sẽ được mở rộng khi kênh đào Funan Techo được xây dựng, chụp ngày 29 tháng 2 năm 2024. Ảnh: CamboJA/ Pring Samrang

Đồng bằng Sông Cửu Long đang chết

Tất cả báo chí chính thống trong nước đã im bặt, không nhắc một chữ nào tới kênh đào Techo Phù Nam nữa. Điều này cho thấy cho dù Campuchia là một nước nhỏ hơn ở bên cạnh Việt Nam, nhưng họ rất hiểu cách chống lại Việt Nam như thế nào.

Và như thế, tương lai u ám đang diễn ra. Đồng bằng Sông Cửu Long đang chết.

Nhà báo Huy Đức (Trương Huy San)

Ai xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của ai?

Không còn nghi ngờ gì, điều 331 Bộ luật Hình sự là điều luật nổi danh nhất trong hệ thống pháp luật nước ta hiện nay. Đã có nhiều ý kiến trên mạng đòi xóa bỏ điều luật này. Đáp lại bằng các bài viết đăng tải trên báo chính thống, “người tuyên giáo” đưa ra lập luận: Nhiều quốc gia khác cũng quy định tội danh này, không chỉ mình Việt Nam. Và họ đưa ra ba dẫn chứng…