Dân chết vì khẩu hiệu

Phó Thủ Tướng CSVN Lê Minh Khái phát biểu chỉ đạo hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm tại trụ sở Bộ Tài Chính sáng ngày 16/7. Ảnh: Tổng Cục Thuế - Bộ Tài Chính
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trong đợt bùng phát lần thứ tư của đại dịch Covid-19 từ ngày 27 tháng Tư đến nay, số ca nhiễm trên cả nước cán mốc 6.000 ca nhiễm vào ngày Chủ Nhật,  18 tháng Bảy phải nói là kỷ lục. Vì thế mà Ban Chỉ Đạo Phòng Chống Covid-19 đã đề nghị “lockdown” 19 tỉnh, thành phía Nam và giới hạn việc di chuyển tại thành phố Hà Nội kể từ ngày 19 tháng Bảy. Hiện số ca nhiễm trên cả nước đã vượt qua con số 55.000 ca với 225 ca tử vong, cho thấy là tình hình dịch Covid-19 đang ở vào thời kỳ phức tạp với những diễn biến khó lường.

Những diễn biến phức tạp ấy không làm cho Phó Thủ Tướng Lê Minh Khái thấy được viễn cảnh u ám của hàng triệu người lao động nghèo của Thành Hồ đang vật vã với chén cơm manh áo hàng ngày. Tại hội nghị tổng kết 6 tháng đầu năm của Bộ Tài Chánh, ông Lê Minh Khái thản nhiên kêu gọi ngành tài chánh “phải lấy thắng lợi của công tác phòng chống dịch làm nền tảng vững chắc để khôi phục và vực dậy nền kinh tế.” Chỉ đạo cấp dưới trong bối cảnh kinh doanh, sản xuất đình trệ, ông Khái khẳng định Trung Ương, Bộ Chính Trị, Quốc Hội và chính phủ vẫn kiên định thực hiện “mục tiêu kép” đã đề ra.

Xem ra những loại kiên trì “mục tiêu kép,” vừa chống dịch vừa duy trì sản xuất lấy thành tích cho thấy các lãnh đạo CSVN chỉ biết trung thành với mệnh lệnh chính trị từ trung ương. Họ thích hô khẩu hiệu hơn bày tỏ sự quan tâm đến muôn vàn khó khăn đang bủa vây cuộc sống của người dân.

Ngay cả cái gọi là duy trì hoạt động sản xuất như hiện nay cũng chỉ để giúp chế độ khoe khoang thành tích là Việt Nam vẫn đạt tỷ lệ tăng trưởng cao trong thời kỳ “chống dịch như chống giặc.” Nhưng ai cũng biết nếu Việt Nam trong thời gian qua có tăng trưởng là hoàn toàn nhờ vào đầu tư ngoại quốc. Các công ty quốc doanh hay tư nhân thì làm gì có đủ khả năng duy trì sản xuất trong khi nhà nước không giúp một đồng nào như các gói hỗ trợ của các quốc gia phương Tây. Thực trạng cho thấy trong thời gian hơn một năm qua, hàng ngàn thậm chí hàng chục ngàn công ty có quy mô vừa và nhỏ đã đóng cửa, công nhân bị sa thải, gia đình lâm vào tình trạng thiếu đói trong 14 ngày áp dụng Chỉ Thị 16 như đang diễn ra ở Thành Hồ.

Điều nghịch lý là các quốc gia giàu có như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Âu Châu đã có những gói hỗ trợ hàng trăm, hàng ngàn tỷ Mỹ Kim giúp dân và doanh nghiệp sống còn trong thời đại dịch hoành, nhưng không một quốc gia nào đưa ra mệnh lệnh “duy trì sản xuất” mà chỉ cố gắng giúp để doanh nghiệp tồn tại chờ phục hồi sau dịch.

Trong khi ấy, CSVN cứ ra rả hô hào về “mục tiêu kép” như một lá bùa thiêng: Chống dịch và sản xuất, mà ai cũng biết trong tình trạng hiện nay, nếu có cố gắng tăng cung chính vì để phục vụ mức cầu của doanh nghiệp nước ngoài là chính. Bởi lẽ các quốc gia Tây phương nhất là Mỹ đang trên đà hồi phục nền kinh tế với nhu cầu tiêu thụ khá cao. Mục tiêu kép thực ra là một lối nói để che giấu sự bất tài của chế độ trong công tác chống dịch bệnh bằng những lời lẽ khoa trương.

Vì thế người viết đề nghị:

– Tất cả lãnh đạo đảng và chính phủ Việt Nam nên chấm dứt ngay trò hô khẩu hiệu theo kiểu phải kiên trì mục tiêu kép. Bởi vì nó hết sức lạc lõng và ngây ngô khi một nửa nước miền Nam đang đắm chìm trong những biện pháp phong tỏa gắt gao mà chưa biết tương lai sẽ ra sao sau hai tuần đóng cửa.

– Hãy tập trung vận động cho có vaccine đủ để tạo được miễn dịch cộng đồng trước khi nói đến chuyện phục hồi và phát triển kinh tế. Vì một khi người dân chưa miễn nhiễm với con virus Delta đang bùng phát và có thể tiếp tục lây lan ở diện rộng, hãng xưởng tiếp tục đóng cửa, công nhân tiếp tục mất việc chờ cứu trợ thì hô hào “mục tiêu kép” là lời hô hào suông, nói cho vui thôi!

Sau cùng, chính quyền nên để cho người dân có quyền cưu mang và giúp đỡ lẫn nhau trong tình đồng bào lá lành đùm lá rách. Đừng dùng những mệnh lệnh chính trị hay trở lại thời ngăn sông cấm chợ như đã thấy nhan nhản trên mạng xã hội. Chế độ phải biết hỗ thẹn trước những màn quỳ lạy, van xin của người dân với công an hay viên chức chính quyền.

Đừng để dân chết vì khẩu hiệu!

Phạm Nhật Bình

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.